Tiểu luận Tìm hiểu về bệnh tụ huyết trùng và bệnh phó thương hàn ở lợn

 A. Đặt vấn đề

Ở Việt Nam gần đây, nghành chăn nuôi phát triển khá mạnh, đặc biệt là chăn nuôi lợn đã đưa nền kinh tế quốc dân phát triển.

 Tình hình dịch bệnh đang thực sự là vấn đề gây nhức nhối, làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất chăn nuôi của các nông hộ. Xét trên phạm vi toàn xã hội dịch bệnh đã gây tổn thất rất lớn đến sản lượng và chất lượng sản phẩm, làm giảm khả năng xuất khẩu của nghành chăn nuôi. Thực phẩm có nguồn gốc từ những con vật ốm và mắc bệnh là một trong những nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của người tiêu dùng. Việc kiểm soát và khống chế dịch bệnh là một vấn đề hết sức quan trọng để tạo ra các vùng an toàn dịch bệnh cho vật nuôi.

 

ppt42 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về bệnh tụ huyết trùng và bệnh phó thương hàn ở lợn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
h trùng,lúc này vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể heo lây qua đường tiêu hóa (gây bệnh cấp tính trên heo con). Ngoài ra heo nái mang thai có thể truyền bệnh cho bào thai.Cơ chế gây bệnh: Thời kỳ nung bệnh từ 3 – 6 ngày, nhưng có khi kéo dài đến tuần lễ hay một tháng tùy thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập, độc lực của vi khuẩn cũng như sức đề kháng của heo. Vi khuẩn Samolella Choleraesuis vào cơ thể theo đường tiêu hóa vào hầu, xâm nhập vào ruột, sinh sản và chui qua niêm mạc ruột, dạ dày gây thủy thủng, hoại tử cục bộ, xuất huyết, gây viêm ruột, viêm dạ dày, sau đó vi khuẩn xâm nhập vào các tổ chức lâm ba gây phản ứng hạch viêm, sưng hạch và từ đó vào máu gây bại huyết. Ở những gia súc khỏi bệnh, vi khuẩn có khuynh hướng cư trú ở một số phủ tạng như gan, hạch lâm ba,Hình: Vi khuẩn Salmonella2.3.Biến đổi bệnh lý:2.3.1. Thể cấp tính Triệu chứng- Heo sốt cao từ 41 – 41,5 độ C. Giai đoạn đầu heo táo bón, bí đại tiện, nôn mửa. Sau đó, heo tiêu chảy phân lỏng màu vàng có mùi rất thối, đôi khi có lẫn máu, con vật kêu la đau đớn do viêm dạ dày, viêm ruột nặng. Lợn gầy tọp do bị tiêu chảy, bụng thóp, lông xù, đuôi dính bết phânLợn gầy tọp do bị tiêu chảy, bụng thóp, lông xù, đuôi dính bết phân 1 Heo thở gấp, ho, suy nhược do bị mất nước. Cuối thời kỳ bệnh, da tụ máu thành từng nốt, đỏ ửng rồi chuyển thành màu tím xanh ở tai, bụng, mặt trong đùi ngực. Bệnh tiến triển trong 2 – 4 ngày, heo gầy còm, còi cọc, tiêu chảy nhiều rồi chết, với biểu hiện ở bụng và chân có vết tím bầm. Tỉ lệ chết từ 25% có thể lên tới 95%. Có khi bệnh chuyển sang thể mãn tính.2.3.2.Bệnh tíchDa : Có đám màu đỏ xanh ở các vùng da mỏng như bẹn, bụng.Lách: Sưng to do tăng sinh, dai như cao su, có màu xanh thẫm. Khi cắt mặt cắt có màu đỏ phớt xanh. Nang lâm ba trong lách tăng sinh nổi rõ, tủy lách