Tiểu luận Hormone tăng trưởng

MỤC LỤC

 Trang

LỜI CẢM ƠN ii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN iii

LỜI MỞ ĐẦU iv

MỤC LỤC v

CHƯƠNG I – ĐỊNH NGHĨA, BẢN CHẤT VÀ PHÂN LOẠI HORMONE 5

 1.1. Định nghĩa hormone 5

 1.2. Phân loại và bản chất hóa học 5

 1.3. Các tuyến bài tiết chính của cơ thể 5

CHƯƠNG II - CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA BÀI TIẾT HORMONE 7

 2.1. Khái niệm về sự kiểm soát ngược 7

 2.1.1. Khái niệm 7

 2.1.2. Trục vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến giáp 8

 2.1.3. Trục vùng dưới đồi – tuyến yên và vỏ thượng thận 9

 2.2. Điều hòa theo nhịp sinh học và bằng các chất truyền đạt thần kinh 9

CHƯƠNG III – VÙNG DƯỚI ĐỒI 10

 3.1 Phức hợp vùng dưới đồi – tuyến yên 10

 3.2. Các hormone vùng dưới đồi 10

 3.3. Điều hòa bài tiết các hormone giải phóng và ức chế 11

 3.4. Các hormone khác 12

CHƯƠNG IV – TUYẾN YÊN 13

 4.1. Thùy trước tuyến yên và các hormone của nó 13

 4.1.1 Hormone phát triển cơ thể - GH (hGH) 13

 4.1.2. Hormone kích thích tuyến giáp – TSH 14

 4.1.3. Hormone kích thích tuyến vỏ thượng thận – ACTH 14

 4.1.4. Hormone kích thích tuyến sinh dục: FSH và LH 15

 4.1.5. Hormone kích thích bài tiết sữa – Prolactin (PRL) 15

 4.2. Thùy sau tuyến yên và các hormone của nó 15

 4.2.1. Hormone ADH 16

 4.2.2. Hormone Oxytocin 17

 4.3. Rối loạn hoạt động tuyến yên 17

 4.3.1. Suy giảm tuyến yên toàn bộ 17

 4.3.2. Bệnh khổng lồ và bệnh to đầu ngón 18

 4.3.3.Bệnh đái tháo nhạt 18

CHƯƠNG V. TUYẾN GIÁP 19

 5.1. Đặc điểm cấu tạo 19

 5.2. Vận chuyển và bài xuất hormon tuyến giáp 19

 5.3. Hormone T3 – T4 20

 5.3.1. Tác dụng của T3 – T4 20

 5.3.2. Điều hòa bài tiết hormone T3-T4 của tuyến giáp 21

 5.4. Rối loạn hoạt động tuyến giáp 22

 5.4.1. Ưu năng tuyến giáp 22

 5.4.2. Nhược năng tuyến giáp 22

 5.4.3. Bệnh đần độn 22

 5.4.4. Bệnh bướu cổ do thiếu iod 22

 5.5. Hormone Calcitonin 23

 5.5.1. Nguồn gốc, bản chất hóa học 23

 5.5.2. Tác dụng của Calcitonin: 23

 5.5.3. Điều hòa bài tiết Calcitonin 23

CHƯƠNG VI. TUYẾN THƯỢNG THẬN 24

 6.1. Đặc điểm cấu tạo 24

 6.2. Hormone vỏ thượng thận 24

 6.2.1. Vận chuyển và thoái hóa hormone vỏ thượng thận 26

 6.2.2.Tác dụng và điều hòa bài tiết Cortisol 26

 6.2.3. Tác dụng và điều hòa bài tiết Aldosteron 27

 6.2.4. Tác dụng của Androgen 27

 6.3. Hormone tuyến tủy thượng thận 28

 6.3.1. Sinh tổng hợp hormone tủy thượng thận 28

 6.3.2 Tác dụng của hormone tủy thượng thận 28

 6.3.3. Điều hòa bài tiết 29

 6.4. Rối loạn hoạt động tuyến thượng thận 29

 6.4.1. Nhược năng tuyến thượng thận – Bệnh Addison 29

 6.4.2. Hội chứng Cushing 29

 6.4.3. Hội chứng tăng Aldosteron tiên phát 29

 6.4.4. Hội chứng nam hóa 30

 6.4.5. Bệnh tăng sản thượng thận bẩm 30

 6.4.6. U tủy thượng thận 30

CHƯƠNG VII. TUYẾN TỤY NỘI TIẾT 31

 7.1. Đặc điểm cấu tạo 31

 7.2. Hormone Insulin 31

