Tuyển tập về Nhà Thơ Bùi Giáng

Bùi Giáng là một hiện tượng nổi bật của văn học miền Nam nói riêng, cả nước nói chung gần nửa thế kỷ qua. Ông được biết đến không chỉ ở tài thơ lẫy lừng, sự quảng bác, trí năng quán thế của mình, mà còn ở chính con người, đời sống phiêu hốt đến kỳ bí có một không hai trong lịch sử Việt Nam. Tên tuổi Bùi Giáng gắn liền với những giai thoại, vô số những giai thoại, chắc chắn nhiều thế hệ sau này sẽ còn nhắc đến.

Ngày 17 tháng 10 năm 1998, thiên tài thơ ca lạ lùng ấy vừa từ giã trần gian, sau cơn tai biến mạch máu não.

Bùi Giáng ra đi, thơ ca Việt Nam cận đại mất một nhà thơ lớn.

Tám năm qua, tòa soạn Hợp Lưu nhận được không ít thơ đề nghị nên thực hiện một số báo đặc biệt về Bùi Giáng. Chúng tôi ghi nhận đề nghị ấy với nhiều hứng khởi. Nhưng do vài lý do ngoài ý muốn, số báo chưa thể ra đời.

 

doc111 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tuyển tập về Nhà Thơ Bùi Giáng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 không là không là “trái bom nổ chậm” như Tuệ sĩ. An h với đám này có một điểm chung là thấy rõ những thái hóa của gia tài tư tưởng tây phương đang tác hại tâm tư và xã hội Việt Nam, nhưng lối thoát của anh không phải là triết lý, thần học, tín ngưỡng, văn hóa như đám kia, lối thoát của anh là văn học, là thơ văn . Và với thơ văn, anh cũng không đi sâu vào thơ văn triết lý kiểu như Phạm Công Thiện với Holderlin, Rilke hay Tuệ Sĩ với Tô Ðông Pha chẳng hạn. Anh theo con đường riêng của anh...
Tự Tại Quay Cuồng 
Thời này thiên hạ nói nhiều đến ngộ và tẩu hỏa nhập ma. Ngộ là đã nhảy qua bờ bên kia. Bờ giác. Nhưng ngộ không đi liền với lánh đời tỵ thế, ngộ đi liền với dấn thân nhập cuộc, nghĩa là đến bờ bên kia rồi thì phải nhảy về. Có người nhảy vế an toàn và tiếp tục sống với một tâm tư mới. Có người “nhảy hụt” và loay hoay lần thần giữa ngộ và mê. Có một từ ngữ kiếm hiệp đã được mượn tạm để diễn tả tình trạng lợn cợn tâm linh đó: tẩu hỏa nhập ma. 
Anh em chúng tôi có người nghĩ đôi lúc anh cũng hơi tẩu hỏa nhập ma. Thảng hoặc nghĩ đến Tam Ích đã tự tử, chúng tôi cũng ái ngại cho anh và lưu ý nhau trông chừng anh. Nếu hiểu tự tử là tự chấm dứt hiện hữu vì chán hay không chịu đựng nỗi cuộc sống thì chết không phải là tự tử và tôi không tin vào lập luận của tự tử. Chết như  Trần BìnhTrọng, Nguyễn Thái Học, Phan Thanh Giảng hay cảm tử như Phạm Hồng Thái “một lần đi là không trở về” không phải là tự tử. Ðã làm thì phải để-làm-gì, ngay cả chẳng để làm gì cả như chơi chẳng hạn. Tự tử thì không thể để-làm-gì, không thể chẳng-để-làm-gì-cả, và cũng không thể để-chơi-thôi! Thế thì tự tử làm gì cho vô ích? ! Sau này tôi mới thấy nỗi lo của anh em chúng tôi là lo con bò trắng răng, vì anh có sống đâu và có ham sống đâu mà phải chán sống. Anh sống như không sống, anh sống như đã chết. Anh như như tự tại rồi.
