Vấn đề: Trao đổi nước ở thực vật

Trao đổi nước ở thực vật gồm ba quá trình liên quan với nhau là: Hấp thu nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân, thoát hơi nước ở lá.

1. Hấp thu nước ở rễ.

a. Đặc điểm quá trình.

-Đặc điểm chung:

+Có tính 1 chiều: Đi từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp đến nơi có áp suất thẩm thấu cao. Từ ngoài vào trong.

+Gồm có nước và chất hoà tan: Các chất hoà tan vào nước và đi theo gradien từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

+Quãng đường: Rất ngắn, tính bằng mm.

 

doc9 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề: Trao đổi nước ở thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
iới hạn phụ thuộc chủ yếu trạng thái tồn tại của quần thể.
+Giới hạn tối đa phụ thuộc vào sức chứa của môi trường.
*Khi dưới mức tối đa quần thể điều chỉnh số lượng tăng.
*Khi số lượng quần thể vượt quá giới hạn tối đa thì quần thể tự điều chỉnh số lượng.
+Giới hạn tối thiểu: Mức thấp nhất đủ để cặp đôi sinh sản và duy trì nòi giống.
+Dung tích sống (sức tải, dung nạp, dung lượng, sức chứa)
-Các quá trình biến động số lượng cá thể trong quần thể: 4 nhân tố nhân khẩu học
+Quá trình làm tăng số lượng là sinh và nhập cư. 
+Quá trình giảm số lượng là xuất cư và chết.
+Số lượng cá thể thay đổi theo thời gian tính theo công thức: Nt+1 = Nt + B – D + I – E
B sinh, D chết, I nhập, E suất và được tính trong khoảng thời gian t đến t + 1.
*4 quá trình này phụ thuộc yếu tố vô sinh, hữu sinh của môi trường; yếu tố phụ thuộc mật độ và không phụ thuộc mật độ 
-Khái niệm về mật độ quần thể: Tính bằng khối lượng hay tổng năng lượng của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
-Phân bố trong không gian của các cá thể của quần thể:
Kiểu phân bố là kiểu chiếm cứ trong không gian của các cá thể của quần thể tại nơi sống.
+Kiểu phân bố ngẫu nhiên: Ít gặp tron tự nhiên, chỉ xảy ra khi có 3 điều kiện là môi trường đồng nhất, không có cạnh tranh hay đối kháng giữa các cá thể, không có xu hướng liên kết thành nhóm.
+Phân bố đều: Không phổ biến trong tự nhiên, thường xảy ra khi môi trường đồng nhất hay có sự cạnh tranh gay gắt, hay có mâu thuẫn về lãnh địa.
+Phân bố theo nhóm: Là kiểu phân bố từng nhóm cá thể theo cách thức khác nhau như phân bố theo nhóm đôi, gia đình, lãnh địa,....
+Thường thì hình thức phân bố theo nhóm hay gặp hơn cả do: 
*Các cá thể sinh vật có tập tính sống theo đàn, bầy.
*Do tập tính sinh sản: Phải có sự kết đôi.
*Trong tự nhiên thường có sự sai khác về yếu tố môi trường hay môi trường không có sự đồng nhất.
VẤN ĐỀ 6: Khái niệm, bản chất, nguyên nhân và đặc trưng của diễn thế sinh thái? Có mấy loại diễn thế sinh thái? Nêu khái niệm và cho ví dụ về từng loại diễn thế sinh thái
-Khái niệm: Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quẫn xã trong các giai đoạn khác nhau. Từ trạng thái khởi dầu (hay tiên phong) qua các giai đoạn chuyển tiếp để đạt được trạng thái ổn định cuối cùng (trạng thái đỉnh cự), tồn tại theo thời gian.
-Bản chất: Là sự thay thế loài ưu thế này thành loài ưu thế khác nên có thể dự đoán được loài tiếp theo.
-Nguyên nhân:
+Nguyên nhân bên ngoài: Do khí hậu, môi trường vô sinh thay đổi như mưa, bão, rét, núi lửa,... có thể gây huỷ diệt hàng loạt và trên vùng đất huỷ diệt đó dần dần hình thành lên quần xã mới