 7.2.1. Bản chất hóa học và cấu tạo của phân tử insulin 31

 7.2.2. Tác dụng của Insulin 31

 7.2.3. Điều hòa bài tiết Insulin 32

 7.3. Hormone glucagon 32

 7.3.1. Tác dụng của glucagon 32

 7.3.2. Điều hòa bài tiết 32

 7.4. Hormone Somatostatin 33

 7.5.Rối loạn hoạt động tuyến tụy nội tiết 33

 7.5.1. Bệnh đái tháo đường 33

 7.5.2. Hạ đường huyết do tăng bài tiế insulin 34

CHƯƠNG VIII. TUYẾN CẬN GIÁP 35

 8.1 Đặc điểm cấu tạo 35

 8.2. Hormone Parathormon 35

 8.2.1. Bản chất 35

 8.2.2. Tác dụng của Parathormon (PTH) 35

 8.2.3. Điều hòa bài tiết 36

 8.3. Rối loạn hoạt động tuyến cận giáp 36

 8.3.1. Nhược năng tuyến cận giáp 36

 8.3.2. Ưu năng tuyến cận giáp 36

CHƯƠNG IX: TUYẾN SINH DỤC 37

 9.1. Hormone sinh dục đực 37

 9.2. Hormone sinh dục cái 38

CHƯƠNG X: CÁC HORMONE TẠI CHỖ 39

 10.1. Định nghĩa và phân loại 39

 10.2. Tác dụng của hormone 39

 10.2.1. Gastrin 39

 10.2.2. Secretin 39

 10.2.3. Cholecystokinin-pancreozymin (CCK ) 40

 10.2.4. Bombesin 40

 10.2.5. VIP: (Vasoactive Intestinal Peptide) 40

 10.2.6. Serotonin 40

 10.2.7. Erythropoietin 40

 10.2.8. ANF: (Antriuretic Natriuretic Factor) 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc47 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1710 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hormone tăng trưởng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
glucose trong máu.
	Điều trị tình trạng choáng hạ đường huyết hoặc hôn mê hạ đường huyết bằng cách tiêm tĩnh mạch một lượng lớn glucose. Cùng với việc tiêm tĩnh mạch glucose bệnh nhân có thể được điều trị bằng glucagon để làm tăng tạo đường mới ở gan và tĩnh mạch. Nếu việc điều trị không có hiệu quả sẽ dẫn đến tổn thương các tế bào thần kinh của hệ thần kinh trung ương.
-----–{{{—-----
CHƯƠNG VIII. TUYẾN CẬN GIÁP
8.1 Đặc điểm cấu tạo:
	Tuyến cận giáp cảu người trưởng thành bao gồm 2 loại tế bào là tế bào chính và tế bào ưa oxy. Tế bào chính là thành phần cấu tạo chủ yếu của tuyến cận giáp. Tế bào ưa oxy chỉ có ở người trưởng thành.
	Chức năng của tế bào chính là bài tiết parathormon, một lọai hormone có tính sinh mạng. Chức năng của tế bào ưa oxy đến nay vẫn chưa rõ.
8.2. Hormone Parathormon:
	8.2.1. Bản chất:
	Được tổng hợp đầu tiên dưới dạng preprohormon, đây là một polypeptid có 110 acid amin. Sau đó được cắt nhỏ hơn thành prohormon có 90 acid amin rồi lại tự cắt bớt chỉ còn 84 acid amin. Sau đó tập trung trong các hạt bài tiết nằm trong bào tương.
	Parathormo ở dạng hoạt động là một polypeptid có 84 acid amin.
	8.2.2. Tác dụng của Parathormon (PTH)
	Đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa nồng độ ion Ca2+ và ion PO43- của hyết tương. Dưới tác dụng của PTH nồng độ ion Ca2+ huyết tương tăng lên nhưng ngược lại nồng độ ion PO43- lại giảm xuống.
	PTH thực hiện chức năng này bằng những tác dụng trên xương, thận và ruột.
