Tiểu luận Bệnh ung thư

Mục lục:

I. Khái quát về bệnh ung thư 2

I.1. Định nghĩa ung thư 2

I.2 Nguyên nhân gây bệnh ung thư 2

I.3 Dấu hiệu và triệu chứng gây bệnh 2

II. Cơ chế gây bệnh ung thư 3

II.1. Nguồn gốc của ung thư 3

II.2. Bệnh học phân tử 3

II.3. Hình thái học 6

II.4. Đặc điểm di truyền 7

II.5. Môi trường và chế độ ăn uống 8

III.Các phương pháp điều trị 8

III.1. Phẫu thuật 8

III.2. Hóa trị liệu 9

III.3. Hóa trị liệu là điều 9

III.4. Miễn dịch trị liệu 10

III.5. Xạ trị liệu 10

III.6. Ức chế nội tiết tố 10

III.7. Kiểm soát triệu chứng 10

III.8. Các thử nghiệm điều trị 10

IV.Nguy cơ gây bệnh ung thư 11

IV.1. Khuynh hướng gen học 11

IV.2. Phơi nhiễm với hormone estrogen (ở phụ nữ) 11

IV. 3. Bức xạ ion hóa 12

IV. 4. Bức xạ tia cực tím 12

IV. 5. Khói thuốc lá 12

IV. 6. Rượu 13

IV. 7. Ăn uống không lành mạnh 13

IV. 8. Những gốc tự do 13

IV.9. Thực phẩm gây bệnh ung thư 13

IV.10. Ảnh hưởng của môi trường tại Việt Nam đến bệnh ung thư 14

V.Dinh dưỡng cho người bị ung thư trong quá trình điều trị 16

V.1. Cơ chế quá trình suy kiệt ở bệnh nhân ung thư 16

V.2. Những khó khăn của bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị 18

V.3. Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư 25

VI. Biện pháp dinh dưỡng cho một số bệnh ung thư 30

VI.1. Ung thư thực quản 30

VI.2. Ung thư dạ dày 30

VI.3. Ung thư gan 31

VI.4. Ung thư phổi 32

Tài liệu tham khảo 34

 

