Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự (Dựa trên trò chơi Đấu trường 100)

Bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

 (Dựa trên trò chơi Đấu trường 100 phát sóng trên VTV3)

MỤC ĐÍCH

 - Học sinh nắm vững các kỹ năng tìm hiểu đề, các bước lập y, lập dàn y.

 - Củng cố kiến thức.

 - Rèn luyện trí nhớ.

CHUẨN BỊ

- Bút chì (học sinh chuẩn bị).

- 30 tờ giấy A4 (giáo viên chuẩn bị sẵn).

- Quản trò chọn ra 2 bạn làm thư ký.

- Xếp chỗ ngồi cho các người chơi phụ theo số thứ tự danh sách lớp.

- Cử ra nhóm trưởng của từng bàn đã được xếp chỗ.

- Với tiêu chí làm việc công bằng, chấp hành đúng luật chơi nếu ai vi phạm không tuân thủ luật chơi sẽ bi loại ra ngoài.

- Chuẩn bị 3 gói câu hỏi.

- Đáp án.

 

doc6 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự (Dựa trên trò chơi Đấu trường 100), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
. ĐẤU TRƯỜNG
Bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự 
 (Dựa trên trò chơi Đấu trường 100 phát sóng trên VTV3)
MỤC ĐÍCH
 - Học sinh nắm vững các kỹ năng tìm hiểu đề, các bước lập y, lập dàn y.
 - Củng cố kiến thức.
 - Rèn luyện trí nhớ. 
CHUẨN BỊ
- Bút chì (học sinh chuẩn bị).
- 30 tờ giấy A4 (giáo viên chuẩn bị sẵn).
- Quản trò chọn ra 2 bạn làm thư ký.
- Xếp chỗ ngồi cho các người chơi phụ theo số thứ tự danh sách lớp.
- Cử ra nhóm trưởng của từng bàn đã được xếp chỗ.
- Với tiêu chí làm việc công bằng, chấp hành đúng luật chơi nếu ai vi phạm không tuân thủ luật chơi sẽ bi loại ra ngoài.
- Chuẩn bị 3 gói câu hỏi.
- Đáp án.
CÁCH TIẾN HÀNH
	Đấu trường 30 là một trò chơi được sản xuất theo bản quyền của đấu trương 100 và C.Ty Endemol N.V, Hà Lan.
	Đây là trò chơi ghi kỷ lục "trò chơi tương tác” đầu tiên có số người tham dự trực tiếp đông nhất tại lớp ta và được Ban tổ chức khẳng định là trò chơi tương tác có đầu tư lớn nhất và thiết bị kỹ thuật hiện đại nhất trong tất cả những chương trình hiện có mặt ở đây. 
	Cuộc tranh tài trên lớp học sẽ diễn ra giữa hai dãy trong lớp chúng ta, một bên là một người chơi chính được lựa chọn ngẫu nhiên từ số 31 người tham dự, một bên là 30 người chơi phụ, dưới hình thức khảo nghiệm kiến thức về “Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự”.
	Điểm gay cấn nhất của trò chơi này là người tham gia không thể dừng bất cứ lúc nào. Muốn chiến thắng, họ phải bảo toàn số điểm đến phút chót và phải vượt qua tất cả 30 người cùng chơi. 
 	Quản trò sẽ chọn ngẫu nhiên một người chơi chính trong 31 người tham dự. Người chơi chính phải trả lời đúng câu hỏi đầu tiên mới được quyền tiếp tục cuộc chơi. 
	Nếu trả lời sai ở câu hỏi đầu tiên này, người chơi chính sẽ bị loại, quản trò sẽ chọn người chơi chính tiếp theo từ những người chơi phụ có câu trả lời đúng. 
	Số điểm cho những người chơi phụ còn lại cho một câu hỏi luôn là 10 điểm, chia đều cho tổng số người chơi phụ còn lại trước mỗi câu hỏi. 