hơi chắc. Đôi khi lách nhồi huyết. Vi thể : Các tế bào võng mạc nội mô trong lách tăng sinh, mạnh nhất ở vùng tủy lách và xung quanh các nang lâm ba.Ngoài ra còn thấy hiện tượng tăng sinh các tế bào tổ chức bào Histiocyte, một số bạch cầu đa nhân trung tính. Một số trường hợp có hiện tượng nhồi huyết do có hiện tượng lấp quản hình thành huyết khốiDạ dày, ruột: trên niêm mạc viêm đỏ, nhăn nheo, có điểm xuất huyết, có khi có nốt loét nhỏ bằng hạt đậu. Chất chứa bị thối rữa bám trên niêm mạc ruột. Nếu bệnh kéo dài chuyển sang thể cấp tính ( cuối vụ dịch) thì có hoại tử dạ dày ( trên đỉnh các nếp nhăn ), ở ruột non và từng đoạn dài biến thành khối vàng bọt như cám. Trong một số trường hợp khác, ruột già hình thành nhữn mụn loét bắt đầu bằng tụ máu và hoại tử ở nang lâm ba. Hạch lâm ba: sưng to, mềm, đỏ, thường đỏ thẫm từ chu vi lan vào giữa do hồng cầu tập trung lẫn với dịch lâm ba ở những điểm xuất huyết, có khi có màu đỏ đen như trong bệnh dịch tả lợn.Phù các nang lâm ba ở thành ruột, mành treo ruột sưng, mềm, lúc đâu có màu đỏ sau chuyển sang màu tím.Tim : ngoại tâm mạc có xuất huyết. Bao tim căng, mạch quản nổi rõ. Xoang bao tim có thanh dịch, Fibrin, bạch cầu. Nếu Fibrin nhiều sẽ bám vào ngoại tâm mạc làm ngoại tâm mạc xù xi, nhám.Vi thể : liên bào ngoại tâm mạc tròn, long dẫn đến hoại tử. Có nhiều Fibrin và bạch cầu. Cơ tim mạch quản giãn chứa đầy hồng cầu thoái hóa hạt, thoái hóa mỡ. Tổ chức kẽ xung huyết, phù có nhiều bạch cầu xâm nhập.Phổi : tụ huyết, phù, một số con có viêm tiểu thùy. Vi thể : Phế quản và lòng phế nang có chứa dịch phù, liên bào phế quản long, một số bạch cầu và limpho bào. Ngoài ra còn có thể có tơ huyết và bạch cầu đa nhân trung tính.Gan : tụ máu, có nốt hoại tử bằng hại kê trên bề mặtThận : có điểm xuất huyết ở vỏ.2.3.2. Thể mãn tính2.3.2.1.Triệu chứng:Bệnh phát ra lúc đầu không sõ triệu chứng, con vật gầy yếu dần, ăn uống giảm sút, chậm lớn, thiếu máu, da xanh, có khi trên da có những mảng đỏ hoặc mảng xanh tím bầm.Con vật ỉa chảy, phân lỏng, vàng, rất thối, triệu chứng đi tháo kéo dài.Con vật thở khó, ho, đặc biệt sau khi vận động con vật thường mệt nhọc, đi lại khó khăn, khệnh khạnh.Bệnh tiến triển vài tuần lễ.Tỉ lệ chết từ 25% - 75%. Một số có thể khỏi nhưng chậm lớn, tiêu hóa kém, chậm lớn.Lợn mới mắc bệnh thường uể oải, kém ăn, sốt 40 độ 8 duy trì trong 3 -4 ngày, có khi lợn nái sảy thai ở các thời kỳ chửa khác nhau. 2.3.2.2.Bệnh tíchBệnh tích chủ yếu ở dạ dày và ruột, chủ yếu là viêm cata.Niêm mạc dạ dày viêm từng đám. Ở ruôt già, có khi ở ruột non, hồi tràng có viêm sưng nang lâm ba và mụn loét. Các tổ chức lâm ba, các nang lâm ba, các tâm pweeie bắt đầu viêm, sưng lên, tụ máu rồi hoại tử, cazein thành những mụn, những cục, hoặc khối mềm hình hạt, hơi cộm trên mặt niêm mạc, khi bóp thì lòi ra cục