Trò chơi ai nhanh ai giỏi

1. Ai nhanh ai giỏi

MỤC ĐÍCH

- Rèn khả năng tư duy lôgic.

- Làm cho giờ học đỡ căng thẳng.

- Rèn khả năng phản xạ nhanh, củng cố kiến thức văn, tiếng Việt, tập làm văn đã học trong chương trình lớp 6, 7, 9 (tùy từng gói câu hỏi).

CHUẨN BỊ

- Các gói câu hỏi tổng hợp về ngôn ngữ, văn chương. Mỗi gói 5 câu.

Gói 1

Câu 1. Đố Kiều:

 “Ba con, sáu chữ, một câu

 Truyện Kiều ai đã thuộc làu, đáp nhanh

 Một con: chúa tể rừng xanh

 Một con hóa kiếp sang thành bướm đây

 Một con xuân đến lượn bay

 Ai hay, ai biết đáp ngay câu gì?”

Đáp án: “ Râu hùm hàm én mày ngài.

 Câu 2.

 “Một trăm tấm ván

 Một vạn thằng quân

 Thằng nào cởi trần

 Đều lăn xuống hố”

 Đáp án: Sàng gạo.

 

doc23 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trò chơi ai nhanh ai giỏi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 quá khứ; thường có yếu tố hoang đường kì ảo; thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
b. Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh (người mồ côi, con riêng); nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật. Truyện có yếu tố hoang đường thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
c. Truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
d. Truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
CÁCH TIẾN HÀNH
- Giáo viên treo bảng phụ, học sinh quan sát bảng.
- Giáo viên cho học sinh chuẩn bị 2 phút, lấy tinh thần xung phong, ai có câu trả lời trước đúng sẽ là người thắng cuộc, được giáo viên khen.
- Cũng nội dung này, có thể cho học sin chơi theo dãy, dãy 1 nêu khái niệm, dãy 2 đáp về thể loại. 
GỢI Ý
Đáp án: 1.d; 2.a; 3.e; 4.b; 5.c.
5. Trò chơi xếp ô bài Ôn tập truyện dân gian
MỤC ĐÍCH
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về Truyện dân gian.
- Rèn luyện kĩ năng phản xạ nhanh, năng động sáng tạo.
CHUẨN BỊ
Bảng phụ viết sẵn những đặc điểm của bốn thể loại truyện dân gian học ở lớp 6, thứ tự các nội dung không theo một trật tự nào.
Bảng phụ 1:
Đặc điểm của các thể loại truyên dân gian
1.
2.
3
4.
5.
6.
7.
8.
9. 
10. 
11.
12.
 13.
14.
Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ.
Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
Có cơ sở lịch sử; cốt lõi của sự thật lịch sử.
Có yếu tố gây cười.
Có y nghĩa ẩn dụ, ngụ y.
Là truyện kể về cuộc đời , số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc.
Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.
Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy trong cuộc sống.
Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử.
Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật.
Nhằm gây cười, mua vui hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, từ đó hướng tới cái tốt đẹp.
Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện.
Mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người.
Người kể, người nghe tin câu chuyện như là có thật, dù truyện có những chi tiết kì ảo.
CÁCH TIẾN HÀNH
- Giáo viên treo bảng phụ, học sinh quan sát bảng.
- Giáo viên cho học sinh chuẩn bị 2 phút, lấy tinh thần xung phong, ai có câu trả lời trước đúng sẽ là người thắng cuộc, được giáo viên khen.
GỢI Ý
Đáp án
Truyền thuyết
 Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
2; 6; 10;12
 1; 2; 3; 9; 14
5; 8; 13
4; 7; 11
4. Sắp xếp lại bài Trả bài “Kể chuyện tưởng tượng”
MỤC ĐÍCH
Củng cố kiến thức về kiểu bài văn tự sự (kể chuyện tưởng tượng) cho học sinh.
