Trắc nghiệm Kiểm tra phần Đột biến - Đề 5
Câu hỏi 1:
Cơ chế gây đột biến đa bội của cônsixin là do:
A. Tách sớm tâm động của các nhiễm sắc thể (NST) kép
B. Cản trở sự hình thành thoi vô sắc
C. Ngăn cản không cho các NST trượt trên thoi vô sắc
D. Cản trở sự phá vỡ màng nhân ở cuối kì đầu
E. Ngăn cản không cho màng tế bào phân chia
Câu hỏi 2:
Cơ thể tam bội như dưa hấu, nho thường không hạt do:
A. Xuất phát từ các dạng 2n không sinh sản hữu tính
B. Các dạng tam bội chuyển sang dạng sinh sản vô tính
C. Các tế bào sinh dục 3n bị rối loạn phân li trong giảm phân tạo giao tử bất thường không có khả năng thụ tinh
D. Chúng có thể sinh sản theo kiểu sinh sản sinh dưỡng
E. A và D đúng
ĐỘT BIẾN ĐỀ 5 Câu hỏi 1: Cơ chế gây đột biến đa bội của cônsixin là do: A. Tách sớm tâm động của các nhiễm sắc thể (NST) kép B. Cản trở sự hình thành thoi vô sắc C. Ngăn cản không cho các NST trượt trên thoi vô sắc D. Cản trở sự phá vỡ màng nhân ở cuối kì đầu E. Ngăn cản không cho màng tế bào phân chia Câu hỏi 2: Cơ thể tam bội như dưa hấu, nho thường không hạt do: A. Xuất phát từ các dạng 2n không sinh sản hữu tính B. Các dạng tam bội chuyển sang dạng sinh sản vô tính C. Các tế bào sinh dục 3n bị rối loạn phân li trong giảm phân tạo giao tử bất thường không có khả năng thụ tinh D. Chúng có thể sinh sản theo kiểu sinh sản sinh dưỡng E. A và D đúng Câu hỏi 3: Trong thực tiễn đột biến đa bội được sử dụng để: A. Tạo ra những giống năng suất cao B. Đa bội hoá các dạng lai xa để khắc phục tính bất thụ của các cá thể lai C. Tạo ra các giống quả không hạt D. A và B đúng E. A, B và C đều đúng Câu hỏi 4: Khả năng khắc phục tính bất thụ lai xa của đột biến đa bội là do: A. Gia tăng khả năng sinh trưởng của cây B. Tế bào có kích thước lớn hơn dạng lưỡng bội C. Giúp các nhiễm sắc thể (NST) trượt dễ hơn trên thoi vô sắc D. Giúp khôi phục lại cặp NST đồng dạng, tạo điều kiện cho chúng tiếp hợp, trao đổi chéo bình thường E. Tất cả đều sai Câu hỏi 5: Cơ thể đa bội có thể được phát hiện bằng phương pháp nào dưới đây: A. Quan sát kiểu hình B. Đánh giá khả năng sinh sản C. Quan sát và đếm số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào D. Thời gian sinh trưởng của cây kéo dài E. Khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt Câu hỏi 6: Một cơ thể thực vật mang bộ nhiễm sắc thể đa bội có thể được hình thành từ cơ thể khảm trên với điều kiện: A. Cơ thể thực vật đó phải là loài sinh sản hữu tính B. Cơ thể đó được hình thành từ phần cơ thể mẹ mang đột biến theo hình thức sinh sản sinh dưỡng C. Cơ thể đó không mang rối loạn trong quá trình giảm phân D. Đột biến đa bội xảy ra trong quá trình phát triển của cơ thể mới E. B và C đúng Câu hỏi 7: Xét cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính XY, ở một tế bào sinh tinh sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này ở lần phân bào 1 sẽ tạo thành giao tử: A. X và Y B. X và O C. Y và O D. XY và O E. XX và YY Câu hỏi 8: Xét cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính XY ở một tế bào sinh tinh sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này ở lần phân bào 2 ở cả hai tế bào con sẽ hình thành các loại giao tử mang NST giới tính: A. X và Y B. XX, YY và O C. XX, YY D. XY, O E. XX và O Câu hỏi 9: Xét cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính XX, ở một tế bào sinh trứng sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này ở lần phân bào 1 sẽ tạo thành giao tử mang NST giới tính: A. X hoặc O B. O C. XX D. XX hoặc O E. O Câu hỏi 10: Xét cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính XX, ở một tế bào sinh trứng sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này ở lần phân bào 2 sẽ cho các giao tử mang NST giới tính: A. XX hoặc O B. XX C. O D. X hoặc O E. O
File đính kèm:
- dotbien5.doc