Tìm hiểu về Nguyễn Duy Hiếu - Người anh hùng đất nước Điện Bàn - Trần Thị Thanh Vân

Nguyễn Duy Hiệu sinh năm Đinh Mùi 1847 và mất năm Đinh Hợi 1887. Quê ông ở làng Thanh Hà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (nay thuộc xã Cẩm Hà, thị xã Hội An, Quảng Nam).

Ngay từ nhỏ Nguyễn Duy Hiệu đã nổi tiếng là người học giỏi nhất trong vùng. Ông là học trò của nhà giáo nổi tiếng Lê Tấn Toán, chẳng những thầy đã dạy chữ cho ông mà còn hun đúc tinh thần yêu nước bất khuất của cha ông trong trái tim người học trò yêu nước. Mới 14 tuổi, Nguyễn Duy Hiệu đã xứng danh “tuyên đệ nhất Tú tài” và sau đó năm 1876 ông đỗ cử nhân, năm 1879 đỗ Phó bảng.

Nguyễn Duy Hiệu được cử làm Giảng tập ở Dưỡng thiện đường dạy Hoàng tử Ưng Đăng (con nuôi thứ ba của vua Tự Đức, sau này là vua Kiến Phúc) do đó ông được phong tước Hồng lô Tự Khanh, vì thế sau này nhiều người gọi ông là ông Hường hoặc Hường Hiệu.
Sau khi vua Tự Đức mất, tình hình trong triều rối ren, bên đó giặc Pháp đã nện gót giày xâm lược trên quê hương đất nước, Nguyễn Duy Hiệu - một người ưu thời mẫn thế bèn từ quan về quê lập tổ chức Nghĩa Hội để mưu cầu chống Pháp. Ông đã cùng Trần Văn Dư, Phan Bá Phiến, Nguyễn Hàm phát động khởi nghĩa hưởng ứng Phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi.

 