Rèn cho học sinh kĩ năng làm một bài văn tự sự, cách thu thập, sắp xếp ý đúng và hợp lí cho bài văn tự sự của mình.
Giúp cho học sinh làm bài một cách linh hoạt, nhanh và hay nhất trong cả cách dùng từ và cách diễn đạt của mình.
Đồng thời học sinh còn hiểu được vai trò của việc lập dàn ý cho bài văn tự sự (kể chuyện tưởng tượng) nói riêng và các kiểu bài văn khác nói chung.
CHUẨN BỊ
Giáo viên chuẩn bị một dàn ý mẫu cho bài văn kể chuyện tưởng tượng về một bài văn cụ thể.
Chuẩn bị 4 tờ giấy A4 có ghi dàn ý bị đảo lộn cho bốn đội chơi.
Giáo viên chuẩn bị 1 bảng phụ trong đó có 5 cột, một cột ghi dàn ý của một bài văn bị đảo lộn và 4 cột còn lại là số thứ tự mà các đội thi sắp xếp lại của từng phần cho bài văn tự sự đó.
Dàn bài bị đảo lộn
Đội 1
Đội 2
Đội 3
Đội 4
a. ..
c. ..
b. ......
CÁCH TIẾN HÀNH
Giáo viên chia lớp thành 4 đội, mỗi tổ tương ứng với một đội chơi. Mỗi đội sẽ cử ra 3 thành viên tham gia chơi. 
Sau khi phổ biến luật chơi giáo viên sẽ phát cho mỗi đội một tờ giấy A4 trong đó có ghi các phần của một dàn ý cho văn bản tự sự (kể chuyện tưởng tượng) đã bị đảo lộn trật tự. Mỗi đội sẽ có thời gian là 4 phút để hoàn thành bài thi của mình, trong đó 3 phút dành thời gian để các đội suy nghĩ và thảo luận, còn 1 phút để các đội lần lượt lên sắp xếp lại bài cho hoàn chỉnh theo hình thức: các đội ghi số thứ tự 1,2,3 của một dàn ý cho 1 bài văn tự sự hợp lí ở lần lượt các cột của các đội tương ứng với các chữ cái và ý ở cột chuẩn bị của giáo viên bị đảo lộn. 
Khi giáo viên ra tín hiệu kết trò chơi, đôi nào hoàn thành nhanh và đúng nhất với đề mẫu của giáo viên đưa ra thì sẽ là đội thắng cuộc. Đội thắng cuộc sẽ được thưởng bằng một tràng pháo tay của cả lớp.
Gợi ý: 
Đề bài: “ Em hãy kể lại cuộc trò chuyện tình cờ của em và Lang Liêu”.
Dàn ý bị đảo lộn:
Mở Bài
- Cuộc gặp gỡ của em và Lang Liêu
- Cuộc trò chuyện giữa hai người.
b. Thân bài:
- Giới thiệu về Lang Liêu.
c. Kết bài:
- Tình cảm của em với Lang Liêu, thông qua cuộc trò chuyện đó em rút ra bài học gì?
Dàn ý mẫu của giáo viên
A. Mở bài:
- Giới thiệu về nhân vật Lang Liêu.
B. Thân bài:
- Cuộc gặp gỡ của em và Lang Liêu:
 + Khung cảnh xuất hiện của Lang Liêu.
 + Chủ ý của Lang Liêu khi đến gặp và nói chuyện với em.
Cuộc trò chuyện giữa hai người:
 + Nói về tình hình của nhân dân ngày nay trong những dịp lễ tết.
 + Lang Liêu kể lại chuyện chàng gặp thần trong giấc mộng.
 + Lang Liêu nói về lợi ích của cây lúa đối với người Việt ta.
 + Sự lo lắng của Lang Liêu về tình hình dân chúng hiện nay có những người rất lười và vung tiền quá chớn.
C. Kết bài:
- Nhữg tình cảm của em với Lang Liêu, thông qua cuộc trò chuyện đó em rút ra bài học gì?
6. Sắp xếp lại bài Thứ tự kể trong văn kể chuyện 
MỤC ĐÍCH
HS nắm được thứ tự kể theo trình tự thời gian các sự kiện diễn ra.
HS nắm được thứ tự kể không theo trình tự thời gian.
Vận dụng được hai cách kể. 
CHUẨN BỊ
Giấy khổ to hoặc bảng phụ, bút.
Thiết kế nội dung bảng phụ.
+ Bảng 1: Viết vào bảng tóm tắt các sự kiện trong tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng không theo trình tự (đảo vị trí các sự kiện).
1
 Ông là đánh cá bắt được cá vàng biết nói
2
Mụ vợ bắt ông lão đi xin cá vàng cái máng lợn.
3
Mụ vợ bắt ông lão đi xin cá vàng ngôi nhà đẹp.
4
Mụ vợ bắt ông lão đi xin cá vàng cho mụ làm nhất phẩm phu nhân.
5
Hai vợ chồng ông lão đánh cá trở lại sống trong túp lều nát bên bờ biển.
6
Mụ vợ bắt ông lão đi xin cá vàng cho mụ làm Long vương có cá vàng hầu hạ.
7
