Tiểu luận Những biện pháp hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn trường tiểu học

ĐỀ MỤC TRANG

 A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài

II. Mục đích nghiên cứu

III. Đối tượng - Khách thể nghiên cứu

IV. Giới hạn đề tài

V. Nhiệm vụ nghiên cứu

VI. Các phương pháp nghiên cứu

1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ

Chương I :Cơ sở lý luận của đề tài

I.

II. Nhận thức về bậc tiểu học

III. Vai trò và hoạt động của tổ chuyên môn trường tiểu học

1 . Vai trò chức năng,nhiệm vụ của tổ chuyên môn

2. Mối quan hệ giữa tổ chuyên môn với Hiệu trưởng

3.Các hoạt động của tổ trưởng chuyên môn

IV.Vai trò của người tổ trưởng chuyên môn

Chương II : Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn trường tiểu học

1. Vài nét khái quát về trường tiểu học

2. Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn ở trường

Chương III : Một số biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn ở trường tiểu học

 

doc42 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 959 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những biện pháp hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn trường tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
háp đã đề ra), mà nó còn đúc rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời những sai khuyết nhằm đạt mục tiêu giáo dục đã đề ra.
	Muốn quản lý bằng kế hoạch, hiệu trưởng phải chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch. Kế hoạch tổ do tổ trưởng biên soạn (soạn dựa vào kế hoạch năm do Ban giám hiệu nhà trường đã thống nhất), sau đó sẽ thống nhất trong toàn khối (qua Hội nghị xây dựng kế hoạch tổ nhằm đảm bảo tính tập trung dân chủ). Yêu cầu kế hoạch tổ phải đảm bảo các nội dung sau:
	- Công tác thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch daỵ học.
	- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh (học lực, hạnh kiểm).
	- Các phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng giáo dục: Học sinh giỏi, giáo viên giỏi, viết chữ đẹp, đồ dùng dạy học, sáng kiến kinh nghiệm. Trong đó phải phân ra kế hoạch năm, tháng, tuần. Mỗi nội dung đều phải có yêu cầu, chỉ tiêu, biện pháp.
	4: Tăng cường công tác kiểm tra
Kiểm tra là một chức năng của hoạt động quản lí. Kiểm tra là chức năng của người hiệu trưởng. Có kế hoạch, có biện pháp cụ thể nhưng thiếu kiểm tra thì hiệu quả sẽ không cao, kết quả công việc sẽ không như mong muốn. Kiểm tra còn nhằm điều chỉnh và bổ sung kế hoạch. Thiếu kiểm tra sẽ thiếu động lực thúc đẩy mọi người làm việc, sẽ làm mọi người ỷ lại và tiến độ công việc sẽ bị trễ, không đúng với thời gian.
	Để cho công tác kiểm tra có hiệu quả ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng phải có kế hoạch kiểm tra tổ chuyên môn: 
	- Kiểm tra kế hoạch trên văn bản giấy tờ: kế hoạch năm, tháng, tuần.
	- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch: hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng cùng tổ phó chuyên môn lên lịch kiểm tra giáo viên trong tổ, trong đó có báo trước, đột xuất.
Hàng tuần, tổ trưởng sẽ kiểm tra giáo viên:
	+ Kiểm tra kế hoạch dạy học.
	+ Kiểm tra giáo án.
	+ Kiểm tra sổ điểm.
	+ Kiểm tra sổ chủ nhiệm.
	+ Kiểm tra vở sách học sinh.
	+ Kiểm tra cách chấm bài, cho điểm của giáo viên.
	+ Kiểm tra việc hoạt động sư phạm của giáo viên: hoạt động trên lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
	+ Kiểm tra chất lượng học tập của học sinh
	+ 
Hiệu trưởng là người kiểm tra cách làm việc của tổ trưởng, tổ phó chuyên môn; đặc biệt chú trọng: chuyên đề; kế hoạch tổ chuyên môn hàng tháng, hàng tuần; kế hoạch hoạt động sư phạm của giáo viên, kiểm tra đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp của giáo viên.
