Tiểu luận Ảnh hưởng của các điều kiện sinh thái tới năng suất và chất lượng chè

Cây chè (Camellia sinensis) có nguồn gốc từ vùng khí hậu rừng á nhiệt đới, nó chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện sinh thái trong quá trình sống. Nắm vững những yêu cầu cụ thể về sinh thái cũng như khả năng thích ứng của cây chè với điều kiện tự nhiên, là một trong những cơ sở khoa học để xác định những biện pháp kỹ thuật trồng trọt thích hợp.

 

ppt20 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của các điều kiện sinh thái tới năng suất và chất lượng chè, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 GV hướng dẫn: Hà Thị Thanh Đoàn Thực hiện: Nhóm 01Ảnh hưởng của các điều kiện sinh thái tới năng suất và chất lượng chèBài tiểu luậnNội dung báo cáoCây chè (Camellia sinensis) có nguồn gốc từ vùng khí hậu rừng á nhiệt đới, nó chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện sinh thái trong quá trình sống. Nắm vững những yêu cầu cụ thể về sinh thái cũng như khả năng thích ứng của cây chè với điều kiện tự nhiên, là một trong những cơ sở khoa học để xác định những biện pháp kỹ thuật trồng trọt thích hợp.I. Đặt vấn đề		Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu sơ bộ về: “Ảnh hưởng của điều kiện sinh thái đến năng suất và chất lượng chè”.1. Điều kiện khí hậu Các điều kiện khí hậu có ảnh hưởng lớn nhất đến sinh trưởng, phát triển của cây chè là: Nhiệt độ và độ ẩm. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy: 	Nhiệt độ bình quân thích hợp nhất cho chè: 15 – 250 C	Tổng nhiệt độ hàng năm 80000 C.	Lượng mưa bình quân hàng năm 1500 – 2000 mm.	Ẩm độ không khí: 80 – 85 %	Độ ẩm đất: 70 – 80 %II. Nội dung1.1 Lượng mưa và độ ẩm không khíHàm lượng nước trong bộ rễ chè là 48 – 54,5%, trong thân cành là 74 – 76% và lá cá (74%). Hàm lượng nước còn phụ thuộc vào giống, mùa vụ và thời gian trong năm.Chè là loại cây ưa ẩm, là cây thu hoạch búp, lá non, nên càng cần nhiều nước và vấn đề cung cấp nước cho quá trình sinh trưởng của cây chè lại càng quan trọng hơn.Yêu cầu tổng lượng nước mưa bình quân trong một năm đối với cây chè khoảng 1.500 mm và mưa phân bố đều trong các tháng. Bình quân lượng mưa của các tháng trong thời kỳ chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100 mm, nếu nhỏ hơn 100 mm chè sinh trưởng không tốt. Mưa còn ảnh hưởng đến chất lượng chè, chè đông xuân có chất lượng cao, chè vụ thu có chất lượng thấp. Nước có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phẩm chất chè. Khi cung cấp đủ nước, cây chè sinh trưởng tốt, lá to mềm, búp non và phẩm chất có xu hướng tăng lên. Chè yêu cầu độ ẩm không khí cao, trong suốt thời kỳ sinh trưởng độ ẩm không khí thích hợp là vào khoảng 85%. Thiếu nước, độ ẩm không khí và độ ẩm của đất không đủ thì sức sinh trưởng của búp sẽ yếu, lá trở nên dày và cứng, hình thành nhiều búp mù, phẩm chất kém. Lượng mưa và phân bố lượng mưa của một nơi có quan hệ trực tiếp tới thời gian sinh trưởng và mùa thu hoạch chè dài hay ngắn, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cao hay thấp.  