doc34 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 3744 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Bệnh ung thư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 hiện gầy sút, thậm chí nôn ra chất lỏng, hàm lượng retinol (vitamin A), β- carotene, vitamin B6, vitamin C và các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, molipden, selen trong máu giảm, lượng vitamin B1, B2 thải ra trong nước tiểu giảm. 
	Biện pháp dinh dưỡng chủ yếu để phòng ngừa ung thư thực quản của người dân ở các vùng có tỷ lệ phát bệnh cao là: cơ cấu bữa ăn hợp lý, cung cấp chất dưỡng cân đối, tăng lên một cách hợp lí lượng cung cấp protein trên cơ sở đảm bảo lượng cung cấp bình thường về năng lượng, ăn nhiều cá, thịt, trứng tươi, chế phẩm sữa, sữa đậu nành,chế phẩm đậu và rau tươi, trái cây, rau câu, táo đỏ,ít ăn thức ăn chua, không ăn thức ăn mốc, lên men. Với những người có biến chứng tiền ung thư như biểu mô niêm mạc thực quản tăng sinh không điển hình (tăng sinh dị hình), mỗi ngày nên uống 7.5mg vitamin A đương lượng retinol, vitamin B2 10mg, vitamin C 300mg, canxi 800g, sắt 12mg, kẽm 30 mg. Uống cho đến khi bệnh tình thuyên giảm thì mới chuyển sang chế độ ăn dự phòng nói trên.
	Với các bệnh nhân trị liệu bằng phẩu thuật, lượng nhu cầu về năng lượng mỗi ngày trước phẫu thuật là cân nặng lý tưởng (kg) x 210 kJ (50 kcal), lượng nhu cầu về protein là cân nặng lí tưởng (kg) x 2g, đồng thời cần cung cấp thêm vitamin A, B1, B2, B6, B12, C, canxi và các nguyên tố vi lượng sắt, kẽm, lượng này gấp 2 – 3 lần lượng cung cấp bình thường, nên phối chế thành thức ăn được bệnh nhân ưa thích, để giúp ích cho việc khôi phục trạng thái dinh dưỡng tốt cho cơ thể, tranh thủ phẫu thuật ngay trong giai đoạn đầu, sau khi phẫu thuật cần tiếp tục căn cứ theo nhu cầu về chất dinh dưỡng nói trên, ăn các thức ăn lỏng hoặc sền sệt đồng thời phối hợp với truyền qua tĩnh mạch để bổ sung chất dinh dưỡng rồi mới dần dần chuyển qua ăn các thức ăn mềm và chế độ ăn cân đối thông thường.
VI.2. Ung thư dạ dày:
Một trong những khối u ác tính thường gặp nhất ở Trung Quốc. Nam phát bệnh nhiều hơn nữ 2.1 lần, độ tuổi thường sau 35 tuổi, tỷ lệ phát bệnh trên 45 tuổi đi lên theo đường thẳng. Vị trí gặp nhiều là ở hốc dạ dày môn vị, bờ cong nhỏ của dạ dày và thân dạ dày. Triệu chứng có đau bụng trên, khó chịu, có cảm giác tức chướng, nhanh no (khi đói vừa ăn đã thấy no), ăn không ngon miệng, gầy sút, giảm cân, buồn nôn, ói mửa và đại tiện có huyết ẩn dương tính. Sự phát bệnh ung thư dạ dày có liên quan chặt chẽ tới nhân tố dinh dưỡng trong ăn uống. Các nghiên cứu về bệnh học dịch tễ cho thấy ở người có điều kiện kinh tế tốt, chi phí bình quân cho ăn uống cao thì tỷ lệ phát bệnh ung thư dạ dày thấp. Các nhân tố có nguy cơ ung thư dạ dày là thường xuyên ăn các thức ăn muối (như thịt muối, cá muối, rau muối, mắm tôm,), các thức ăn hun khói, đồ ăn cứng, đồ ăn nóng, đồ ăn nhanh, ăn uống không đúng giờ, uống rượu mạnh, hút nhiều thuốc lá (nhiều trên 20 điếu/ngày), tinh thần bị kích thích quá mạnh, hoặc hay sinh sựCòn nếu thường xuyên ăn rau màu xanh, vàng tươi,thì là nhân tố mang tính bảo vệ. Về nguyên nhân gây ung thư dạ dày đến nay vẫn chưa được làm rõ, phần lớn các nhà khoa học cho là có liên quan đến hợp chất N-nitrozo, hợp chất này chủ yếu được tổng hợp trong dạ dày, căn cứ vào các kết cấu khác nhau mà chia thành nitrozamin và notroxylamin loại sau là chất trực tiếp không cần phải chuyển hóa qua gan, có thể gây ung thư dạ dày ngay