Tiểu sử Nguyễn Trung Trực

Nguyễn Trung Trực (chữ Hán: 阮忠直; 18391868) là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19 ở Nam Bộ.

Nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở xóm Lưới, xã Vĩnh Hội, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Ông nội là Nguyễn Văn Đạo, cha là Nguyễn Văn Phụng (hoặc Nguyễn Cao Thăng), mẹ là bà Lê Kim Hồng.

Sinh ra dưới thời Minh Mạng, thuở nhỏ ông có tên là Chơn.

Từ năm Kỷ Mùi (1859) đổi là Lịch (Nguyễn Văn Lịch, nên còn được gọi là Năm Lịch), và cũng từ tên Chơn ấy cộng với tính tình ngay thật, nên ông được thầy dạy học đặt thêm tên hiệu là Trung Trực.

Ông là con trưởng trong một gia đình có 8 người con. Lúc nhỏ, ông rất hiếu động, thích học võ nên khi lớn lên ông là người có thể lực khoẻ mạnh, giỏi võ nghệ và là người có nhiều can đảm, mưu lược.

Sau khi hải quân Pháp nhiều lần bắn phá duyên hải Trung Bộ, gia đình ông phải phiêu bạt vào Nam, định cư ở xóm Nghề làng Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, Phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) và sinh sống bằng nghề chài lưới .

Sau đó lại dời lần nữa xuống làng Tân Thuận, tổng An Xuyên.( nay là xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau )

 

ppt8 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu sử Nguyễn Trung Trực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TIỂU SỬ 
Nguyễn Trung Trực (chữ Hán: 阮忠直 ; 18391868) là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế k ỷ 19 ở Nam Bộ. 
Nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở xóm Lưới, xã Vĩnh Hội, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định . 
Ông nội là Nguyễn Văn Đạo, cha là Nguyễn Văn Phụng (hoặc Nguyễn Cao Thăng), mẹ là bà Lê Kim Hồng. 
Sinh ra dưới thời Minh Mạng, thuở nhỏ ông có tên là Chơn. 
Từ năm Kỷ Mùi (1859) đổi là Lịch (Nguyễn Văn Lịch, nên còn được gọi là Năm Lịch), và cũng từ tên Chơn ấy cộng với tính tình ngay thật, nên ông được thầy dạy học đặt thêm tên hiệu là Trung Trực. 
Ông là con trưởng trong một gia đình có 8 người con. Lúc nhỏ, ông rất hiếu động, thích học võ nên khi lớn lên ông là người có thể lực khoẻ mạnh, giỏi võ nghệ và là người có nhiều can đảm, mưu lược. 
Sau khi hải quân Pháp nhiều lần bắn phá duyên hải Trung Bộ, gia đình ông phải phiêu bạt vào Nam, định cư ở xóm Nghề làng Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, Phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) và sinh sống bằng nghề chài lưới . 
Sau đó lại dời lần nữa xuống làng Tân Thuận, tổng An Xuyên.( nay là xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau ) 
Tháng 2 năm 1859, Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Vốn xuất thân là dân chài, nằm trong hệ thống lính đồn điền của kinh lược Nguyễn Tri Phương, nên ông sốt sắng theo và còn chiêu mộ được một số nông dân vào lính để gìn giữ Đại đồn Chí Hòa, dưới quyền chỉ huy của Trương Định. 
Năm 1861, nhờ công đốt tàu L’Espérance , ông được triều đình phong chức Quyền sung Quản đạo nên còn được gọi là Quản Chơn hay Quản Lịch. Trong sự nghiệp kháng thực dân Pháp của ông, có hai chiến công nổi bật, đã được danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt khen ngợi bằng hai câu thơ sau: 
Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên đ ị a Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần. 
HỎA HỒNG NHẬT TẢO 
Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ (25 tháng 2 năm 1861), Nguyễn Trung Trực về Tân An. Lúc này, Pháp đã chiếm Mỹ Tho (tức thành Định Tường thất thủ vào ngày 12 tháng 4 năm 1861) nên thường cho những tàu chiến vừa chạy tuần tra vừa làm đồn nổi di động. 
 Một trong số đó là chiếc tiểu hạm Espérance (Hy Vọng), án ngữ nơi vàm Nhựt Tảo, thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. 
Tiểu hạm Espérance là một tàu gỗ có chỗ được bọc đồng chạy bằng hơi nước, có thể ra vào những luồng lạch cạn, được trang bị một đại bác cùng nhiều vũ khí đa năng. Đây là một trong những tàu thuộc hàng bậc nhất của hải quân Pháp lúc bấy giờ. Chỉ huy tàu là Parfait, một trung úy hải quân trẻ tuổi, cùng 42 lính thủy. 
Khoảng 150 nghĩa quân tham gia trận này dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Trung Trực cùng các thành viên khác là: Võ Văn Quang, Huỳnh Khắc Nhượng, Nguyễn Học, Nguyễn Văn Điền (hay Điều) và hương thôn Hồ Quang Chiêu  
Khoảng trưa ngày 10 tháng 12 năm 1861, sau khi bố trí xong lực lượng phục kích trên bờ, tức thì 5 chiếc ghe chở Nguyễn Trung Trực cùng 59 nghĩa quân giả làm đoàn ghe buôn lúa (hoặc đoàn ghe đám cưới) tiến sát tiểu hạm Espérance . Viên sĩ quan trực tưởng là đoàn ghe ghé xin phép lưu thông, nên nghiêng mình ra cửa sổ tàu thì bất ngờ bị vũ khí của nghĩa quân đâm trúng ngực. Liền khi ấy, nghĩa quân tay cầm gươm giáo và đuốc, từ các ghe nhảy lên, vừa la hét, vừa đánh xáp lá cà với lính thủy Pháp. 
Ở hai bên bờ, các nghĩa quân cũng nhanh chóng đến tiếp chiến. Nguyễn Học, Hồ Quang Chiêu lấy búa sắt phá tàu không vỡ nên đã cho phóng lửa đốt tàu, đánh chìm. 
Trận này quân của Nguyễn Trung Trực đã diệt 17 lính và 20 cộng sự người Việt, chỉ có 8 người trốn thoát 
Lúc đó, viên sĩ quan chỉ huy tàu là trung úy hải quân Parfait không có mặt, nên sau khi hay tin dữ, Parfait đã dẫn quân tiếp viện đến đốt cháy nhiều nhà cửa trong làng Nhật Tảo để trả thù. 
Theo sau chiến thắng vừa kể, nhiều cuộc tấn công quân Pháp trên sông, trên bộ đã liên tiếp diễn ra... 

File đính kèm:

  • ppttieu_su_nguyen_trung_truc.ppt
Bài giảng liên quan