ppt10 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về Nguyễn Duy Hiếu - Người anh hùng đất nước Điện Bàn - Trần Thị Thanh Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
học giỏi nhất trong vùng. Ông là học trò của nhà giáo nổi tiếng Lê Tấn Toán, chẳng những thầy đã dạy chữ cho ông mà còn hun đúc tinh thần yêu nước bất khuất của cha ông trong trái tim người học trò yêu nước. Mới 14 tuổi, Nguyễn Duy Hiệu đã xứng danh “tuyên đệ nhất Tú tài” và sau đó năm 1876 ông đỗ cử nhân, năm 1879 đỗ Phó bảng.Nguyễn Duy Hiệu được cử làm Giảng tập ở Dưỡng thiện đường dạy Hoàng tử Ưng Đăng (con nuôi thứ ba của vua Tự Đức, sau này là vua Kiến Phúc) do đó ông được phong tước Hồng lô Tự Khanh, vì thế sau này nhiều người gọi ông là ông Hường hoặc Hường Hiệu. Sau khi vua Tự Đức mất, tình hình trong triều rối ren, bên đó giặc Pháp đã nện gót giày xâm lược trên quê hương đất nước, Nguyễn Duy Hiệu - một người ưu thời mẫn thế bèn từ quan về quê lập tổ chức Nghĩa Hội để mưu cầu chống Pháp. Ông đã cùng Trần Văn Dư, Phan Bá Phiến, Nguyễn Hàm phát động khởi nghĩa hưởng ứng Phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi. NGUYEÃN DUY HIEÄU - NGÖÔØI ANH HUØNG ÑAÁT ÑIEÄN BAØNNgày 4-9-1885, nghĩa quân đã đánh chiếm Nha Sơn phòng do Nguyễn Đình Tựu chỉ huy, Đình Tựu đã làm đơn tâu triều đình sau đó bỏ cả binh lính doanh trại cáo bệnh từ quan. Với thắng lợi đầu tiên này, đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần của binh sĩ. Tiếp đó là trận đánh phủ đầu quân viễn chinh ở thành La Qua (phủ Điện Bàn) và đã thắng lợi. Sau đó nghĩa quân đã vây đánh cứ điểm lớn của giặc ở Trà Kiệu và Phú Thượng là hai cứ điểm lớn nhất của tỉnh Quảng Nam và thu được thắng lợi to lớn.Từ hoạt động ngày càng mở rộng và càng mạnh của nghĩa quân, giặc Pháp đã điên cuồng phản công trên toàn tuyến và dần dần lấy lại những căn cứ đã mất. Để tiếp tục kháng chiến, Nguyễn Duy Hiệu và các thủ lĩnh đã thực hiện tiêu thổ kháng chiến trên diện rộng của tỉnh Quảng Nam và vùng lân cận, khiến giặc đi đến đâu cũng thấy cảnh hoang tàn, không dân làm cho chúng rất hoang mang. Song dần dần, nghĩa quân cũng sức cùng lực kiệt, nhất là sau khi một thành viên trong ban lãnh đạo là Trần Văn Dư bị giết, thì giặc đàn áp rất mạnh. Giặc dùng tên tay sai Nguyễn Thân để tiêu diệt nghĩa quân, trong cơn vận bí, Nguyễn Duy Hiệu cùng phó tướng Phan Bá Phiến tuyên bố giải tán nghĩa quân. Để địch khỏi bắt bớ trả thù những người theo nghĩa quân, Phan Bá Phiến tuẫn tiết và Nguyễn Duy Hiệu lọt vào tay giặc. Chúng đóng cũi đưa ông về kinh đô dụ hàng, nhưng bất lực trước khí phách ngoan cường của ông. Cuối cùng tòa khâm sứ Pháp và bù nhìn Nam triều đã xử ông án chém. Ngày 1-10-1887, trên đường ra pháp trường, Nguyễn Duy Hiệu đã đọc bài thơ tuyệt mệnh gửi hậu thế trong đó có câu: “Non sông phần tự như trời định Cây cỏ buồn xem thế đất cùng Chìm nổi đời nay ai đó tá? Chớ đem thành bại luận anh hùng”. Sau đó ông ung dung bước lên đoạn đầu đài.Hậu thế cũng không “đem thành bại luận anh hùng”, dẫu cuộc khởi nghĩa của Nghĩa Hội bị thất bại, nhân dân vẫn cảm phục và kính trọng ông. Ở thị xã Hội An có bia tưởng niệm Nguyễn Duy Hiệu. Ở xã Cẩm Hà quê ông có bức tượng đài khí phách của ông. Đây là chân dung cụ Nguyễn Duy Hiệu được đặt trang nghiêm trong khuôn viên của Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu.Lăng mộ cụ Nguyễn Duy Hiệu ở Hội An. Tinh thần yêu nước của Nguyễn Duy Hiệu với khí phách anh hùng của ông cùng với khu tưởng niệm và