	Trên xương: PTH tăng mức giải phóng Ca từ xương vào máu bằng cách tác dụng lên sự biệt hóa và hoạt động của tế bào như tế bào xương (osteocyte), tế bào tạo xương (osteoblast) và tế bào hủy xương ( osteoclast).
	Trên thận: PTH làm giảm bài xuất ion Ca ở thận, làm tăng tái hấp thụ ion Ca2+ và Mg2+ ở ống thận, đặc biệt ở ống lượn xa và ống góp. Làm giảm hấp thụ ion PO43- ở ống lượn gần do đó tăng đào thải ion này ra nước tiểu.
	Trên ruột: tăng tạo enzym ATPase, tăng tạo chất vận tải ion calci ở tế bào niêm mạc ruột, tăng hoạt tính enzym phosphatase kiềm ở tế bào niêm mạc ruột. Cả ba tác dụng trên dẫn tới tăng hấp thụ ion calci và phosphat ở ruột.
8.2.3. Điều hòa bài tiết:
	PTH được kiểm soát bởi nồng độ calci và phosphat trong máu đặc biệt là nồng độ calci. Chỉ cần giảm nhẹ nồng độ calci trong máu thì tuyến cận giáp sẽ tăng bài tiết PTH. Nếu tình trạng giảm nồng độ ion calci kéo dài thì tuyến cận giáp sẽ nở to. Ngược lại nếu nồng độ ion calci trong máu tăng thì hoạt động và kích thước tuyến cận giáp sẽ giảm.
8.3. Rối loạn hoạt động tuyến cận giáp:
	8.3.1. Nhược năng tuyến cận giáp;
	Khi tuyến cận giáp bài tiết không đủ lượng PTH do giảm hoạt động chức năng của tuyến hoặc do thiếu tuyến cân giáp thì sẽ dẫn đến các rối loạn hoạt động chức năng do giảm nồng độ ion calci trong máu.
	8.3.2. Ưu năng tuyến cận giáp 
	Thường do có khối u ở một trong số các tuyến cận giáp.	
	Bệnh gây ra sự phá hủy xương mạnh do các tế bào hủy xương hoạt động quá mạnh dẫn tới tăng nồng độ calci trong máu. Do tình trạng hủy xương xảy ra mạnh nên xương bị rỗng và dễ gãy. Đồng thời do lượng ion calci và phosphat được đào thải qua thận nhiều nên dễ gây sỏi thận.
-----–{{{—-----
CHƯƠNG IX: TUYẾN SINH DỤC
	Tuyến sinh dục ở người bao gồm có dịch hoàn ở nam giới, buồng trứng và nhau thai ở nữ giới.
9.1. Hormone sinh dục đực:
	Chủ yếu là testoteron.
H7.1. Testoteron
	Testoteron là một steroid có 19 carbon với OH ở vị trí 17. Được tổng hợp từ cholesteron ở gian bào Leydig của dịch hoàn (testide). Là hormone chủ yếu của tinh hoàn. Nó cũng được tổng hợp ở vỏ thượng thận, phản ứng tổng hợp testoteron ở các tuyến nội tiết đều giống nhau chỉ khác các enzyme.
	Ở nam giới, testoteron đóng vai trò chủ chốt trong tuổi dậy thì. Có vai trò duy trì mật độ xương, phân phối chất béo, sản sinh hồng huyết cầu, phát triển cơ bắp, tác dụng lên sự phát triển của cơ quan sinh dục đực, phát triển và duy trì phái tính thứ phát.
	Tác dụng quan trọng nhất của testoteron là tiến trình sinh tinh, kích thích sự phát triển các tinh nguyên bào tạo tinh trùng.
	Sự điều tiế testoteron chịu sự điều khiể của hormone LH và FSH. FSH có tác động nuôi dưỡng tế bào sertoli, duy trì chức năng tạo tinh của tinh hoàn, kích thích sự bài tiết ABP và inhibin. LH có tác dụng nuôi dưỡng tế bào Leydig. Ngoài ra còn chịu sự kiểm soát của vùng dưới đồi, các tổn thương vùng dưới đồi ở động vật và người sẽ làm teo tinh hòa và tinh hoàn không còn hoạt động. Cuối cùng còn chịu sự điều hòa ngược của steroid.
