Tình huống sư phạm thi Giáo viên chủ nhiệm

Tình huống 1: Một học sinh sắp bị đưa ra xét ở Hội đồng kỷ luật. Phụ huynh là người có chức vị chủ chốt ở địa phương đến đề nghị bạn với tư cách là giáo viên chủ nhiệm xin với Hội đồng kỷ luật chiếu cố và “cho qua”. Nếu là giáo viên chủ nhiệm, bạn ứng xử thế nào với vị phụ huynh đó?

Cách giải quyết:

 Tóm tắt lại khuyết điểm trầm trọng mà học sinh vi phạm. Đề nghị gia đình cùng thống nhất với giáo viên chủ nhiệm đánh giá mức độ vi phạm và biện pháp kỷ luật cần thiết, coi đó là biện pháp giáo dục để em học sinh có dịp “tỉnh ngộ” rút kinh nghiệm và sửa chữa khuyết điểm.

 Đầu tiên bạn nên ôn tồn giải thích cho vị phụ huynh đó hiểu được mức độ vi phạm kỷ luật trầm trọng của con họ và biện pháp xử lý kỷ luật là cần thiết để giáo dục em. Bạn phải nói thế nào để vị phụ huynh đó hiểu rằng việc đưa trường hợp của em ra xét ở Hội đồng kỷ luật nhà trường không có gì khác là nhằm giúp đỡ em tiến bộ, chỉ cho em thấy hậu quả của việc vi phạm kỷ luật, để em nhận lỗi và chịu trách nhiệm về những việc làm sai trái của mình. Có như thế lần sau em mới không tái phạm.

 Bạn cần nói để phụ huynh của em hiểu rằng chiếu cố cho em lúc này không phải là giúp đỡ em mà trái lại, chỉ làm hại em, và rất có thể lần sau em vẫn tiếp tục phạm lỗi

 