Hiệu trưởng sẽ chỉ vẽ cho tổ trưởng phải biết kết hợp với tổ phó chuyên môn kiểm tra giáo viên; trong đó chú trọng khâu tư vấn, thúc đẩy sao cho đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn. Ngoài việc kiểm tra cách làm việc của tổ trưởng, hiệu trưởng còn phải trực tiếp kiểm tra công tác giảng dạy và giáo dục của giáo viên bằng kế hoạch dạy học và bằng hoạt động trên lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn. Hiệu trưởng còn phải trực tiếp kiểm tra toàn diện giáo viên theo quy định của ngành đề ra.
	5: Đổi mới công tác thi đua
Công tác thi đua là động viên mọi người hoàn thành nhiệm vụ bằng hình thức khen thưởng. Hình thức thi đua được đưa vào trong giảng dạy, giáo dục nhằm động viên sự cố gắng vươn lên, sự nổ lực hết mình của mỗi giáo viên, nó còn khêu gợi lòng tự ái, tự trọng của mỗi giáo viên. Trong một tập thể sư phạm nói chung và tập thể tổ nói riêng; mỗi giáo viên đều có hướng phấn đấu không thể thua kém bạn bè, đồng nghiệp mà luôn cố gắng hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đã được giao.
Nếu đẩy mạnh công tác thi đua trong trường học thì hiệu trưởng sẽ thành công trong công tác quản lý, sẽ tạo dựng một tập thể làm việc đều tay, luôn linh hoạt sáng tạo trong công tác giáo dục, hiệu quả năng suất sẽ cao; đồng thời tạo một tập thể giáo viên đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau vì mục tiêu nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh.
Thi đua là phải hướng đến cái thiện, cái đích “vì học sinh thân yêu”, chứ không được ganh đua, gây mất đoàn kết, chia rẻ
Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng chỉ đạo cho tổ chuyên môn, mỗi giáo viên đều phải đăng ký danh hiệu thi đua như:
- Lao động giỏi
- Chiến sĩ thi đua các cấp.
- Tập thể Lao động Tiên tiến
- Tập thể Lao động xuất sắc
Cuối học kỳ hoặc cuối năm cần phải họp xét bình bầu các danh hiệu thi đua. Rồi nhân rộng điển hình tốt trước toàn đơn vị; sau đó đề nghị các cấp lãnh đạo xét tặng danh hiệu cao hơn.
Ngoài ra, cũng cần phê bình, kiểm điểm, cảnh cáo các cá nhân, tập thể không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm nội quy, quy định, quy chế của trường, của ngành
Trong công tác thi đua hiệu trưởng phải hưởng dẫn từ cấp tổ, khi xét phải công tâm và minh bạch, không cả nể, bình xét đại khái qua loa là điều không nên. 
Khi quyết định khen thưởng hiệu trưởng phải cân nhắc kỹ đúng người, đúng thành tích, có như vậy mới làm đòn xeo thúc đẩy tập thể vươn lên.
KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
      I. KẾT LUẬN
       Tổ chuyên môn là một bộ phận thực hiện công tác  dạy và học cũng như các hoạt động khác trong trường tiểu học, vì vậy Hiệu trưởng cần chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn chính là việc cụ thể hóa mội hoạt động của nhà trường. Việc hiểu trưởng chi đạo xây dựng hoạt động tổ nhằm  giúp nhà trường tiểu học định hướng mọi hoạt động trên cơ sở lý luận và thực tiễn đồng thời đè xuất cách thức tiến hành mang tính quản lý khoa học.
       Hoạt  động tổ chuyên môn trường tiểu học làm một cách bài bản sẽ giúp hiệu trưởng hoàn thành chỉ tiêu giáo dục đề ra. Chính hoạt động sôi nổi của các tổ chuyên môn đã góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của học sinh, nâng cao đội ngũ giáo viên trong tổ một cách chặt chẽ.
       Hoạt  động tổ chuyên môn chính là hoạt động của nhà trường, để cho hoạt động của tổ chuyên môn có hiệu quả cao, Hiệu trưởng phải chỉ đạo cụ thể, xác đáng. Đoàn kết nội bộ, tinh thần đấu tranh và sẵn sàng guip đỡ nhau  cùng tiến bộ. Mỗi người, mỗi tổ phải có phải có ý thức điều này, có như vậy thì nề nếp, kết quả giáo dục nhà trường mới đạt hiệu quả cao. Hiệu trưởng chỉ đạo toàn thể giáo viên phải tự học, tự nâng cao tay nghề. Luôn tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước đề ra
       Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn hàng tuần, hàng tháng và xuyên suốt cả năm học. Đó là quá trình cụ thể hóa mục tiêu và định hướng các giải pháp thực hiện.
       Tổ chuyên môn thực sự là một tổ chức nòng cốt, là một tập thể nhỏ gắn bó, tương trợ guip đỡ nhau trong công tác và trong cuộc sống sinh hoạt. Xây dựng  mỗi tổ chuyên môn trong trường vững mạnh  chính là xây dựng nhà trường vững mạnh.
       Tổ chuyên môn có trách nhiệm giúp đỡ bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho giáo viên, thu hút được các cá nhân vào hoạt động sư phạm của tổ nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và chất lượng đào tạo học sinh theo chương trình kế hoạch.
       Trong nhà trường, Hiệu trưởng giữ vai trò chỉ  huy còn tổ chuyên môn là “đơn vị tác chiến”  Thực té cho thấy ở đâu Hiệu trưởng quan tâm đến đội ngũ giáo viên, hoạt  động tổ chuyên môn  thì ở đó hiệu quả giáo dục sẽ tăng lên gấp bội. Vì vậy việc Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng tổ chuyên môn là việc làm cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của trường ngày càng đi lên và cò tầm cỡ trong huyện, phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia.
	 II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
             2.1  Đối với sở giáo dục, phòng giáo dục:
             Phải mở lớp tập huấn ngắn ngày bồi dưỡng quản lý dành cho tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. Hay bồi dưỡng tổ trưởng, tổ phó chuyên môn bằng văn bản, tào liệu hướng dẫn.
            Trang bị thêm trang thiết bị và nguồn sách phục vụ cho giảng dạy.
            Tăng cường đội ngũ giáo viên trẻ cho trường ..
Đối với chính quyền địa phương  
           Cần tăng cường cơ sở vật chất  và quỹ đất để trường  tiểu học đạt trường chuẩn Quốc gia.
           2.3 Đối với nhà trường
          Hiệu trưởng cần chỉ đạo xây dựng thư viện và thiết bị nhà trường đi vào nề nếp theo hướng hiện đại để đáp ứng được yêu cầu giảng dạy hiện nay của giáo viên và học sinh.   
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1)   Những vấn đề chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Nhà xuất bản giáo dục (NXBGD) 1998.
2)   Văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa VIII và nghị quyết Đại hội Đảng lần IX – NXBGD tháng 8/2002.
3)   Điều lệ trường tiểu học ( ban hành kèm theo quyết định số 51/2007/QĐ – BGDDT ngày 31/8/2007 của Bộ giáo dục và Đào tạo ).
4) Công văn hướng dẫn số 896/ BGD $ ĐT GDTH ngày 13/02/2006 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
5) Các tạp chí nghiên cứu giáo dục và phát triển giáo dục.
6) Tâm lý học xã hội - Bùi Văn Huệ – Đỗ Mộng Lân – Nguyễn Ngọc Bích - Bộ giáo dục và đào tạo – chương trình đại học – Hà nội 1995.
7) Một số vấn đề của lý luận quản lý giáo dục.
8) Văn bản dưới luật phổ cập giáo dục tiểu học.
9) Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010. Giáo dục tiểu học.
10) Mục tiêu – kế hoạch giáo dục tiểu học ( QĐ 2957/QĐ-Đ6).
11) Tài liệu bồi dưỡng Hiệu trưởngTập1, tập 2 Trường cán bộ quản lý giáo dục.
12) Đào tạo giáo viên tiểu học trong sự nghiệp phát triển giáo dục, Nguyễn Văn Dung – Viện nghiên cứu khoa học- Trung tâm thông tin khoa học giáo dục - Hà Nội 1995.
13)Những bài giảng về quản lý  hoạt động dạy học trên lớp tập 1, 2,.
14)Những bài giảng về quản lý  : tài chính trong trường tiểu học, cơ  sở vật chất. 
15)Phương pháp luận nghiên cứu khoa học  -  Vũ Cao Đàm-NXB Hà Nội 1996.
16)Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học ( quyết định số 16/2006/QĐ –BGDDT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo )
17)Đại cương về quản lý.
18)Văn bản quản lý nhà nước và  kỹ thuật soạn thảo.
19)Kiểm tra nội bộ trường tiểu học thanh tra giáo dục tiểu học.

File đính kèm:

  • docTieu luan Hieu truong tieu hoc.doc
Bài giảng liên quan