mộ phần của ông, mãi mãi là niềm tự hào, là tài sản vô giá của nhân dân Quảng Nam nói riêng và nhân dân ta nói chung. Nguyễn Duy Hiệu đã là một tên tuổi bất diệt. NGUYEÃN DUY HIEÄU - NGÖÔØI ANH HUØNG ÑAÁT ÑIEÄN BAØNMười ngày sau, giải tán đảng, dặn dò phủ ủy các chiến hữu xong, Nguyễn Duy Hiệu cùng tú Nghị bí mật theo đường nước sông Trường Giang về Thanh Hà. Sau khi khấn vái bàn thờ tổ tiên, ông mặc áo dài đen, đội khăn đóng, ngồi trước bàn thờ Quan Vân Trường, rồi cho người đi báo Nguyễn Thân đến bắt. Chúng nhốt ông vào cũi giải về kinh. Ngồi trong cũi ông vẫn ung dung cầm chiếc quạt phe phẩy, lặng yên nhìn đồng bào đang vây quanh. Pháp yêu cầu đưa cũi ông đến Tòa Khâm cho Khâm sứ nhìn tận mặt trước. Sau đó đưa ngay vào trại võ lâm, trong nội thành. Ông bị tra tấn dữ dội, nhưng nhất quyết không khai, một mình chịu tất cả trách nhiệm: “Nghĩa hội Quảng Nam có ba tỉnh, không dưới vài trăm, đều là người có tên tuổi. Nhưng cam tâm làm giặc duy có một mình Hiệu nầy thôi. Kỳ dư đều bị ép theo. Họ sợ thiêu hủy nhà cửa không dám không theo, ngoài ra không có bụng gì khác.Vậy chém một mình Hiệu cũng đủ, chớ nhọc lòng hỏi tội những kẻ khác làm gì?”. Nhờ vậy, Nguyễn Hàm cùng một số các chiến hữu khác bị bắt một lần với ông được tha vì không đủ chứng cớ. Về sau Nguyễn Hàm hợp tác làm quân sư cho Phan Bội Châu, bí mật lập “Hội Duy Tân” tiếp tục kháng Pháp.Triều đình nghị xử án Nguyễn Duy Hiệu bị “lăng trì,” nhưng vua Đồng Khánh gia ân cho chém ngay; vợ con đều phạt giao cho sơn phòng Quảng Nghĩa, Bình Định làm “nô lệ.”Nguyên tác:Tây Nam vô địch xích đông tri, Tảo cập kim thời thế khả vi. Nhược sử gian phong vô áo điện, Hà nan trung đính thát cường di. Hàn sơn kỷ đắc cô tùng cán, Đại hạ yên năng nhất mộc chi. Hảo bả đan tâm triều liệt thánh,Trung thu minh nguyệt bạn ngô qui.Bài dịchVô địch Tây Nam biết đã thừa,Thời cơ như thế lẽ ngồi trơ.Nếu không mũi nịnh làm tay kín,Nào khó làm tung vác gậy bừa. Núi lạnh tùng côi xơ xác đứng, Nhà to cột một khó ngăn ngừa.Về chầu liệt thánh lòng son đấy, Tháng tám trăng rằm sẵn dịp đưa.  (Huỳnh Thúc Kháng dịch)Trong ngục, Nguyễn Duy Hiệu có làm hai bài thơ “Lâm hình thời tác” như sau:Nguyên tác:Cần vương thệ dữ Bắc Nam đồng,Vô nại khuông tương lộ vị thông.Vạn cổ cương thường vô Ngụy Tháo,Bách niên tâm sự hữu Quan Công.Thiên thư phận dĩ sơn hà định,Địa thế sầu khan thảo mộc cùng.Ký ngữ phù trầm tư thế giả,Hưu tương thành bại luận anh hùng.Bài dịch:Cần vương Nam Bắc một lòng  chung,Khốn nỗi tôn phò lối chửa thông.Muôn thuở cương thường không Ngụy Tháo,Trăm năm tâm sự có Quan Công.Non sông chưa rõ do trời định,Cây cỏ buồn trông thấy đất cùng.Nhắn bảo nổi chìm ai đó tá, Chớ đem thành bại luận anh hùng. (Chu Thiên dịch)NGUYEÃN DUY HIEÄUNGÖÔØI ANH HUØNG ÑIEÄN BAØNSáng ngày rằm tháng 8 năm Đinh Hợi (1-10-1887), sau khi Đồng Khánh phê chuẩn bản án, Nguyễn Duy Hiệu, mình trần, tóc quấn ngược lên đầu, vận một quần lụa, thắt lưng màu đỏ, thung dung ra pháp trường với một nụ cười, không mảy may xúc động.Quân Pháp hỏi trước khi chết có ông có muốn điều gì không, Nguyễn Duy Hiệu trả lời muốn đứng thẳng để bị chặt đầu, vì không khi nào quì mọp trước cường quyền, và cũng không muốn bị bịt mắt, vì muốn nhìn giang sơn đất nước lần cuối cùng trước khi nhắm mắt. Quân Pháp đồng ý. Nguyễn Duy Hiệu nói với tên đao phủ rằng: Ta đây, giang sơn đã mất, gia đình tiêu tan, bạn bè, đệ tử, cả đến thầy dạy học cũng đều phản bội ta. Nay còn ngươi là kẻ cuối cùng, ta yêu cầu ngươi ra