doc11 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình huống sư phạm thi Giáo viên chủ nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
muốn đưa trực tiếp cho bạn thì có thể lên gặp cô để nộp quỹ cho bạn A. Cô sẽ rất cám ơn và đánh giá cao sự trung thực ấy. Các em biết không, thực ra cô không thiếu cách để truy xét các em đến cùng nhưng cô đã không làm như vậy, vì cô biết các em không bao giờ muốn điều đó và điều quan trọng là cô tin vào tình cảm của các em dành cho bạn bè cùng lớp học”.
Những lời lẽ chí tình ấy của bạn chắc chắn sẽ khiến các em tôn trọng và em nào đã trót phạm lỗi cũng có thêm dũng khí để nhận lỗi, vì em tin tưởng rằng cô sẽ không bao giờ mạt sát, phê bình em gay gắt và em vẫn có thễ giữ được tình cảm và sự tôn trọng của các bạn trong lớp mặc dù mình đã phạm tội. 
Tình huống 7: Có một học sinh vi phạm nghiêm trọng nội quy của nhà trường. Ban giám hiệu yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải đưa em đó về tận nhà để nói chuyện với bố mẹ. Nhưng khi chưa kịp để giáo viên trình bày xong, bố của em học sinh đó đã đứng dậy tát em học sinh tới tấp vì đã làm “xấu mặt” gia đình. Vào địa vị của người giáo viên chủ nhiệm này, bạn xử lý sao đây? 
Cách giải quyết: Bạn can thiệp không cho người bố tiếp tục đánh học sinh đó. Đồng thời bạn dùng những lời lẽ giải thích cho vị phụ huynh hiểu đó không phải là cách giáo dục hay và yêu cầu gia đình cùng phối hợp với nhà trường để giáo dục em.
 Đứng trước tình huống khó xử này bạn nên thật bình tĩnh và khéo léo. Hãy cố gắng kiềm chế sự tự ái để nhanh chóng tìm ra phương án xử lý. Trước hết bạn cần tìm cách chấm dứt ngay hành động đánh con của vị phụ huynh đó và phân tích để phụ huynh nhận ra rằng trong việc giáo dục học sinh bạo lực không bao giờ đem lại kết quả tốt đẹp mà đôi khi còn phản tác dụng. Sau khi vị phụ huynh đó có vẻ bình tĩnh trở lại, bạn bắt đầu câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng, cởi mở. Bạn phải giải thích cho phụ huynh hiểu nhà trường luôn coi trọng vai trò của gia đình trong việc phối hợp để giáo dục học sinh, nhất là khi chúng phạm lỗi. Dù đó có thể là một học sinh nghịch ngợm, hay vi phạm nội quy của trường, lớp nhưng không bao giờ mong muốn gia đình lại giáo dục em bằng những hình thức tiêu cực, phản khoa học như đánh đập, chửi mắng thậm tệ, xúc phạm đến lòng tự trọng của các em. Ở độ tuổi học sinh trung học các em đã có ý thức về cái tôi cá nhân, cần được người lớn tôn trọng. Chính vì vậy, chỉ có sự nhẹ nhàng, ân cần nhưng tuyệt đối nghiệm khắc mới có tác dụng khi chúng có lỗi. Bạo lực hay sự xúc phạm quá đáng chỉ khiến chúng dễ nảy sinh tâm lý chống đối và trở nên ương ngạnh hơn mà thôi.
Những cố gắng của bạn sẽ có ý nghĩa hơn khi thẳng thắn đề xuất với gia đình những biện pháp cụ thể để cùng giúp đỡ em học sinh đó tiến bộ. Sự điềm tĩnh, khéo léo và tình thương yêu, trách nhiệm với học trò là điều kiện quan trọng để bạn xử lý thành công tình huống này.
Tình huống 8: Trong giờ học, một nhóm học sinh mất trật tự Bạn làm thế nào?
 Cách giải quyết: Tạm ngưng bài giảng, nghiêm nét mặt, hướng mắt về phía có HS mất trật tự, đợi lớp trật tự rồi tiếp tục giảng.
Tình huống 9 : Khi đang giảng bài, phát hiện một HS đang đọc truyện Bạn làm thế nào?
 Cách giải quyết: Yêu cầu HS đưa quyển truyện cho giáo viên, cuối giờ gặp riêng HS đọc truyện để góp ý.
Tình huống 10: Một học sinh khá của lớp bất ngờ sa sút về lực học bạn làm thế nào?