Mụ vợ bắt ông lão đi xin cá vàng cho mụ làm nữ hoàng.
+ Bảng 2: Viết vào bảng tóm tắt các sự kiện trong tác phẩm Em bé thông minh theo trình tự các sự kiện.
1
Vua sai quan đi khắp nơi tìm kiếm người hiền tài giúp nước
2
Em bé giải câu đố của quan
3
Em bé giải câu đố của vua lần 1
4
Em bé giải câu đố của vua lần 2
5
Em bé giải câu đố của sứ giả nước ngoài
6
Em bé được phong trạng nguyên
CÁCH TIẾN HÀNH
Giáo viên treo bảng 1 cho học sinh quan sát và lên sắp xếp lại theo thứ tự các sự kiện trong truyện. Giáo viên Gọi 2 em lên bảng viết đáp án và sau đó lần thi kể chuyện. Giáo viên gọi đại diện mỗi dãy một em học sinh.
Giáo viên treo bảng 2 cho học sinh quan sát các sự kiện trong truyện. Giáo viên nêu yêu cầu: đảo lộn một sự kiện nào đó trong cốt truyện (sự kiện cuối chẳng hạn) sau đó kể chuyện lại truyện theo trình tự mới. Giáo viên gọi đại diện mỗi dãy một em học sinh.
GỢI Ý
Đáp án: Bảng 1: 1-2-3- 4- 6-7-5.
 7. Xếp ô Nhận diện thể loại truyện dân gian
Bài Ôn tập truyện dân gian
MỤC ĐÍCH
- Củng cố kiến thức về đặc điểm của các thể loại truyện dân gian đã học.
- Rèn kĩ năng nhớ, nhanh trí của học sinh.
CHUẨN BỊ
- Giáo viên ghi lại những đặc điểm của những thể loại truyện dân gian đã học vào giấy A4 (những đặc điểm được xếp đảo lộn).
Những đặc điểm này sẽ được đánh số thứ tự từ 1 đến 14 tương ứng với 14 đặc điểm. Sau đó giáo viên sẽ đi photocopy thành 12 bản cho 12 bàn trong lớp.
- Phấn và bảng.
 Đề bài:
Là truyện kể về các nhân vật và sự liện lịch sử trong quá khứ.
Có yếu tố gây cười.
Có cơ sở lịch sử cốt lõi, sự thật lịch sử.
Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
Có ý nghĩa ẩn dụ kì, ngụ ý.
Là chuyện kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc.
Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống.
Là truyện kể mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người.
Thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện.
Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Người kể người nghe không tin câu chuyện là có thật.
Là chuyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống để những hiện tượng này phơi bày ra và người nghe (người đọc) phát hiện thấy.
Người nghe người kể tin câu chuyện như là có thật, dù chuyện có những chi tiết tưởng tượng kì ảo.
Nhằm gây cười, mua vui hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội từ đó hướng người ta đến cái tốt đẹp.
CÁCH TIẾN HÀNH 
 Sau khi phát đề cho các tổ giáo viên sẽ đưa ra yêu cầu: Các bàn có 3 phút để thảo luận và tìm ra những đặc điểm thích ứng của các thể loại truyện dân gian đã học.
 Giáo viên viết tên 4 thể loại truyện tương ứng lên bảng (giáo viên chia bảng làm 4 phần mỗi phần sẽ ghi 4 loại truyện giống nhau). Sau đó giáo viên gọi 4 đại diện cho 4 bàn làm nhanh nhất lên bảng điền (chú ý cho học sinh chỉ ghi theo số thứ tự trong đề). Bàn nào điền nhanh nhất và đúng nhất sẽ chiến thắng. 
Đáp án:
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
 1
4
5
2
 3
6
7
12
 4
11
8
14
 10
9
 13
Các bàn còn lại trong lớp sẽ đánh dấu vào tờ đề và nộp lại cho giáo viên.
Ngoài ra giáo viên còn có thể dùng cách sau: Dùng giấy A0 để ghi đề và treo lên bảng. Tất cả học sinh đều nhìn lên bảng và tự tìm đáp án. Trong trường hợp này giáo viên sẽ gọi 4 học sinh làm nhanh nhất lên bảng điền. Ai làm nhanh và đúng nhất sẽ giành phần thắng. Giáo viên sẽ khuyến khích tinh thần học tập của cả lớp.

File đính kèm:

  • docTRÒ CHƠI AI NHANH AI GIỎI.doc
Bài giảng liên quan