cazein( bã đậu)Viêm loét lan tràn niêm mạc ruột giàQuá trình hoại tử lan ra niêm mạc lân cận và hình thành những đám lớn cảein cứng, lổn nhổn, tróc dần thành những vết loét bằng phẳng, mụn loét có viền trơn, bờ nông( mụn loét mới) và phủ một lớp fibrin (do sợi huyết bài tiết ra và đông lại) chung quanh mụn và tổ chức hoại tử có màu vàng xanh hay xám.Các vết loét nổi lên với nhau thành mảng rộng làm cho ruột già thành một ống dày cứng có hoặc không có cazein bao bọc.Viêm loét niêm mạc ruột già Những mụn loét cũ được bọc bằng một đường viền nhẵn chạy dần vào trung tâm nốt loét, khép dần vào trung tâm nốt loét, khép dần nốt loét lại, hình thành những nốt sẹo đỏ hoặc đen sạm.Nhìn bên ngoài có thể thấy vị trí vết loét dưới thể những vết đỏ hoặc trắng nhạt.Lách không sưng. Đôi khi chứa những nốt hoại tử to bằng quả mận. Hạch lâm ba màng ruột sưng to, có khi chứa những nốt bã đậu cứng, cắt ra có màu tro xám, có nước, có khi có điểm xuất huyết. Gan có khi có nốt hoại tử to bằng hạt kê hay bằng hạt đỗ Hà Lan, màu xám.Phổi viêm sưng có vùng nát lầy nhầy màu hồng xám hoặc ổ bã đậu, cắt ngang có những hạt nhỏ màu vàng xám. Trong xương có thể tìm thấy những nốt hoại tử.Hạch lâm ba :Hạch lâm ba màng treo ruột nổi rõ như những dây thừng màu trắng đục, từng hạch sưng to. Khi cắt mặt cắt có màu đỏ xám, có khi thấy có điểm xuất huyết. Nếu bệnh kéo dài có thể thấy những ổ hoại tử, bã đậu.Hạch Amidan sưng đỏ, có khi bị loét.Thận : Viêm cầu thận và thận hư nhẹ, trong một số túi mao quản có huyết khối, kẽ thận cũng có hạt phó thương hàn.Hệ thần kinh : Mạch quản thần kinh có nhiều tế bào viêm, trong trường hợp bệnh ở thể bại huyết nặng có viêm màng não tủy, ở não tủy có xuất huyết. Phòng bệnh.a) Vệ sinh phòng bệnh- Chuồng trại phải luôn khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại tốt để giảm bớt số lượng vi khuẩn gây bệnh ở môi trường.  - Tăng cường sức đề kháng cho heo bằng cách pha nước cho uống thêm dung dịch vitamin, khoáng, chất điện giải rất dễ mua tại các cửa hàng thuốc thú y. - Sát trùng chuồng trại định kỳ.+ Thực hiện theo nguyên tắc cùng vào cùng ra.+ Cần quản lý chặt chẽ công nhân, trước khi vào chuồng phải vệ sinh sát trùng sạch sẽ.+ Sát trùng trong và ngoài trại, dụng cụ chăn nuôi.- Thực hiện tốt cả 3 khâu: chống lạnh, chống ẩm và chống bẩn để chuồng trại thoáng mát mùa hè, ấm mùa đông.        + Theo dõi nhiệt độ trong chuồng hàng ngày.        + Khi trời nóng chuồng phải thông thoáng và có hệ thống làm mát trong chuồng.        + Trong mùa lạnh này cần chú ý che chắn hướng gió lùa, chủ yếu là gió bấc (gió lạnh ở hướng Bắc hoặc hướng Đông Bắc).        + Không nên hoặc hạn chế tắm, dội rửa chuồng heo trong mùa lạnh này, khi cần thiết chỉ nên dọn rửa vệ sinh những chỗ dơ vào lúc nắng ráo và cũng không nên dội rửa toàn bộ chuồng vì sẽ gây lạnh, ẩm rất bất lợi cho heo.