	Số điểm người chơi chính đoạt được sẽ bằng tổng số điểm của những người chơi phụ trả lời sai câu hỏi đó. Nguời chơi phụ chỉ có 6 giây để trả lời cho mỗi câu hỏi. Sau mỗi câu hỏi, những người chơi có câu trả lời sai (nhờ sự quan sát của thư ký và trưởng bàn) sẽ bị loại ra. 
	Khi trả lời sai ở bất kỳ câu nào, người chơi chính sẽ bị loại, quản trò sẽ chọn tiếp một trong số những người chơi phụ có câu trả lời đúng (giơ tay nhanh nhất) còn lại trong cuộc chơi để trở thành người chơi chính tiếp theo. 
	Người chơi chính khi trả lời đúng câu hỏi đầu tiên sẽ tiếp tục cuộc chơi với 4 quyền lựa chọn trợ giúp trong quá trình chơi còn lại : 
1. Giảm 25% số điểm hiện có. 
2. Giảm 50% số điểm hiện có. 
3. Giảm 75% số điểm hiện có. 
4. Quyền nhân đôi số điểm hiện có. 
	Người chơi chính sử dụng 4 quyền trợ giúp trên (khi không trả lời được câu hỏi hoặc cảm thấy không chắc chắn về phần trả lời của mình) để vượt qua câu hỏi đó và tiếp tục cuộc chơi. 
	Trong trường hợp sử dụng quyền trợ giúp này, người chơi chính sẽ không được cộng thêm điểm từ những người chơi phụ có câu trả lời sai. 
	Trợ giúp nhân đôi số điểm được sử dụng khi người chơi chính cảm thấy câu trả lời của mình là chính xác và sẽ có nhiều người chơi phụ có câu trả lời sai. Nếu kết quả đúng thì người chơi chính sẽ nhận được số điểm bằng 2 lần tổng số điểm của những người chơi phụ có câu trả lời sai. 
	Cuộc chơi tiếp diễn với luật chơi như vậy. 
*Gói 1:
Câu 1. Đề văn : “Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em”(*). Lời văn trên nêu ra những yêu cầu gì?
	A. Kể chuyện B. Câu chuyện em thích
	C. Bằng lời văn của em D. Cả A,B và C đều đúng
Câu 2. Những chữ nào trong đề (*) cho em biết điều đó?
	A. Kể B. Câu chuyện
	C. Ấn tượng D. Nhất với em
Câu 3: Những đề nào sau đây không phải là đề văn tự sự?
Kể chuyện về một người bạn tốt.
Kỉ niệm ngày thơ ấu. 
Miêu tả con mèo nhà em.
Ngày sinh nhật của em.
Câu 4. Trong đề văn (*) từ nào là từ trọng tâm?
Kể một câu chuyện.
Bằng lời văn của em.
Câu chuyện em thích.
A và B đúng.
Câu 5. Đề văn (*) yêu cầu làm nổi bật điều gì?
Câu chuyện từng làm em thích thú
 Câu chuyện em đã từng trải qua
Một câu chuyện buồn
Câu chuyện em vừa mới trải qua.
Đáp án gói 1: 1. D; 2. A; 3. C; 4. C; 5. A
Gói 2:
Câu 1. Các đề nào sau đây nghiêng về kể việc và tường thuật?
Kỉ niệm ngày thơ ấu
Ngày sinh nhật của em
Cả A và B đều đúng 
Cả A và B đều sai.
 Câu 2. Cách làm một bài văn Tự sự?
Tìm hiểu đề, lập ý
Lập dàn ý, lập ý
Tìm hiểu đề, lập dàn ý
Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý
Câu 3. Trong lập dàn ý có những phần nào?
Mở đầu
Diễn biến câu chuyện
Kết thúc
Cả A, B v à C đều đúng.
Câu 4. Em hiểu thế nào là viết “bằng lời văn của em”?
A. Suy nghĩ kĩ càng rồi viết ra bằng chính lời văn của mình
B. Không sao chép của người khác bất kể là ai
C. Nếu cần viện dẫn phải đặt trong ngoặc kép
D. Cả A, B v à C đều đúng.
Câu 5. Tìm hiểu đề bài thể hiện trong những bước nào?
A. Tìm hiểu kĩ lời văn của đề, nắm vững những yêu cầu của đề