+Do chính sinh vật gây nên: Sự hoạt động, sinh trưởng, sinh sản của sinh vật trong quần xã cũng có thể gây nên hiện tượng diễn thế. Sự cạnh tranh nhau gay gắt về thức ăn, nơi ở,....
-Đặc điểm đặc trưng của quá trình diễn thế: 
+Số lượng loài ngày càng tăng lên.
+Tổng sinh khối ngày càng lớn.
+Tỉ số gia tăng sinh khối trên tổng sinh khối giảm.
+Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, tổ sinh thái ngày càng phức tạp
+Trạng thái đỉnh cực ngày càng có kích thước lớn, chu kì sống ngày càng phức tạp, tiềm năng sinh học kém.
+Chiến lược dân số của quần thể và quần xã từ r đến K.
+Khả năng phục hồi càng lớn và chiến lược thích nghi sinh thái từ i đến S.
-Các loại diễn thế: Phân loại diễn thế dựa vào môi trường tồn tại (giá thể hay nền) có diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh, diễn thế phân huỷ.
*Diễn thế nguyên sinh: Diễn thế mà môi trường trước đó chưa hề tồn tại một quần xã sinh vật nào. 
*Diễn thế thứ sinh: Diễn thế trên một môi trường đã có sinh vật trước đó đã có quần xã sống nhưng bị tiêu huỷ bởi các nguyên nhân khác.
Ví dụ: Ở rừng Lim Hữu Lũng Lạng Sơn.
VẤN ĐỀ 7: Tại sao quần thể được xem là đơn vị tiến hoá
-Darwin cho rằng từng sinh vật riêng lẻ tiến hoá trong suốt thời gian sống của nó.
-Loài có thành phần kiểu gen phức tạp, có hệ thống di truyền kín nên nên có khả năng cải biến thành phần kiểu gen bị hạn chế.
-Tiến hoá hiện đại khẳng định:
+Phần lớn sinh vật duy trì nòi giống thông qua sinh sản hữu tính nên cần phải sống trong quần thể sinh vật mới có đực, cái và có quan hệ để duy trì nòi giống.
+Chọn lọc tự nhiên:
*Tác động đến từng cá thể: Sự tổ hợp của tính trạng ảnh hưởng đến sự sống sót, sinh sản thành công của nó so với các sinh vật khác. Cá thể mang tính trạng phù hợp trở thành phổ biến hơn, trong khi cá thể mang tính trạng khác trở nên ít phổ biến hơn.
-> Chọn lọc tự nhiên chọn lọc các giống tốt, khoẻ.
*Chỉ biểu hiện ở những thay đổi trong một quần thể sinh vật qua thời gian.
+Quần thể có lịch sử phát sinh và phát triển.
+Quần thể có tính đa hình nên có tính thích nghi cao.
+Sự cách li sinh sản giữa các quần thể của loài là tương đối.
Như vậy, quần thể là đơn vị tiến hoá.
-Nội dung định luật Hacđi-Vanbec: Trong những điều kiện nhất định, trong lòng quần thể giao phối, tần số tương đối của các alen có khuynh hướng duy trì không đổi qua các thế hệ.
-Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Vanbec: 
+Quần thể phải lớn.
+Giao phối tự do.
+Không có áp lực của đột biến và chọn lọc tự nhiên hoặc áp lực không đáng kể.
+Quần thể phải có sự cách ly với quần thể khác, không có di nhập gen.
+Các cá thể trong quần thể có kiểu gen khác nhau có sức sống ngang nhau.
-Ý nghĩa định luật Hacđi-Vanbec:
+Về thực tiễn:
*Từ tỉ lệ kiểu hình suy ra tần số alen và thành phần kiểu gen tương ứng.
*Từ tần số alen có thể biết ddược tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình, kiểu gen có kiểu hình gây chết, đột biến có hại, khả năng gặp những đồng hợp từ có lợi.
+Về lý luận: Giải thích trong tự nhiên có những quần thể được duy trì ổn định trong thời gian dài.
-Những nhân tố làm thay đổi trạng thái cân bằng di truyền của quần thể
+Đột biến
+Dòng chảy gen (Di nhập gen-gene flow)
+Lạc dòng di truyền gen???