- Do lây chủ yếu qua đường tiêu hóa nên thức ăn nước uống phải sạch, đầy đủ nguồn dưỡng chất. Đặc biệt cần chú ý bột cá dễ nhiễm Salmonella do đó phải chọn nguồn bột cá tốt hoặc có thể thay thế bột cá bằng các sản phẩm thay thế khác. b) Phòng bệnh bằng vaccine    Tiêm cho heo con, ở những nơi gây nhiễm không cao thì tiêm phòng vào lúc 2 tháng tuổi. Đối với những nơi dịch có khả năng uy hiếp đàn heo thì 1 tháng tuổi có thể tiêm ½ liều nhưng nhất thiết ở 2 tháng tuổi phải tiêm lại.=> Tóm lại một qui trình phòng ngừa bệnh Phó Thương Hàn được hoàn chỉnh khi các khâu quản lý và chăm sóc đàn heo được thực hiện với mục đích cuối cùng là tạo nên điều kiện bất lợi cho Salmonella xâm nhiễm từ bên ngoài, và đặc biệt là hạn chế sự phát triển của Salmonella ngay trong đường ruột của heo.  Điều trị- Heo bị tiêu chảy dễ suy nhược và chết chủ yếu là do bị mất nước. Do đó quan trọng nhất trong điều trị là phải bù lại lượng nước và các khoáng chất của cơ thể bị mất do tiêu chảy nặng.Cấp bù lại lượng nước cho heo bệnh bằng cách pha nước cho uống tự do dung dịch điện giải (Orezol hoặc Electrolytes).Trường hợp heo nhỏ hoặc suy nhược nặng có thể chích vào xoang bụng dung dịch Glucose 5%. Hầu hết các trường hợp tiêu chảy đều do đường ruột bị bất thường, khả năng tiêu hóa và hấp thu bị hạn chế, hệ vi sinh vật đường ruột bị rối loạn. Vì vậy, việc sử dụng kháng sinh để can thiệp khi heo bị tiêu chảy phải thận trọng, hạn chế các tác động làm cho đường ruột ngày càng xấu hơn. Dùng các kháng sinh nhạy cảm với vi trùng Salmonella như Gentamycin, Norfloxacin, Enrofloxacin, Colistin, Peniciline... để điều tri.Mặt khác khi sử dụng kháng sinh để điều trị tiêu chảy cho heo cần chú ý một số điểm sau:        + Không nên sử dụng kháng sinh liên tục trong nhiều ngày.        + Không nên tiêm quá nhiều những loại kháng sinh khác nhau trong quá trình điều trị cho heo.        + Không nên dùng liều kháng sinh cao vì dễ gây sốc cho heo mắc bệnh . Chăm sóc: phải luôn giữ chuồng khô ráo và ấm áp và khi tiêu chảy 1 ml phân thải ra môi trường có chứa hàng tỷ vi khuẩn Salmonella, vì thế việc sử dụng các hóa chất sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi là rất cần thiết.               + Có thể 3 ngày phải sát trùng chuồng trại một lần bằng các chất sát trùng thông thường.        + Dùng nước sát trùng như Javen hay Chlorin, bằng cách tăng nồng độ Javen, Chlorin thật cao (2-3 ‰) trong nước rữa chuồng tắm cho heo lúc đó sẽ diệt được ổ manh trùng vi khuẩn Salmonella ở trong phân và khắp nơi trong chuồng. - Dùng chế phẩm chứa vi sinh vật có lợi giúp heo con ổn định vi sinh vật đường ruột sau tiêu chảy. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe

File đính kèm:

  • ppttu huyet trung va pho thuong han.ppt
Bài giảng liên quan