trong dạ dày. Khi các sản phẩm phân hủy protein trong dạ dày là amin bậc hai và muối nitrit cùng đồng thời tồn tại, thì dễ hợp thành nitrozamin và nitroxylamin trong nhóm gốc amin bậc hai nếu cosaxylamino thì chất hợp thành sẽ là nitroxylamin. Amin bậc hai có nguồn gốc từ sản phẩm phân hủy protein, thức ăn cứng không tươi, như thịt ngâm muối, cá muối, cá khô, Thì hàm lượng amin bậc hai trong đó càng nhiều. Nitrit sẽ được hình thành từ rau không tươi hoặc rau nấu chín để qua đêm, chất nitrit trong đó sẽ bị vi khuẩn khử. Những bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn do trong dạ dày có các vi khuẩn nitrir hóa nhiều chất nitrat bị oxy hóa – khử thành nitrit cũng nhiều. Amin bậc hai và nitrit càng nhiều thì nitroxylamin sản sinh ra càng nhiều.
	Có một số chất sẽ ảnh hưởng đến sự hợp thành nitroxylamin. Nếu khi lượng protein đưa vào tương đối nhiều, thì độ axit bazo trong dạ dày sẽ biến đổi , làm giảm sự tổng hợp nên nitroxylamin đồng thời tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, giúp ích cho việc phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gia tăng protein niêm dịch dạ dày, giảm thiểu tác dụng của các chất gây ung thư đối với niêm mạc dạ dày. Vì thế, sữa bò, sữa đậu nành và chế phẩm từ đậu có tác dụng bảo vệ đối với niêm mạc dạ dày, vitamin A và β-caroten có khả năng ức chế sự sinh trưởng của tế bào
VI.3. Ung thư gan:
Một trong những khối u ác tính thường gặp nhất ở Trung Quốc. Ung thư gan có hai loại: là nguyên phát và thứ phát, loại đầu là khối u nguyên phát ở gan, loại sau là ung thư do các tế bào ung thư nguyên phát ở các vị trí trên cơ thể, qua tuần hoàn máu vào gan sinh trưởng dẫn đến. Nam phát bệnh nhiều hơn nũ gấp 2,59 lần, phần lớn ở độ tuổi sau 30 tuổi.
Triệu chứng có chán ăn, bụng chướm buồn nôn, toàn thân mệt mỏi, gầy sút, thiếu máu tăng tiến đau liên tục hoặc đau từng cơn ở vùng gan, gan sưng, cứng chắc, bề mặt không nhẵn, tràn dịch màng bụngkiểm tra miễn dịch học huyết thanh thấy fetuin A dương tính, kiểm tra sóng siêu âm gan, cắt lớp chất đồng vị phóng xạ, chụp lớp X quang (CT) và làm sinh thiết mô gan sẽ chẩn đoán được chính xác.
	Nguyên nhân của ung thư gan nguyên phát vẫn chưa được làm rõ, được cho là có liên quan đến nhiễm virut viêm gan B, caftatoxin, nitrozamin và các chất hữu cơ clorua trong nguồn nước. Trạng thái dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng quan trọng đến việc phát triển của ung thư gan.
	Các biện phát phòng chữa bằng dinh dưỡng chủ yếu có:
Trên cơ sở chế độ ăn cân đối, tăng thêm tỷ lệ protein và giảm bớt tỉ lệ lipit đưa vào cho thỏa đáng.
Ở những vùng phát triển ung thư gan cao, sẽ tiến hành phòng ngừa bằng việc bổ sung thêm selen, mỗi ngày cùng cấp selen 0,10-0,2mg.
Vitamin B2 là loại coenzim quan trọng gan, có thể thúc đẩy hấp thụ của tế bào gan, duy trì chức năng sinh lý bình thường, khi bị thiếu sẽ dẫn đến ung thư gan.
Cung cấp đầy đủ β-caroten, vitamin A, E và C, sẽ có tác dụng bảo vệ gan, lượng cung cấp mỗi ngày nên tăng gấp 2-3 lần lượng cung cấp bình thường.
Với những bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật ngoài việc chú ý tăng cường cung cấp protein , còn cần tăng thêm các chất dinh dưỡng nói trên.
VI.4. Ung thư phổi:
	Một trong những loại ung thư ác tính thường gặp ở Trung Quốc, có 2 loại nguyên phát và thứ phát, ở thành phố nhiều hơn nông thôn, thành phố lớn nhiều hơn thành phố nhỏ. Nam phát sinh nhiều gấp 2,13 lần so với Nữ, phần nhiều ở độ tuổi sau 35 tuổi.
