Tiểu luận Vai trò và sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng xảy ra ở gan

MỤC LỤC:

I. Lời mở đầu:

II. Chương I: SƠ LƯỢC VỀ GAN.

III. Chương II: VAI TRÒ CỦA GAN.

IV. Chương III: SỰ CHUYỂN HÓA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG XẢY RA Ở GAN.

1. Chuyển hóa chất đường.

2. Sản xuất và chuyển hóa chất axit béo.

3. Bào chế và thoái biến chất đạm.

4. Thanh lọc độc tố.

5. Tổng hợp chất mật.

V. Chương IV: CÁC BỆNH CỦA GAN.

1. Viêm gan.

2. Ung thư gan.

3. Xơ gan.

VI. Chương V: CÁCH PHÒNG BỆNH VÀ NGĂN NGỪA.

1. Các dấu hiệu mắc bệnh gan.

2. Ngăn ngừa.

3. Thức ăn tốt cho gan.

VII. Tài liệu tham khảo.

 

doc25 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vai trò và sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng xảy ra ở gan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ến tụy tạng (pancreas), tuyến thượng thận (adrenal glands), cũng như hệ thống thần kinh (parasympathetic & sympathetic systems), v.v.
Chuyển hóa chất đường.
Ðường là nguồn năng lượng chính cho óc, hồng huyết cầu, bắp thịt và thận. Khi sự cung cấp nhiên liệu và thức ăn từ hệ thống tiêu hóa bị gián đoạn, sự sống còn của các tế bào và cơ quan kể trên sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào gan.
Trong thời gian "nhịn ăn" này, gan là cơ quan chính chế tạo và cung cấp chất đường cho cơ thể, nhất là cho óc. Khi gan bị chai, khả năng biến hóa chất đường bị tổn thương dễ đưa đến sự thăng giảm thất thường của chất đường trong máu.
Ðường trong thức ăn nằm dưới nhiều dạng khác nhau: đường đơn (monosaccharide), đường đôi (disaccharide), và tinh bột. Từ hệ thống tiêu hóa, đường đơn được hấp thụ thẳng vào máu và có thể được tiêu thụ ngay lập tức mà không cần phải biến chế hoặc thay đổi. Ðường trong đa số các loại thực phẩm và trái cây thường nằm dưới dạng đường đôi.
Một trường hợp ngoại lệ là nho, một loại trái cây chứa đựng nhiều glucose (một loại đường đơn) nhất.  Ðường đôi như lactose (đến từ sữa), sucrose (đến từ các loại đường mía, đường củ cải cũng như đa số các loại trái cây) cần phải được tách ra thành đường đơn trước khi được hấp thụ.
Nhiều người Việt Nam, vì thiếu phân hóa tố lactase, nên không thể tiêu hóa được chất sữa (lactose intolerance). Những người này thường bị sình bụng, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy sau mỗi lần uống sữa hoặc tiêu thụ các sản phẩm pha chế từ sữa như bơ, cheese,
Tinh bột (starch) cũng là một dạng tồn trữ chất đường trong nhiều loại thực vật khác nhau như gạo, mì, khoai, v.v. Khi chúng ta ăn cơm, tinh bột từ gạo sẽ được chuyển hóa thành nhiều đơn vị đường khác nhau.
Vì thế, khi tiêu thụ thức ăn với nhiều tinh bột, chất đường trong máu của chúng ta sẽ tăng lên chậm chạp hơn, so với trường hợp nếu chúng ta uống một ly nước nho với toàn là đường đơn.
Sản xuất và chuyển hóa chất axit béo.
Acid béo là một trong những nguồn năng lượng quan trọng nhất được dự trữ trong cơ thể chúng ta và cũng là thành phần cơ bản của nhiều loại mỡ (lipids) quan trọng, kể cả chất triglyceride. Các loại mỡ này có thể được so sánh như những viên gạch của một căn nhà.
Vì thế, khi gan bị tổn thương, "nhà" sẽ bị rạn nứt, dễ đổ vỡ.  Gan cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp thu và biến chế các chất mỡ và cholesterol đến từ thức ăn thành những chất đạm mỡ (lipoproteins).
Những chất mỡ này không những chỉ là những nguồn nguyên liệu quý báu khi đói, mà còn là những thành phần cơ bản của nhiều chất hóa học và kích thích tố khác nhau. Sự điều chỉnh các chất mỡ này là một trong những yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể chúng ta trước nhiều bệnh tật. Chất mỡ và cholesterol được tìm thấy nhiều nhất ở các loại thịt mỡ, thịt nâu (dark meat), một số đồ biển như tôm, cua v.v.