	Bất thương tuyến sinh dục đực:
	+ Tinh hoàn trong ổ bụng: là trường hợp tương đối hiếm gặp. Tuy nhiêu nếu 	 không điều trị sớm, tinh hoàn trongor bụng sẽ biến thành bướu ác. Ngoài ra 	 nhiệt độ cao trong ổ bụng có thể làm tổn thương biểu bì sinh tinh không hồi 	 phục được
	+ Suy tuyến sinh sản ở phái nam (male hypogenadism): bệnh cảnh tùy thuộc và 	 thời điểm tinh hoàn bị suy giảm.
9.2. Hormone sinh dục cái
	Nhóm hormone sinh dục cái được tổng hợp và phân tiết từ buồng trứng gồm:
	+ Nhóm hormone nang hay nhóm estrgen sản sinh từ noãn nang Graaf.
	+ Nhóm hormone hoàng thể hay progesteron sản sinh từ hoàng thể (Corpus 	 luteum)
	Hormone nang - Estrgen: có cấu tạo steroid với 18 carbon, có một vong thơm nên được gọi là các phenol steroid. Có hai đỉnh bài tiết: một ở ngay trước khi rụng trứng, một ở giữa giai đoạn thể vàng. Estrogen hỗ trợ sự phát triển nang trứng và làm tăng cử động vòi trứng, làm thay đổi tổ chức mô bào ở âm đạo và tử cung nhằm chuẩn bị cho sự rụng trứng và sự định vị của bào thai nếu trứng được thụ tinh, ngoài ra estrogen còn tác động đến đặc tính sinh dục thứ cấp trên cơ thể thú cái.
	Hormone hoàng thể - Progesteron: cấu tạo steroid với 21 carbon, được tổng hợp và phân tiết từ nhau thai (placenta) trong suốt quá trình thú cái có mang.
H7.2.Hormone Progesterone
	Bất thường chức năng buồng trứng: kinh nguyệt bất thường và bướu buồng trứng, làm nam hóa người nữ còn bướu làm tăng tiết ra estrogen sẽ làm dậy thì sớm.
-----–{{{—-----
CHƯƠNG X: CÁC HORMONE TẠI CHỖ
10.1. Định nghĩa và phân loại:
	Hormone tại chỗ là những hormone do một nhóm tế bào bài tiết ra, thấm vào máu và có tác dụng sinh học ở tại chỗ hoặc ở những mô ngay gần nơi chúng được bài tiết.
	Dựa vào bản chất hóa học có thể phân hormon tại chỗ ra nhiều nhóm:
	+ Nhóm hormone có bản chất hóa học là polypeptid: chủ yếu do niêm mạc ống 	 tiêu hóa bài tiết. Hiện nay thấy ngoài ống tiêu hóa, não cũng bài tiết ra 	 hormone này như: gastrin, secretin, cholecystokinin-pancreozymin (CCK), 	 VIP, bradykinin, chất P, glucagon, somatostatin, bombesin, motylin
	+ Nhóm hormone là dẫn xuất của acid amin: histamin, serotinin
	+ Nhóm hormone có bản chất hóa học không phải là polypeptid: prostaglandin, 	 erthropoietin
10.2. Tác dụng của hormone:
	10.2.1. Gastrin:
	Là polypeptil do niêm mạc hang vị bài tiết. Ngoài ra tiểu đảo tụy, tuyến yên, vùng dưới đồi cũng bài tiết gastrin.
	Gastrin có tác dụng:	
	+ Kích thích bài tiết các dịch tiêu hóa.
	+ Tăng tiết một số hormone như insulin, glucagon, secretin.
	+ Co cơ trơn dạ dày, ruột, túi mật, cơ thắt tâm vị
	+ Chức năng gastrin ở não chưa rõ.
	Gastrin có 17 acid amin. Bị thoái hóa ở thận và ruột non.
	10.2.2. Secretin:
	Khi chất chứa của dạ dày qua ruột non, pH acid kích thích tá tràng bài tiết secretin vào máu. Secretin là một polypeptid có 27 acid amin.
	Tác dụng:
	+ Kích thích tụy bài tiết bicarbonat nhằm trung hòa acid của dạ dày, pH từ 	 1,5-2,5 tăng lên khoảng pH=7.
	+ Tiết mật, nhưng muối mật không tăng.
	+ Kích thích bài tiết pepsin.
	+ Ức chế giải phóng gastrin.
	+ Kích thích giải phóng insulin.
	+ Giãn cơ trơn dạ dày, ruột non, ruột già, cơ thắt tâm vị, cơ Oddi.
	Secretin bị thoái hóa chủ yếu ở gan.
	10.2.3. Cholecystokinin-pancreozymin (CCK ):
	Được bài tiết bởi niêm mạc tá tràng khi có sự tiêu hóa mỡ và protid.
	Tác dụng:
	+ Co túi mật
	+ Kích thích bài tiết dịch tụy có nhiều men.
	Những chất kích thích bài tiết :
	+ Mỡ nhũ tương hóa, acid béo chuỗi dài;
	+ Một số acid amin và peptid ngắn.
	+ Muối mật.
	10.2.4. Bombesin
	Là pilypeptid do niêm mạc dạ dày, tá tràng bài tiết.
	Tác dụng: 
	+ Tăng bài tiết dịch vị (HCl).
	+ Tăng bài tiết gastrin.
	+ Tăng co bóp ruột non và túi mật.
	10.2.5. VIP: (Vasoactive Intestinal Peptide)
	Là hormone polypeptid do niêm mạc ruột bài tiết.
	Tác dụng:
	+ Ức chế bài tiết HCl, ức chế co bóp dạ dày.
	+ Giẵn phế quản, dẫn đến tăng thông khí phổi.
	+ Giãn động mạch phổi, động mạch vành.
	10.2.6. Serotonin:
	Là sản phẩm chuyển hóa của trytophan, do niêm mạc ruột, dạ dày bài tiết. Còn tìm thấy ở tiểu cầu, vùng dưới đồi, tiểu não, tủy, hệ viền.
	Tác dụng:
	+ Co mạch do đó làm tăng huyết áp và tham gia cơ chế cầm máu.
	+ Co phế quản.
	+ Tăng nhu động ruột.
	+ Tham gia bài tiết hormone.
	+ Là tiền chất hormone tuyến tùng (melatonin).
	10.2.7. Erythropoietin:
	Tác dụng làm tăng cường sự tạo hồng cầu.
	Tác dụng:
	+ Kích thích tạo tế bào tiền nguyên hồng cầu từ tế bào gốc.
	+ Kích thích tổng hợp hemoglobin.
	+ Kích thích vận chuyển hồng cầu luwois từ tủy xương ra máu ngoại vi.
	Được tạo thành ở thận và gan. Tác nhân tạo hồng cầu chỉ hoạt động khi có mặt của huyết thanh và huyết tương.
	10.2.8. ANF: (Antriuretic Natriuretic Factor)
 	Được gọi là yếu tố bài niệu Na của tâm nhĩ.
	Được bài tiết bởi các tế bào trong tâm nhĩ (atrium) và có thể ở trong tâm thất
	Là một hormone hạ huyết áp. Là một polypeptid có 28 acid amin. Còn có tên khác là atriopeptid. Nó được giải phóng, đáp ứng một số tín hiệu :
	+ Tăng thể tích máu.
	+ Tăng huyết áp trực tiếp do co mạch.
	+ Tăng thu nhập muối. 
	+ Tăng co bóp tim.
	Tác dụng: 
	+ Tăng độ lọc cầu thận, gây tăng thể tích nước tiểu và bài xuất ion Na, bài xuất 	 renin và cả aldosteron.
	+ Ức chế sự co mạch do angiotestin II và giãn mạch máu thận, giãn động mạch 	 lớn. ANF hopwk lực cùng ADH nhưng đối lập với angiotestin.
----–{{{—-----
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Những trang tài liệu sưu tầm trên internet:
Một số tài liệu sưu tầm teong bách khoa toàn thư và một số sách liên quan đến hormone tăng trưởng.

File đính kèm:

  • docchuy+¬n -æß+ü 8 ( hormon t-âng tr¦¦ß+ƒng).doc