Tiêu đề Di tích lịch sử đình – Miếu tĩnh luyện

Căn cứ vào tư liệu thần tích, thần sắc của làng Tĩnh Luyện, tổng Tĩnh Luyện, huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Yên ký hiệu: FQ4018/TT-TS lưu giữ tại Viện Thông tin - Khoa học Xã hội thì đình – miếu Tĩnh Luyện thờ 5 vị thần là:

 1. Vị thần Quý Minh (dân làng Tĩnh Luyện gọi là Minh Tự) – vị tướng tiên phong của Hùng Duệ Vương người đã có công giúp nhân dân ta giữ yên bờ cõi đất nước trước sự xâm chiếm của quân Thục.

 2. Vị thần Quý Lan Nương (dân làng Tĩnh Luyện gọi là Từ Hiền công chúa) – vị nữ tướng của Hai Bà Trưng có công đánh giặc Đông Hán những năm 40SCN.

 3. Ba vị: Đệ nhất, đệ nhị và đệ tam.

 

pptx17 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiêu đề Di tích lịch sử đình – Miếu tĩnh luyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOCuộc thi bài giảng e – learing với chủ đề “Dư địa chí Việt Nam”Tiêu Đề:Di Tích Lịch Sử Đình – Miếu Tĩnh LuyệnNhóm giáo viên trường Tiểu học Đồng Tĩnh BEmail: phamthihanh.gvthdongtinhb@vinhphuc.edu.vnĐiện thoại: 0972.507.151Trường Tiểu học Đồng Tĩnh BHuyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh PhúcTháng 5/2014QUỸ LAWRENCE S.TINGĐường đi đến di tíchĐình Tĩnh LuyệnMiếu Tĩnh LuyệnĐình – Miếu Tĩnh LuyệnĐình Tĩnh Luyện Sự kiện, nhân vật lịch sử và thuộc tính của di tích. Căn cứ vào tư liệu thần tích, thần sắc của làng Tĩnh Luyện, tổng Tĩnh Luyện, huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Yên ký hiệu: FQ4018/TT-TS lưu giữ tại Viện Thông tin - Khoa học Xã hội thì đình – miếu Tĩnh Luyện thờ 5 vị thần là: 1. Vị thần Quý Minh (dân làng Tĩnh Luyện gọi là Minh Tự) – vị tướng tiên phong của Hùng Duệ Vương người đã có công giúp nhân dân ta giữ yên bờ cõi đất nước trước sự xâm chiếm của quân Thục. 2. Vị thần Quý Lan Nương (dân làng Tĩnh Luyện gọi là Từ Hiền công chúa) – vị nữ tướng của Hai Bà Trưng có công đánh giặc Đông Hán những năm 40SCN. 3. Ba vị: Đệ nhất, đệ nhị và đệ tam. Vào thời Hùng Vương thứ 18 nước tên là Văn Lang. Có hai vợ chồng sinh một bọc được hai con trai tướng mạo đẹp đẽ thiên tính thông minh và đặt tên là Cao Sơn và Quý Minh. Cao Sơn và Quý Minh là hai hiền thần văn võ song toàn được vua phong cho làm chỉ huy sứ Tả tướng quốc và Hữu tướng quốc. Quân Thục xâm chiếm bờ cõi nước ta, Quý Minh được lệnh tiến quân tới đạo phía Bắc đánh một trận lớn, chém được chính tướng, tỳ tướng giặc. Quân Thục đại bại, từ đó thiên hạ thái bình, quốc gia vô sự. Đến mùa đông, ngày 10 tháng 10, hai ông Cao Sơn và Quý Minh đang ngồi trong cung thì tự nhiên trời đất trấn động, một đám mây xuất hiện giữa cung, hai ông liền theo đám mây ấy bay về trời – tức hóa vậy. Được tin hai ông đã hóa, Hùng Duệ Vương thương tiếc lệnh cho dân các trang thuộc các đạo, các châu nào đã xin là thần tử của hai ông (Quý Minh, Cao Sơn) thì được lập miếu thờ. Đình – Miếu Tĩnh Luyện được lập nên trong điều kiện đó. Vị thần Quý MinhVị thần Quý Minh Ở động Long Châu huyện Chí Linh có ông Hồ Nguyên - Trần Ý, gia thế giàu sang, làm việc nhân nghĩa. Ông bà đi chu du thiên hạ, khi đến trang Thản Sơn, thấy địa thế sơn thuỷ hữu tình bèn ở lại. Cũng tại đây, sau 13 tháng mang thai, bà vợ đã sinh hạ một con gái đặt tên là Quế Lan Nương. Lan Nương là cô gái xinh tươi, khôi ngô tuấn tú tựa nam nhi, học vấn tinh thông, giỏi đường võ nghệ, mọi người đều kính phục. Sau khi đánh tan quân Tô Định, Bà Trưng Trắc lên ngôi vua, Quế Lan Nương được phong thực ấp ở huyện Lập Thạch. Khi ấy, quân Hán tiến đến Lạng Sơn, Trưng Vương đem quân đánh chặn chưa phân thắng bại. Bị giặc bao vây, tự lựa sức mình không thoát, Lan Nương tự vẫn ở đất Thản Sơn để giữ vững khí tiết. Về sau nhân dân quanh vùng lập miếu, đền, đình phụng thờ, để ghi nhớ công đức của Quế Lan Nương, trong đó có dân làng Tĩnh Luyện.Vị thần Quế Lan NươngVị thần Quế Lan NươngBa vị đệ nhất, đệ nhị và đệ tam Theo cuốn thần tích – thần sắc sao tại viện Thông tin khoa học xã hội ký hiệu: FQ4018/TT-TS, làng Tĩnh Luyện, tổng Tĩnh Luyện, huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Yên chỉ còn ghi lại mỹ tự của ba vị thần này là: Đệ nhất thiên quan Dực vận đại vương. Đệ nhị thiên quan Phù vệ đại vương. Đệ tam thiên quan Linh hiển đại vương. Miếu Tĩnh Luyện Cũng như đình, đến nay không còn tài liệu nào nói đến niên đại và việc xây dựng miếu. Miếu được làm theo hướng Tây Nam, phía trước là ba cây đa cổ thụ toả bóng xum xuê tạo nên không gian tĩnh mịch, thâm nghiêm. Qua sân gạch khoảng 50m là đến miếu, mặt bằng xây dựng theo hình chữ “Đinh”, gồm 3 gian tiền tế và 1 gian hậu cung. Phía trước miếu mở ba cửa, tạo thành ba lối ra vào cho nhân dân và khách thập phương đến làm lễ. Miếu Tĩnh LuyệnPhong tục, lễ hội truyền thốngPhong tục lễ hội truyền thống Làng Tĩnh Luyện xã Đồng Tĩnh tổ chức lễ hội vào mùa xuân để nhân dân trong làng đến tỏ lòng thành kính với Thành hoàng, đồng thời là dịp thu hút con cháu về đây tụ hội vui xuân. Làng Tĩnh Luyện tổ chức tiệc làng ở đình như sau: Ngày mồng 8 tháng Giêng (âm lịch): Ngày tiệc lệ Ngày mồng 10 tháng Hai (âm lịch): Ngày hóa thánh Ngày 25 tháng Tư (âm lịch): Ngày hạ điền Ngày 14 tháng Bảy (âm lịch): Ngày thượng điền Ngày mồng 10 tháng Mười một (âm lịch): Ngày sinh thánh Ngày 25 tháng Mười hai (âm lịch): Ngày phong mãPhong tục, lễ hội truyền thốngDi tích mãi được lưu truyềnĐình Tĩnh LuyệnMiếu Tĩnh LuyệnTÀI LIỆU THAM KHẢO - Sổ hương ước xã Tĩnh Luyện – tổng Tĩnh Luyện – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Yên. - Lý lịch di tích Đình - Miếu Tĩnh Luyện.

File đính kèm:

  • pptxDi tich LS dinh Mieu Tinh Luyen huyen Tam Duong.pptx
Bài giảng liên quan