 Cách giải quyết: Tìm hiểu nguyên nhân, thăm hỏi gia đình, phối hợp với phụ huynh học sinh cùng tìm cách giải quyết.
Tình huống 11: Khi kiểm tra bài cũ, một học sinh không thuộc bài vì lý do tối hôm trước bị mất điện nên không học được bài bạn làm thế nào?
 Cách giải quyết: Nghiêm túc nhắc nhở, khuyên bảo học sinh, sau đó tế nhị tìm hiểu nguyên nhân và tính trung thực của học sinh.
Tình huống 12: Sau bài kiểm tra 1 tiết, do đề bài quá khó, điểm của học sinh quá thấp bạn làm thế nào?
Cách giải quyết: Huỷ bài kiểm tra, thay khi có điều kiện, đồng thời quán triệt học sinh phải chịu khó học vì sẽ không có lần thứ hai như vậy nữa.
 Tình huống 13: Trong giờ học có 2 học sinh đùa nghịch bạn làm thế nào?
Cách giải quyết: Yêu cầu lớp giữ trật tự, nhắc 2 học sinh đùa nghịch cuối giờ ở lại.
Tình huống 14: Học sinh gặp giáơ viên trên đường đi nhưng không chào bạn làm thế nào?
Cách giải quyết: Coi như không có gì xảy ra, nhân dịp nào đó sẽ đưa ra bài học giáo dục.
 Tình huống 15 : Đang giờ học, 1 học sinh nam ném thư cho học sinh nữ bạn làm thế nào?
 Cách giải quyết: Xuống chỗ học sinh nữ, yêu cầu đưa tờ giấy, xem và cất đi, tiếp tục giảng bài, sau đó gặp riêng 2 học sinh để nhắc nhở.
 Tình huống 16: Lớp 5 đang chọn học sinh làm lớp trưởng, một em học giỏi nhưng hoạt động chưa năng nổ, một em hoạt động rất năng nổ nhưng lực học hơi hạn chế bạn làm thế nào?
 Cách giải quyết: Bỏ phiếu kín, sau đó giáo viên chủ nhiệm kiểm phiếu và lấy theo đa số phiếu.
 Tình huống 17: Trong giờ học giáo viên phát hiện có 2 học sinh đang sụt sịt khóc bạn làm thế nào?
 Cách giải quyết: Nhẹ nhàng nhắc lớp tập trung học, đưa mắt nhìn về phía 2 học sinh, cuối giờ sẽ gặp riêng để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục.
* Tình huống 18: Giờ kiểm tra, nhắc nhầm tên học sinh phản ứng bạn làm thế nào?
 Cách giải quyết: Yêu cầu lớp trật tự, xuống chỗ học sinh nhắc tên để kiểm tra tên và nhắc nhở thái độ làm bài, yêu cầu lớp khẩn trương làm bài.
 Tình huống 19: Khi học sinh giả mạo chữ ký của phụ huynh bạn làm thế nào?
 Cách giải quyết: Gặp riêng học sinh để nhắc nhở, rút kinh nghiệm, đồng thời bí mật liên hệ với gia đình.
Tình huống 20: Giờ chào cờ, có 5 học sinh không mặc đồng phục, ban giám hiệu biết và nói với GVCN bạn làm thế nào?
 Cách giải quyết: Hỏi lý do và phê bình 5 học sinh trước lớp, yêu cầu làm bản kiểm điểm.
* Tình huống 21: Giáo viên mắng học sinh quá mức, học sinh cầm cặp bỏ về bạn làm thế nào?
 Cách giải quyết: Thầy xin lỗi cả lớp vì đã quá nóng nảy, nhưng các em yên tâm, thầy sẽ tìm cách gặp riêng bạn học sinh đó.
* Tình huống 22: Học sinh trong lớp cứ chê tật xấu của bạn mình, ví dụ nói ngọng “n và l” -> làm thế nào?
 Cách giải quyết: Khi không có mặt học sinh đó thì nhắc lớp không được cười bạn mình, đồng thời tích cực giúp em học sinh đó sửa chữa.
Tình huống 23: Trong khi giảng bài, một học sinh nhại lời giáo viên bạn làm thế nào?
Cách giải quyết: Tạm ngưng, hướng về phía học sinh: “Điều em nói là thừa, vì các bạn trong lớp nghe lời thầy giảng hơn là nghe e nói”.
 Tình huống 24: Phê bình 1 học sinh, sau đó phát hiện em đó không có lỗi bạn làm thế nào?
 Cách giải quyết: Nhân dịp nào đó, nói với học sinh đó: “Hôm trước thầy phê bình em nhưng em không có lỗi, người lớn đôi khi cũng mắc sai lầm”.
 Tình huống 25: Đang giảng bài, 2 học sinh nam đánh nhau bạn làm thế nào?
 Cách giải quyết: Yêu cầu 1 trong 2 chuyển chỗ khác rồi tiếp tục giảng.