Anh tự họa chân dung bằng những tiếng dễ thương: 
Những người bạn xem tôi là cà gật
(Phụng Hiến)
Hay 
Nửa đời bê bối thân anh 
(Thiếu phụ trở về)
Cũng có khi anh tự gọi mình là kẻ chịu chơi nữa. Anh tự gọi anh như thế thì ma nào cãi nỗi. Nhưng tôi thấy chẳng có chữ nào đúng với anh cả, có lẽ vì anh khiêm cung, có lẽ vì anh không muốn tỏ ra hơn ai. Tôi chỉ thấy anh là người có được câu trả lời về ý nghĩ cuộc đời này và hiện hữu cũa riêng anh: 
Ngày tháng ám vong hồn về đô hộ
Nhịp thay vần là mộng giữa chiêm bao
(Thưa)
Ðời chỉ là mộng giữa chiêm bao nên hiện hữu của anh rốt cuộc là gì, anh không thác mắc. Là người cũng được, bằng không: 
Con ruồi con kiến con châu chấu
Bươm bướm chuồn chuồn cũng thế thôi
(Nhe Răng) 
Anh không cần thắc mắc con người hay con gì? Con nào cũng là con, con nào cũng thế thôi nên anh chẳng hơi đâu băng khoan. Tâm linh anh đã đạt đến mức không cần phải có một băn khoăn một suy tư nào về bất cứ một chuyện gì: 
 Không biết nữa mà cần chi biết nữa
(Anh Lùa Bò Vào Ðồi Sim Trái Chín)
Bẫy Yêu 
Thế đó mà anh vẫn không thoát được bẫy sập của yêu thương. Không những không né mà anh còn ngây thơ hăm hở nhảy vào: 
Ðời dại khờ như một giấc chiêm bao
- Ừ thế sao? em hãy rũ ta vào
(Và Màu Xuân Ðó) 
Vì nghĩ mộng là thực nên anh tự nguyện làm người yêu ngu ngơ nhảy từ đỉnh mơ này sang chóp mộng khác:
Thưa em từ bữa xa nào
Nhìn nhau mộng đã bước vào trong mơ
(Thưa Em Sài Gòn) 
Hay long nhong từ mê đắm nọ đến cuồng si kia: 
Và luyến ái như tơ vàng bốn ngả
Bủa vi vu như thoáng mộng la đà
(Ly Tao) 
Tình yêu là một hóa thân vì hạnh phúc, chẳng còn ngã-tha, chẳng còn thời gian và không gian, chẳng còn bây giờ và thiên thu: 
Em sẽ thành con kiến
Tôi thành con chuồn chuồn
...
Ta sẽ tạo lại mối tình sâu bọ
Về hư vô vĩnh viễn bóng buông màn
(Trò Chuyện) 
Tình yêu biến thực thành mộng, và biến mộng thành thực. Anh đã một lần tính chuyện sống với sự thực như mộng ấy: 
Giã từ cõi mộng điêu linh
Tôi về buôn bán với mình phôi pha
(Về Buôn Bán) 
Anh nghĩ mình có thể đầu hàng cuộc đời để thực hiện giấc mộng lớn:
Dựng càn khôn giữa loạn cuồng si mê
(Tượng Số Thiên Nhiên) 
Nhưng lúc mộng thành sự thật thì sự thật đó lại không hồng như mộng vì tình yêu có thể vô hạng nhưng sức người yêu thì có hạn:
Em quốc sắc em thiên hương đã uổng
Làm sao khuây khỏa hận của thiên tài
(Hận)
Hay nói như Huy Cận:
Ðời nghèo thế không dành cho chút lại
Ðến ái ân cũng hết cả đợi chờ
Và những ngày sau giấc ngủ trưa
Mùng buông xuống không che sầu vũ trụ
Quanh quẩn trong trùng vây đó, anh hết biết đường ra vì trong mộng hay ngoài mộng cũng chỉ là thực, nghĩa là mộng mà thôi: 
Anh nằm im nhắm con mắt mơ màng
Mở con mắt cũng mơ màng cỏ lá
(Không Ðủ Gọi) 