Bào chế và thoái biến chất đạm.
Gan là cơ quan chính trong việc bào chế và thoái biến chất đạm. Mỗi ngày gan bào chế khoảng 12g chất albumin, một trong những chất đạm quan trọng nhất trong cơ thể. 
Ngoài nhiệm vụ duy trì áp suất thể tích (oncotic pressure), chất albumin này là những "xe vận tải" chuyên chở nhiều chất hóa học khác nhau. Khi gan bị chai, chất albumin giảm dần, dễ đưa đến phù thủng (edema).
Ngoài ra, gan là cơ quan chính bào chế những yếu tố đông máu (clotting factors). Khi gan bị viêm lâu năm, sự đông đặc của máu trở nên khó khăn, người bệnh dễ bị chảy máu. Hơn nữa, khi thiếu chất đạm, bệnh nhân viêm gan sẽ dễ bị nhiễm trùng và các vết thương sẽ khó lành hơn.
Thanh lọc độc tố.
Gan và thận là hai cơ quan chính trong cơ thể có khả năng loại bỏ các độc tố. Những độc tố dễ-tan-trong-nước (water-soluble) sẽ được loại qua thận. Những độc tố tan-trong-mỡ (lipid-soluble), sẽ được biến chế bởi những tế bào gan thành những chất kém nguy hiểm hơn, hoặc dễ hòa tan trong nước hơn. Khi gan bị chai, những độc tố sẽ ứ đọng lại trong cơ thể.
Tổng hợp chất mật.
Chất mật (bile) sau khi được chế tạo trong tế bào gan, sẽ được cô đọng và dự trữ trong túi mật. Sau mỗi bữa cơm, chất mật sẽ theo ống dẫn mật đi xuống tá tràng, trà trộn với thức ăn và giúp cơ thể nhũ hóa các chất béo. Khả năng sản xuất chất mật của người bị chai gan sẽ từ từ giảm dần gây ra trở ngại trong vấn đề hấp thụ chất mỡ và chất béo. 
Vì thế, họ sẽ dần dần mất ký rồi trở nên thiếu dinh dưỡng cũng như thiếu những vitamins tan-trong-mỡ như vitamin A, D, E, K. Khi thiếu vitamin K, họ sẽ dễ bị chảy máu hơn.
Tóm lại, gan đóng nhiều vai trò quan trọng trong việc bảo tồn sức khỏe của chúng ta. Gan được so sánh như người lính dũng cảm, canh gác những tiền đồn, giao tranh và phân giải tất cả các hóa tố đến từ hệ thống tiêu hóa, cũng như những cặn bã từ những hệ thống khác "lang thang" trong máu. Vì thế, một trong những nhiệm vụ chính của gan là thanh lọc độc tố.
Tuy nhiên, vì không hoàn toàn là một "bộ phận siêu Việt" (super organ), gan cũng có thể bị tàn phá bởi độc tố, vi trùng, vi khuẩn và nhiều bệnh tật khác nhau. May mắn thay, với khả năng tự tái tạo, trong đa số trường hợp viêm gan kinh niên (còn được gọi là mãn tính), gan vẫn tiếp tục hoạt động một cách tương đối bình thường trong một thời gian lâu dài.
Chương IV: CÁC BỆNH CỦA GAN.
Viêm gan:
Là tình trạng viêm và hoại tử tế bào gan (từ bình dân hay gọi là sưng gan). Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm gan: do thuốc, rượu , độc chất, chuyển hóa, tự miễn..quan trọng và phổ biến nhất ở nước ta là do siêu vi. Có nhiều loại siêu vi gay viêm gan : A, B, C, D, E, G, TT virus, Sen virusMột số siêu vi gây bệnh lý toàn thân gây viêm gan thứ phát: CMV (cytomegalo virus), EBV (Epstein Barr virus) ..Chỉ có virus gây viêm gan B, C, D là có thể gây viêm gan mãn tính và xơ gan. Ở nước ta phổ biến là viêm gan A, B, C; Trong đó, quan trọng là B, C do nguy cơ của xơ gan , ung thư gan.
Ung thư gan:
Dạng ung thư gan thường gặp nhất là do ung thư ở các hệ thống cơ quan khác di căn đến gan.
Những ung thư gan có nguồn gốc từ gan thì không được biết nhiều trừ khi nó được kết hợp với viêm gan siêu vi và các loại ký sinh trùng nhất định, các thuốc và các chất độc trong môi trường sống. Mỗi năm có 1.000 người Mỹ chết vì ung thư gan nguyên phát. Ở những người mang mầm bệnh viêm gan siêu vi B hay C thì nguy cơ phát triển thành ung thu gan tăng cao.
Xơ gan:
Sự xơ hóa của gan là một bệnh thoái trong đó tế bào gan bị tổn thương và bị thay thế bằng sự hình thành những mô sẹo. Mô sẹo phát triển làm lượng máu chảy qua gan bị giảm đi, do đó càng làm nhiều tế bào gan bị chết đi.Chức năng gan bị suy giảm gây ra những rối loạn ruột non-dạ dày, gầy kém, gan lách to, vàng da, ứ đọng dịch ở ổ bụng và các mô khác của cơ thể. Sự tắc nghẽn tuần hoàn ở các tĩnh mạch thường gây ói ra máu. 