Tình huống 26: Giờ chữa bài tập, học sinh tìm ra cách giải khác bạn làm thế nào?
 Cách giải quyết: Nói với lớp: “1 bài tập có thể có nhiều cách giải khác nhau, bài giảng của thầy chỉ là một cách giải, các em hãy cố gắng để tìm ra nhiều cách giải cho một bài tập”.
Tình huống 27: Giờ chữa bài tập, giáo viên bị nhầm dấu + thành dấu – và học sinh phát hiện ra -> làm thế nào?
Cách giải quyết: Xin lỗi cả lớp, cảm ơn em học sinh đã phát hiện ra sự nhầm lẫn của mình, rồi sửa lại và tiếp tục giảng.
 Tình huống 28: Giáo viên vào lớp, cả lớp đứng chào, có mấy học sinh vẫn còn đùa nghịch bạn làm thế nào?
 Cách giải quyết: Giáo viên đứng nghiêm, đưa mắt về phía học sinh đùa nghịch, đến khi lớp im lặng thì nói: “cô chào các em. Mời các em ngồi”.
* Tình huống 29: Đang giảng bài, một học sinh nữ kêu rú lên vì có học sinh nam bỏ con thạch sùng vào ngăn bàn bạn làm thế nào?
 Cách giải quyết: Yêu cầu học sinh đó tự giác nhặt con thạch sùng đem ra hành lang bỏ vào thùng rác và trở lại lớp học.
 Tình huống 30: Trong lớp có học sinh học yếu, hay nghịch, nhưng lại được lớp đề nghị giữ chức đội trưởng đội bóng bạn làm thế nào?
Cách giải quyết: Yêu cầu học sinh đó không được đùa nghịch, và phải vươn lên trong học tập thì mới xem xét có cho làm đội trưởng hay không.
 Tình huống 31: Học sinh bị rách quần bạn làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Đến cạnh em học sinh đó và nói nhỏ: “Em hãy về thay trang phục đi, thầy cho phép em đến muộn một chút cũng được”.
 Tình huống 32: Trong giờ học, lớp trưởng quay xuống hỏi bạn, bạn làm thế nào?
 Cách giải quyết: Hết giờ nhắc riêng em đó: “Trong lớp em cũng nói chuyện riêng liệu có bảo được các bạn không”.
 Tình huống 33: Trong giờ học, 1 học sinh đứng dậy: “cô dạy nhanh quá” -> làm thế nào?
 Cách giải quyết: Bài học hôm nay hơi dài, thầy sẽ cố gắng nói chậm hơn, nhưng các em cũng cần tập trung nghe nhé.
Tình huống 34: Khi kiểm tra bài cũ, phát hiện 1 học sinh quên không cài khoá quần bạn làm thế nào?
 Cách giải quyết: “Em có thể về chỗ”. Sau giờ học nhắc học sinh này ở lại để gặp: “Em có biết vì sao thầy cho em về chỗ không?”...
 Tình huống 35: Trong giờ học, phát hiện học sinh đang làm bài tập của môn học khác bạn làm thế nào?
 Cách giải quyết: Nghiêm túc nhắc nhở học sinh: “Giờ nào việc nấy”. Chúng ta phải biết sắp xếp thời gian một cách khoa học thì việc học tập mới đạt kết quả, sắp thi học kỳ rồi đấy.
Tình huống 36: Năm học mới đã bắt đầu được 1 tháng nhưng vẫn có 3 học sinh lớp chủ nhiệm không mặc đồng phục bạn làm thế nào?
 Cách giải quyết: Cuối giờ học nhắc cả lớp: “Kể từ ngày mai, các em phải mặc đồng phục khi đi học, em nào có lý do đặc biệt thì gặp cô”.
 Tình huống 37: Gọi học sinh lên bảng làm bài tập, học sinh loay hoay, quay xuống dưới cầu cứu bạn làm thế nào?
 Cách giải quyết: Đặt một số câu hỏi gợi ý cho học sinh tìm ra cách giải.
* Tình huống 38: Trống vào lớp, 1 học sinh nghịch chốt cửa, giáo viên phải gõ cửa mới cho vào bạn làm thế nào?
 Cách giải quyết: Chắc là em nào đóng cửa để thầy vào lớp sẽ không còn thời gian kiểm tra bài cũ nữa chứ gì, nếu hôm qua đi dã ngoại thì cứ nói, thầy sẽ không kiểm tra. Em nào đóng cửa không cho thầy vào là hành động vô lễ đấy.
Tình huống 39: Trong giờ học, có 1 học sinh gục khóc trong lớp bạn làm thế nào?
Cách giải quyết: Hết giờ học, nhắc em học sinh đó ở lại, hỏi xem có chuyện gì xảy ra rồi tìm cách khuyên bảo.

File đính kèm:

  • docTINH HUONG thi GVCN.doc
Bài giảng liên quan