tay chặt đầu ta một phát cho mau lẹ, ta sẽ biếu ngươi chiếc thắt lưng đỏ của ta. Tên đao phủ hứa sẽ làm đúng như thế. Nhưng vì thân hình của Nguyễn Duy Hiệu cao to hơn tên đao phủ, mà lại đứng thẳng, rất thất thế cho y ra tay chặt, nên nhát thứ nhất không đứt cổ ngay mà trúng vào một khớp xương, máu phun ra thành vòi. Nguyễn Duy Hiệu tợn mắt bảo: Ra ngươi cũng phản bội ta nữa sao? Bọn lính chạy đến vật Nguyễn Duy Hiệu xuống để tên đao phủ chặt đầu cho đứt. Rồi dùng ngựa trạm đặc biệt hỏa tốc đưa ngay thủ cấp ông về Điện Bàn, quê của ông, bêu lên cho dân thấy.“Gia đình của Nguyễn Duy Hiệu bị đưa đi đày gồm có bà mẹ già 85 tuổi, người vợ, ba người con trai (con cả, con thứ nhì và thứ năm), cùng hai người con gái, đều bị mang gông tạ (là loại gông rất nặng) xiềng tay, và bị áp giải đi bộ từ Quảng Nam vào Quảng Ngãi. Đến Tam Kỳ, bà vợ sinh một con gái. Dọc đường dân chúng đặt bàn hương án ra khóc lạy tiễn đưa. Về sau không bao lâu, Đồng Khánh tha cho về lại nguyên quán. Người Pháp muốn cấp cho con cháu học bổng nhưng gia đình nhất định không nhận.” 	Khâm sứ Pháp lúc đó là Baille mục kích cảnh tượng ấy, không nén được xúc cảm, và không khỏi không khâm phục thái độ khí phách trầm hùng của địch thủ, nên đã ghi nhận lại rất trung thực trong tác phẩm Souvenirs d'Annam của ông mấy lời ca tụng như sau:	“Ngày hôm sau, Hiệu ra pháp trường với một nụ cười trên môi (...) Hiệu đợi cái chết, (ứng xử) xứng với danh vị một con người của nòi giống mình (Việt Nam), của cấp bực mình (Hội chủ Cần vương), nghĩa là y đợi chết, không sợ sệt, chịu đựng chết như một người tin theo định mệnh, coi cái chết như một quyết định của số phận không có gì để phải công phẫn chống lại. (...) Hiệu là trong hạng người mà ta thường thấy ở Nam kỳ và ở Trung kỳ, vừa làm thơ vừa đi đến pháp trường, rồi viết thơ bằng đầu bút lông, tay không một chút run rẩy, không để bộc lộ ra một xúc cảm nào cả.” 	Tưởng không kết luận nào giá trị hơn lời của chính kẻ chiến thắng đã ca tụng địch thủ bại trận. Trước cái chết của anh hùng Nguyễn Duy Hiệu, kẻ cầm đầu quân chánh Pháp đã phải khen lây đến khí phách nòi giống Việt, đến phong cách nhà lãnh đạo kháng chiến chúng ta.	Trong bài “luận” thi đình trước Tự Đức, Nguyễn Duy Hiệu đã bàn đến ba phẩm hạng của Kẻ Sĩ, mà phẩm hạng thứ nhất là “biết liêm sỉ (biết xấu hổ), và đi ra nước ngoài không làm nhục mạng vua” (hiểu theo ngày nay là không làm nhục quốc thể). Nhưng bọn vua quan tay sai của ngoại bang ở thời nào cũng chỉ là bọn người không biết xấu hổ là gì. Vua thì chạy theo năn nỉ giặc để xin lên ngôi, quan thì nịnh bợ để được giàu sang trên xương máu đồng bào. Mà chúng nào có thấy sỉ nhục cho cá nhân mình, cho tổ tiên, cho dân tộc, cho đất nước mình đâu!	Khâm sứ Pháp còn ngạc nhiên khi thấy kẻ sĩ Việt mỉm cười, làm thơ trong khi chờ đợi người ta dẫn mình đi chặt đầu. Một cảnh tượng ít khi thấy trong lịch sử cổ kim trên thế giới.	Cái chết như Nguyễn Duy Hiệu đã thăng hoa đưa vào hàng bất tử. Ngày nay, hỏi có ai còn nhớ lại lời trối của con người đất Quảng kia không :“Một mình ta chết, không đủ tiếc.Sau này, có kẻ làm thành chí ta, tức là ta còn sống đó.” NGUYEÃN DUY HIEÄUÑEÀN THÔØ CUÏ NGUYEÃÃN DUY HIEÄUĐây là ngôi trường mang tên vị anh hùng dân tộc và cũng là niềm tự hào của người dân Điện Bàn – Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu XIN CHAÂN THAØNH CAÛM ÔNSÖÏ QUAN TAÂM THEO DOÕICUÛA THAÀY GIAÙO VAØ CAÙC BAÏN !

File đính kèm:

  • pptNGUYENDUYHIEU.ppt
Bài giảng liên quan