Bảng 1: Quan hệ giữa lượng mưa và sự phân bố sản lượng búp chè (Tài liệu của trại thí nghiệm chè Phú Hộ)Tháng1 - 23 - 4567891011 - 12Sản lượng chè trong năm(%)0,397,2 – 5,3410,3514,7416,6613,2216,5010,604,06Lượng mưa tháng5050 – 100>100Vụ thu hoạch chè chủ yếu50Bảng 2: So sánh một vài chỉ tiêu sinh hóa chủ yếu của búp chè có tưới 	và không tưới nước trên các nền đốn khác nhau(Nguyễn Ngọc Kính 1970 -1973)Loại hình đốnCó tưới nướcKhông tưới nướcTanin (%)Hòa tan (96)Tanin (%)Hòa tan (96)Đốn phớt nhẹĐốn phớtĐốn đau24,5823,6121,2340.038,7536,9823,3622,1319,4136,8736,0834,431.2 Điều kiện nhiệt độ không khí	 Để sinh trưởng phát triển tốt, cây chè yêu cầu một phạm vi độ nhiệt nhất định. Theo nghiên cứu của Kvaraxkhêlia (1950) và Trang Vãn Phương (1956) 	Cây chè bắt đầu sinh trưởng khi độ nhiệt trên 10oC.	 Độ nhiệt bình quân hàng năm để cây chè sinh trưởng phát triển bình thường là 12,5oC và sinh trưởng tốt trong phạm vi 15 - 23oC. 	Cây chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm 3.500 - 4.000oC. Độ nhiệt tối thấp tuyệt đối mà cây có thể chịu đựng được thay đổi tùy theo giống, có thể từ -5oC đến -25oC hoặc thấp hơn.	Nghiên cứu của Trường Đại học Nông nghiệp Chiết Giang: 	Độ nhiệt thích hợp đối với cây chè là 20 - 30oC, nếu độ nhiệt tăng dần, thì tác dụng xúc tiến việc hình thành và tích lũy tanin trong lá chè biểu hiện rất rõ rệt. 	Độ nhiệt quá thấp hoặc quá cao đều giảm thấp việc tích lũy tanin. Độ > 35oC thì quá trình tích lũy tanin bị ức chế và nếu độ nhiệt trên 35oC kéo dài liên tục, chè sẽ bị cháy lá. Ngược lại khi độ nhiệt giảm thấp sẽ dẫn đến một loạt biến đổi về cơ năng sinh lý thành phần hóa học của búp chè, ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng của cây và phẩm chất búp. Độ nhiệt thấp và khô hạn là nguyên nhân hình thành nhiều búp mù.	Độ nhiệt là một trong những nhân tố chủ yếu chi phối sự sinh trưởng của búp và quyết định thời gian thu hoạch búp trong chu kỳ một năm. 	 Bảng 3: Ảnh hưởng của độ nhiệt đến thời gian thu hoạch búpVùngĐộ cao so vớimặt biển (m)Vĩ tuyếnbắcNhiệt độ trung bình (oC)Thời gian thuhoạch búp (tháng)Tháng 1Tháng 6Pô chi (Liên Xô) Tocklai (Ấn Độ)Phú Hộ (Vĩnh Phú)Karicho (Kênia)08730180042312208161817232828175 - 68 - 910121.3 Điều kiện ánh sáng	 	Cây chè ở vùng nguyên sản sinh sống dưới tán rừng rậm, do vậy có tính chịu bóng rất lớn, nó tiến hành quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ. ánh sáng trực xạ trong điều kiện độ nhiệt không khí cao, không có lợi cho quang hợp và sinh trưởng của chè. 	 Yêu cầu của cây chè đối với ánh sáng cũng thay đổi tùy theo tuổi cây và giống. Chè ở thời kỳ cây con yêu cầu ánh sáng ít hơn, cho nên ở vườn ươm, người ta thường che râm để đạt tỷ lệ sống cao và cây sinh trưởng nhanh. Giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn giống chè nhỏ.	Các điều kiện chiếu sáng khác nhau có ảnh hưởng đến cấu tạo của lá và thành phần hóa học của chúng. Bảng 4: Sự biến đổi thành phần hóa học của búp chè trong điều kiện có che râm (% chất khô) (% chất khô)Thời gianNgày 30 - 4Ngày 26 - 5Công thức thí nghiệm Công thức thí nghiệm Thành phần sinh hóa Che râmKhông che râmChe râmKhông che râmTaninCafeinN tổng số10,034,627,0512,753,766,038,113,435,848,282,784,22	Cây chè được che bóng râm, hàm lượng các vật chất có đạm (cafein, N tổng số, protein...) trong búp và lá tăng lên và tích lũy nhiều hơn; các chất không có N (tanin, gluxit...) lại có chiều hướng giảm xuống. Sự giảm thấp tanin, gluxit... và tăng hàm lượng các vật chất có đạm trong lá chè ở một mức độ nhất định thường có lợi cho phẩm chất chè xanh và không có lợi cho phẩm chất chè đen. Vì vậy, trồng cây bóng mát cho chè thường áp dụng cho những vùng trồng chè sản xuất nguyên liệu để chế biến chè xanh.	