Yêu thương mộng ước chỉ còn là bi đát, nỗi bi đát do chính con người tạo ra cho mình và cho người mình yêu:
Bàn chân bước lệ buồn em có nhỏ
Xuống điêu tàn em khóc mộng tiêu ma
(Màu Trời Ðó) 
Ước mộng cũng chỉ là ảo mộng nên tình yêu chỉ là lầu đài trên cát, chia ly ray rứt thật nhưng cũng chỉ là chuyện đương nhiên: 
- Ly Biệt tơi bời lảo đảo
Em ra đi - đời bưng mặt khóc òa
(Chiêm Bao) 
Ðau đớn hay không cũng là ly biệt, và người yêu lại lên đường  với con tim tan nát:
Thuyền ngao ngán bến lại bồng bềnh trôi
(Người Hải Nội) 
Hai tiếng “ngao ngán” nhắc tôi nhớ đến mấy chữ “thôi thì thôi” của Phạm Thiên Thư. Khởi điểm cũng cũng chính là kết điểm. Cho nên Hồ Dzếnh mới cầu mong đừng bắt đầu để không bao giờ chấm dứt, đừng hy vọng để không thất vọng:
Thu viết đừng xong, thuyền trôi chớ đổ
Cho nghìn sau lơ lững với nghìn xưa... 
Trong biển tình, thuyền chỉ trôi bồng bềnh và người chỉ bơi vòng vòng, nhiều khi là cho đến tận... mai sau! Nên khi gặp nhau anh có thể nói mà không sợ mang tiếng cà khịa cà gật: 
Anh đã đợi chờ em từ lâu lắm
(Ly Tao)
Hí Lộng Ngôn Từ 
Có người bảo những đau khổ vì tình đã làm anh hẫng hụt, tẩu hỏa nhập ma, tàn tạ... Anh như người võ sĩ bị đòn nằm mọp, trọng tài đếm chín, đếm mười cũng mặc. Có chết vì tình thì có điên vì tình, đã hẳn. Nhưng tôi không nghĩ tình đau tình hận làm cho anh hụt bước tâm linh.
Câu hỏi quay cuồng bám lấy tôi là anh làm thơ như một người điên hay thơ anh điên vì đã diễn đạt được trạng thái tâm linh của anh? Thơ dẫn anh vào đường tẩu hỏa nhập ma hay thơ là rào cản ngăn anh hụt bước rơi vào vực thẳm? Vũ Hoàng Chương từng muốn “lấy thơ làm Ðạo. Có ngộ Ðạo mới có duyên tiếp nhận ‘Hồn Thơ’ (vì) Thơ mới là chỗ nương tựa vững vàng nhất...” (Ta Ðã Làm Chi Ðời Ta, tr,114) Nhưng thơ là gì?
Câu trả lời xin để cho những nhà lý luận và phê bình văn học, chỉ xin tạm hiểu Thơ là trò chơi vô cầu với ngôn ngữ và vần điệu. Thơ chỉ là một trò chơi, có thể giết người, có thể cứu người nhưng cũng chỉ là một trò chơi.
Có những truyền thống văn minh, văn hóa xem ngôn từ là chân lý. Ngôn từ là Ngôi Lời tối thượng, là chân lý vĩnh hằng. Thượng Ðế hiện đến và ở lại trần gian bằng ngôn từ. Thánh Kinh Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo. Nhưng cũng có những truyền thống văn hóa xem ngôn từ chỉ là dấu hiệu chỉ đường, là chiếc thuyền đưa người sang sông, đến bờ thì phải “bỏ thuyến, bỏ lái, bỏ dòng sông”. Ý nghĩa của ngôn từ chỉ có giá trị cho những người chấp nhận trước ý nghĩa của ngôn từ đó. Nghĩa là chỉ có ý nghĩa vả giá trị giữa những người đồng thuận. Lão giáo nói đến những cái không thể nói. Khổng giáo cảnh cáo chớ mê muội bám vào sách vở. Phật giáo bảo gần nửa thế kỷ lang thang giảng đạo, Phật chẳng nói “lời nào”.