Bất kỳ tác nhân nào gây ra tổn thương gan nghiêm trọng đều có thể gây xơ gan. Quá nữa số người chết do xơ gan là do nghiện rượu, viêm gan và do các loại vi-rút khác. Một vài hóa chất, nhiều chất độc, quá nhiều sắt hay đồng, tác dụng phụ nghiêm trọng với thuốc, và tắc nghẽn ống mật chủ cũng có thể gây ra xơ gan. 
Một vài loại xơ gan có thể điều trị, nhưng rất hiếm. Tại thời điểm này, việc điều trị chủ yếu là hổ trợ và có thể bao gồm một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, lợi tiểu, các vitamin kiêng rượu. Tuy nhiên, có nhiều tiến triển trong việc kiểm soát các biến chứng chính của xơ gan như dịch lưu lại trong ổ bụng, chảy máu và những thay đổi chức năng tâm thần. 
Chương V: CÁCH PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ.
Các dấu hiệu mắc bệnh gan:
Da và mắt thay đổi màu sắc bất thường, trở nên vàng. Dấu hiệu này gọi là hoàng đản và thường là dấu hiệu đầu tiên, đôi khi là dấu hiệu duy nhất của bệnh gan. 
Nước tiểu sậm màu. 
Phân xám, vàng hoặc bạc màu . 
Nôn ói, ói mửa và/hoặc chán ăn. 
Ói ra máu, đi cầu phân đen hoặc có máu. Xuất huyết tiêu hóa có thể xuất hiện khi các bệnh gan gây ra tắc nghẽn dòng máu qua gan. Sự chảy máu dẫn đến đi cầu ra máu hay phân đen, 
Bụng căng chướng. Bệnh gan có thể gây ra bụng báng do ứ đọng dịch trong khoang ổ bụng. 
Ngứa kéo dài và lan rộng. 
Thay đổi cân nặng bất thường: trọng lượng cơ thể tăng hoặc giảm quá 5% trong vòng 2 tháng. 
Đau bụng. 
Các rối loạn giấc ngủ, tâm thần và hôn mê xuất hiện ở bệnh gan nghiêm trọng. Các hậu quả này là do sự ứ đọng các chất độc trong cơ thể gây tổn thương chức năng của não. 
Mệt mỏi hoặc giảm khả năng chịu đựng. 
Ngăn ngừa:
Không uống quá 2 loại thức uống có rượu trong một ngày. 
Cẩn thận khi dùng chung vài loại thuốc với nhau; đặc biệt, không được trộn lẫn rượu và nhiều thuốc không có kê toa và các thuốc gia truyền với nhau. 
Tránh uống thuốc khi không cần thiết. Nếu có thể thì cũng cần tránh tiếp xúc với các hoá chất công nghiệp. 
Duy trì một chế độ ăn đầy đủ và cân đối. 
Đi khám bệnh nếu bạn phát hiện thấy bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào của bệnh gan. 
Thức ăn tốt cho gan.
Một chế độ ăn uống được gọi là cân bằng phải bao gồm việc đa dạng hoá các loại rau xanh, trái cây, hạn chế các chất béo gây hại, giảm thiểu chất ngọt.
Sở dĩ bạn nên tăng cường rau xanh và trái cây vào chế độ ăn uống của mình là bởi chúng có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, chất xơ có khả năng loại trừ các độc tố trong cơ thể, giảm nguy cơ phá hủy các tế bào (trong đó bao gồm cả các tế bào gan). 
Khi lựa chọn rau củ quả, bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại có màu xanh và đỏ, vì các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng đó là những loại rau quả có khả năng loại trừ độc tố trong cơ thể mạnh hơn các loại khác.
Gan cần rất nhiều nước để thực hiện quá trình đào thải. Thiếu nước, các loại độc tố gây hại sẽ không được bài tiết và đào thải ra bên ngoài cơ thể mà ngược lại chúng sẽ được tích tụ trong gan, lâu dần sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng gan.
Các thức ăn chứa nhiều muối
Việc thực hiện chế độ ăn ít muối natri sẽ dễ hơn nếu dùng thức ăn đông lạnh hoặc thức ăn tươi. Nên tránh dùng các loại rau củ đóng hộp, các loại xúp chế biến sẵn hoặc bữa ăn chế biến sẵn. Cần nhớ là các vị nêm trong món xúp (ví dụ nước tương), tỏi muối, rau muối, bột ngọt, tương hột, viên bột nêm vị bò, các vị nêm, mù tạc và ketchup cũng chứa rất nhiều muối natri.

File đính kèm:

  • docchuy+¬n -æß+ü 18 (vai tr+¦ v+á sß+¦ chuyß+ân h+¦a c+íc chߦÑt dinh d¦¦ß+íng xߦúy ra ß+ƒ gan).doc
Bài giảng liên quan