	Triệu chứng: sốt, ho, ho đờm nhím hoặc đờm mủ, ho máu, đau ngực, toàn thân mệt mỏi, kém ăn, gầy sút
Nguyên nhân: 
Ô nhiễm môi trường khói thuốc và khí quản là nhân tố gây ung thư nguy hiểm
Môi trường không khí trong phòng bị ô nhiễm khói trong quá trình nấu nướng là nguyên nhân gấy ung thư ở nữ giới
Các biện phát phòng chữa bằng dinh dưỡng chủ yếu có:
Với những người có nguy cơ ung thư phổi cao (ở độ tuổi trên 35) thêm lượng vitamin A đưa vào mỗi ngày nên cung cấp 1,5mg đương lượng retinol.
Bổ sung β- cartoten ngoài việc có thể chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể ra, bản thân nó vẫn có tác dụng chống oxy hóa, có khả năng loại bỏ được các peoxit và epoxit có tác dụng gây ung thư và làm tổn hại đến axit deoxyribonucleic tế bào vì thế có tác dụng ngừa được ung thư, hơn nữa khi dùng với liều lượng cao, cũng không có độc tính, có thể thấm qua màng tế bào, có tác dụng chống oxy hóa trong tế bào, từ đó phòng ngừa được ung thư. Mỗi ngày cung cấp 10-15mg.
Vitamin E và C có tác dụng chống oxy hóa, mỗi ngày nên cung cấp vitamin E 30-60mg, vitamin C 0,6-1,0mg.
Nguyên tố vi lượng selen có tác dụng chống các gốc oxy tự do, mỗi ngày nên cung cấp 0,1- 0,2 mg, nếu có thể cung cấp dưới dạng men selen, đồng thời bổ sung thêm cả vitamin B1, B2 và axit folic (B9).
Bệnh nhân trước và sau khi phẩu thuật , hoặc đang tiếp nhận phóng xạ, trị liệu bằng hóa chất thì ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng protein ra, đồng thời cần bổ sung cả các chất dinh dưỡng nói trên.
Tài liệu tham khảo
Bauer J & Capra S. Intensive nutrition intervention improves outcomes in patients with cancer cachexia receiving chemotherapy – a pilot study. Supportive Care Cancer 2005;13:270-274 
Bauer J, Capra S, Davies PSW. Estimation of total body water from foot to foot bioelectrical impedance analysis in patients with cancer cachexia – agreement between prediction methods and deuterium oxide dilution. Accepted 2005- J Hum Nutr Dietet
H J Smith, N A Greenberg and M J Tisdale. Effect of eicosapentaenoic acid, protein and amino acids on protein synthesis and degradation in skeletal muscle of cachectic mice. British Journal of Cancer (2004) 91, 408–412
Jeannine Bachmann1, Knut Ketterer, Christiane Marsch, Kerstin Fechtner,Holger Krakowski-Roosen, Markus W Büchler, Helmut Friess1 and Marc E Martignoni. Pancreatic cancerrelated cachexia: influence on metabolism and correlation to weight loss and pulmonary function. BMC Cancer 2009, 9:255
Kern KA, Norton JA. Cancer cachexia. JPEN 1988;12:286-98.
Ollenschlager, G., Thomas, W., Konkol, K., Diehl, V., & Roth, E. Nutritional behaviour and quality of life during oncological polychemotherapy: results of a prospective study on the efficacy of oral nutrition therapy in patients with acute leukaemia. European Journal of Clinical Investigation, 1991;22: 546-53.
Palomares MR, Sayre JW, Shekar KC, Lillington LM, Chlebowski R. Gender influence of weight-loss pattern and survival of nonsmall cell lung carcinoma patients. Cancer 1996;78:2119-26.
Tisdale M. J., Beck S. A. Inhibition of tumour-induced lipolysis in vitro and cachexia and tumour growth in vivo by eicosapentaenoic acid. Biochem. Pharmacol. 1991; 41:103-107
Wigmore SJ, Ross JA, Falconer JS, Plester CE, Tisdale MJ, Carter DC, Fearon KC. The effect of polyunsaturated fatty acids on the progress of cachexia in patients with pancreatic cancer.Nutrition 1996; 12(Suppl 1):27-30

File đính kèm:

  • doctieu luan.doc
Bài giảng liên quan