Nhân loại nhiều khi hết trò chơi nên bày trò giết nhau vì ngôn từ và bằng ngôn từ như tuyên ngôn, thông điệp, giáo lệnh, nghị quyết, chiếu chỉ,... cho ai đúng là kẻ đúng, bảo ai sai là kẻ ấy sai, cho sống là được sống, bảo chết là phải chết. Nhưng nếu tôi viết hay nói rằng: “Tôi nói dối” thì đúng chỗ nào sai chỗ nào? Thử trả lời câu hỏi đó rồi sẽ thấy rằng bám vào chân lý của ngôn từ nhiều khi cũng chẳng khác gì con mèo đùa giỡn với cái đuôi của chính nó.
Thiền của Phật giáo là khuynh hướng đánh đổ chủ trương chấp vào ý nghĩa của ngôn từ đến triệt để. Thơ thiền, thơ Ba Tiêu, những công án của Vô Ngôn Quan, Bích Nham Lục là thành quả của những đập phá ngôn từ nầy. Anh không thừa nhận là đi theo khuynh hướng nầy nhưng quả thực anh đã vờn chữ nghĩa như con chó vờn trái banh hay con mèo vờn con chuột khi chúng đùa nghịch. Vì anh không tin ngôn từ có thể giải bày hết tâm tư và thực tại. Ngôn từ bất lực là một ám ảnh không nguôi đối với anh. Không viết, không nói không được nhưng nói viết rồi cũng chẳng đến đâu:
Thưa rằng : nói nữa là sai
Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào
(Chào Nguyên Xuân)
Xin lời nói ở trên môi
Là ở lại bên đời quên nhau
(Lời Xuân)
Lời sai trên miệng sẽ không là lời
(Lời Xuân)
Nói nữa là thôi, lời là lở dở
 (Thưa) 
Ðể thấy rằng thơ không đủ gọi
(Không Ðủ Gọi) 
Lời chưa nói cũng như lời đã trao
(Nausicaa) 
Anh đùa với thơ và anh  đùa bằng thơ. Tôi không nhớ ai đã gọi Jacques Prévert là le jongleur spirituel. Tôi mong ước được mượn tiếng đó để tạm gọi anh. Kẻ hí lộng với chữ nghĩa.
Ðọc thơ anh có khi phải trồng chuối như một đạo sĩ yoga, bởi vì anh cũng đã lộn đầu xuống đất chổng chân lên trời khi làm thơ. Anh có những bài thơ không biết kết chỗ nào, bởi vì câu kết là câu mở đầu cho bài thơ vừa đọc hay một bài thơ khác. Câu kết của bài thơ sau đây là ví dụ:
Em nghiêng tai ta nói nhỏ chuyện nầy
 (Bữa Hôm Nay)
Biết rang chừ đây nói nữa
(Kim Trọng Tại Sao)
Vòng ma nghiệt mấy lần ta rất sợ
Giờ xin em đếm lại một hai và
 (Không Nói Nữa)
Phút trùng lai là ngó vội nhau và...
(Thưa)
Mai sau dù có đi về
Xin nhìn gió rụng nghành tre thưa rằng
Em về)
Ta người viễn khách đưa tin
Bỗng đờ đẫn đứng chợt nhìn nhận ra
 (Xuân Thôn Nữ) 
Thơ của anh giống như một điệu nhạc cổ của Ấn Ðộ, Trung Hoa hay Việt Nam. Chơi liền tù tì cả ngày cả tháng cũng được hay dừng lại một “bài” cũng xong. Ðọc thơ anh mà nghĩ rằng mình biết rõ anh muốn nói gì thì cũng liều như là nghĩ rằng mình chẳng hiểu anh nói gì cả. Bỏ thương vương nặng, thơ của anh là một chén thuốc đắng dịu dàng chỉ dành cho những kẻ liều ham thắc mắc vấn nạn.
Và liều nhất có lẽ là câu hỏi: “Anh là ai, thưa anh Bùi Giáng?” Bởi vì người hỏi có thể nghe câu trả lời đồng vọng từ vô biên: “Bùi Giáng là ai, thưa anh?” 
f

File đính kèm:

  • docTUYEN TAP VE NHA THO BUI GIANG.doc
Bài giảng liên quan