Ánh sáng tán xạ ở những vùng núi cao có tác dụng tốt đến phẩm chất chè hơn ánh sáng trực xạ. Sương mù nhiều, ẩm ướt và nhiệt độ thấp ở vùng núi cao là nơi sản xuất chè chất lượng cao trên thế giới.2.Điều kiện đất đai	Chè yêu cầu về đất không nghiêm khắc lắm, nhưng để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước.	Độ pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 6,0.	Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường	 	 Phẩm chất do nhiều yếu tố quyết định và tác dụng một cách tổng hợp. Song trong những điều kiện nhất định thì điều kiện dinh dưỡng của đất có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất.	 Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy: chè sinh trưởng trên loại đất pha cát, nhiều mùn, thích hợp cho việc chế biến chè xanh: mùi vị hương của chè thành phẩm đều tốt. Chè trồng trên đất nặng màu vàng thì có vị đắng và nước có màu vàng. Chè trồng trên đất xấu hương không thơm, vị nhạt và chất hòa tan ít.Quan hệ giữa đất và phẩm chất chè rất phức tạp.3. Độ cao và địa hình	 	Địa hình và địa thế có ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng và chất lượng chè. Thực tiễn ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cho thấy: chè không trồng trên núi cao có hương thơm và mùi vị tốt hơn chè trồng ở vùng thấp và đồng bằng. Kinh nghiệm nhận thấy chè được chế biến từ nguyên liệu ở núi cao Xrilanca có mùi thơm của hoa mà hương vị đó không thể có được trong chè trồng ở khu vực thấp. 	Nhiều tác giả ở Liên Xô Kharabava, Đjêmukhatze đã xác định chè trồng ở nơi có địa thế càng cao hơn mặt biển (trong một chừng mực nhất định) thì khuynh hướng tạo thành và tích lũy tanin càng lớn.	Bảng 5: Ảnh hưởng của độ cao so với mặt biển tới hàm lượng tanin trong búp chèAaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa	 Chất lượng chè ở vùng cao tốt nhưng về sinh trưởng thường kém hơn ở vùng thấp. Hướng dốc có ảnh hưởng đến khả năng tích lũy vật chất trong chè. 	Ở độ vĩ càng cao phẩm chất và sản lượng chè càng có xu hướng giảm thấp. Do độ nhiệt thấp, độ ẩm thấp và ngày dài đã ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng và tích lũy vật chất trong cây chè.Độ cao so với mặt biển (m)375113130150260Hàm lượng tannin (%)23,2823,2824,9625,225,6626,06III. Kết luận	Tóm lại: Điều kiện sinh thái có ảnh vai trò tác động vô cùng to lớn tới năng suất và chất lượng chè. Việc nắm bắt được các yêu cầu cụ thể của cây chè với các điều kiện sinh thái đó để từ đó đưa ra những biện pháp tác động phù hợp là vô cùng cần thiết. Đó chính là nội dung mà nhóm chúng tôi hướng tới qua bài báo cáo này. 	Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • pptAnh huong cua dieu kien sinh thai toi nang suat vachat luong che.ppt
Bài giảng liên quan