B. Tìm hiểu bố cục
C. Mở bài
D. Thân bài
Đáp án gói 2: 1.C; 2.B; 3. D; 4. D; 5. A
Gói 3
Câu 1. Làm bài văn tự sự cần có những kĩ năng nào?
Tìm hiểu đề
Lập dàn y
Viết đoạn văn
Cả 3 kĩ năng trên
Câu 2. Cho biết kiểu mở bài nào sau đây là cách giới thiệu người anh hùng? 
Thánh Gióng là một vị anh hùng đánh giặc nổi tiếng trong truyền thuyết. Đã lên ba mà Thánh Gióng vẫn không biết nói, biết cười, biết đi. Một hôm...
Ngày xưa tại làng Gióng có một chú bé tất lạ. Đã lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười, biết đi...
Ngày xưa giặc Ân xâm lược bờ cói nước ta, vua sai sứ giả đi cầu người tài giết giặc. Khi tới làng Gióng. Một đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, biết đi tự nhiên nói được bảo bố mẹ ra mời sứ giả vào. Chú bé ấy là Thánh Gióng.
Người ta không ai là không biết Thánh Gióng. Thánh Gióng là một người đặc biệt. Khi đã ba tuổi vẫn không biết nói, biết cười, biết đi...
Câu 3. Tìm hiểu đề gồm những thao tác nào?
Đọc kĩ đề.
Xác định yêu cầu về nội dung và thể loại của đề.
Xác định phạm vi, giới hạn của đề.
Cả 3 thao tác trên.
Câu 4. Lập y là xác định những nội dung nào sẽ viết theo yêu cầu của đề?
Xác định nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và y nghĩa của câu chuyện.
 Xác định sự việc diễn biến, kết quả và y nghĩa của câu chuyện.
Xác định diễn biến, kết quả và y nghĩa của câu chuyện.
Xác định nhân vật, sự việc và y nghĩa của câu chuyện.
Câu 5. Dàn bài bài văn tự sự gồm ba phần:
	- Phần mở bài giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
	- Phần thân bài kể diễn biến của sự việc
	- Phần kết bài kể kết cục của sự việc
	A. Đúng
	B. Sai
Đáp án gói 3: 1.D; 2. A; 3. D; 4. A; 5. A
 Gói 4
Câu số 1. Vua Hùng đóng đô ở đâu?
	A. Hà Nội 
	B. Phú Thọ 
	C. Huế 
	D. Đà Nẵng
 Câu số 2. Tên nước ta đầu tiên là gì?
Văn Lang
Đại Cổ Việt
Vạn Xuân
Đại Việt
Câu số 3. Ai là người làm ra bánh chưng, bánh giày để dâng lên vua Hùng?
Mai An Tiêm
Thủy Tinh
Lang Liêu
Sơn Tinh
Câu số 4. “Cậu bé 3 tuổi” ra trận giúp vua Hùng đánh đuổi giặc Ân là ai?
Mã Lương
Lang Liêu
Sọ Dừa
Thánh Gióng 
Câu số 5. Cuộc gặp gỡ giữa Tiên - Rồng trong truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên là chỉ 2 nhân vật nào?
 A. Mỵ Châu - Trọng Thủy
 B. Chử Đồng Tử - Tiên Dung
 C. Lạc Long Quân - Âu Cơ
 D. Sơn Tinh - Thủy Tinh
Đáp án gói 3: 1.B; 2. A; 3. C; 4. D; 5. C
GÓI 4
Câu số 1. Sơn Tinh, Thủy Tinh đã xin hỏi cưới ai?
 A. Mỵ Nương
 B. Mỵ Châu
 C. Tiên Dung
 D. Huyền Trân
Câu số 2. Thành phố nằm trong sông là thành phố nào?
 A. Hải Dương
 B. Hải Phòng
 C. Hà Nội
 D. Huế
Câu số 3. Ngôi làng nào có 2 vua ?
 A. Đường Lâm
 B. Hà Nội
 C. Chúc Động
 D. Vạn Phúc
Câu số 4. Tiên Dung gặp Chử Đồng Tử ở nơi nào?
Bãi Phúc Xá
Bãi Tự Nhiên
Bãi Chèm
Văn Giang
Câu số 5. Hồ Hoàn Kiếm Còn có tên gọi khác là gì?
Hồ Tả Vọng
Hồ Lục Thủy
Hồ Gươm
Cả ba tên gọi trên
Đáp án gói 4: 1.A; 2. C; 3. A; 4. B; 5. D

File đính kèm:

  • docĐẤU TRƯỜNG.doc
Bài giảng liên quan