+Biến đổi ngẫu nhiên của tần số alen.
+Phiêu bạt gen (genetic drift)
+Giao phối không ngẫu nhiên
+Chọn lọc tự nhiên
VẤN ĐỀ 8:Mô tả cấu trúc NST ở sinh vật nhân chuẩn. Nêu các sự kiện diễn ra trong các pha của chu kì tế bào. Sự biến đổi NST qua các pha của tế bào.
1. Mô tả NST ở sinh vật nhân chuẩn.
-Cấu trúc bậc 1 của NST: Sợi NST cơ bản polynucleosome.
+Là chuỗi xoắn kép AND.
+Đường kính khoảng 1nm. 
+Mức xoắn hoặc gấp khúc làm chiều dài của AND từ rất dài trở thành rất ngắn.
-Cấu trúc bậc 2: Sợi nhiễm sắc solenoid
+AND liên kết với protêin histon làm chiều dài giản 7 lần và hình thành một chuỗi hạt thể nhân sau đó hình thành chuỗi solenoid với bình quân khoảng 6 đến 8 thể nhân mỗi vòng.
+Cấu trúc bậc 3: NST (Chromatid)
Các solenoid tiếp tục xoắn tạo nhiễm sắc tử ở kì giữa.
+Cấu trúc bậc 4: AND và pr tạo thành chất NS và cuối cùng hình thành NST tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân phối vật chất di truyền trong quá trình phân chia nhân.
2. Mô tả các pha của chu kì tế bào
-Pha G1: 
+Bắt đầu từ khi sự phân chia tế bào ết thúc đến khi sự tổng hợp AND bắt đầu xảy ra.
+NST kéo dài, dãn xoắn
+Tế bào diễn ra các biến đổi để chuẩn bị cho tái bản AND: Hoạt tính phiên mã của các gen tăng lên, phiên mã tổng hợp ARN, dịch mã tổng hợp protein.
+Thời gian ở pha này là khác nhau ở các sinh vật, các mô khác nhau của cùng sinh vật, giai đoạn phát triển của sinh vật. Ở người khoảng 9 tiếng.
-Pha S: 
+Bắt đầu từ khi tổng hợp AND xảy ra và kết thúc là các NST đều được sao chép nên lượng AND sẽ tăng gấp đôi.
+Tổng hợp các pro khác thì chậm nhưng histon thì nhanh.
+Sau khi tái bản AND, ADN liên kết với histon tạo ra chuỗi nucleoxom 
-Pha G2: 
+Kéo dài đến khi nguyên phân bắt đầu.
+Sinh tổng hợp các chất như pro tubilin diễn ra mạnh ở pha này để hình thành các vi ống, vi sợi và vi quản phục vụ nguyên phân.
+Sự ức chế tổng hợp pr ở G2 sẽ khiến tế bào không nguyên phân.
-Pha M:
+Là pha NST trong nhân phân thành hai phần giống hệt nhau để hình thành hai tế bào con.
+Phân chia nhân rồi phân chia tế bào chất.
+Màng tế bào phân chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.
3. Hình thái của NST qua các kì cấu trúc bậc NST
-Kì trung gian (Pha nghỉ): NST ở dạng cấu trúc sợ mảnh, NST nhân đôi từ một sơi thành hai và dính nhau ở tâm động.
-Kì đầu: NST bắt đầu cuộn xoắn, mức độ xoắn tăng dần và dày lên, sợi thoi phân bào đính vào tâm động.
-Kì giữa: Là lúc NST đạt mức xoắn cực đại, có hình thái rõ rệt, xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
-Kì sau: NST kép tách nhau ở tâm động. NST kép tách thành hai NST đơn tiến về hai cực tế bào.
-Kì cuối: NST dần giãn xoắn và tạo thành sợ mảnh dài.
VẤN ĐỀ 9:Trình bày các nguyên nhân gây đột biến ngẫu nhiên, cơ chế phân từ của đột biến ngẫu nhiên, cơ chế sửa sai ở sinh vật, cho ví dụ và làm rõ cơ chế gây đột biến gen của các tác nhân alkyl hoá và các hợp chất.
1. Nguyên nhân của đột biến ngẫu nhiên.
-Sai sót trong quá trình sao chép AND
-Đột biến do tổn thương tự phát của AND
-Trao đổi chéo không cân
-Yếu tố di truyền vận động.
2. Cơ chế phân tử của đột biến ngẫu nhiên
-Sai sót trong quá trình sao chép AND
-Đột biến do tổn thương tự phát của AND
-Yếu tố di truyền vận động
3. Nêu các cơ chế sửa chữa sai hỏng AND ở sinh vật
-Sửa chữa trực tiếp: 
+Sửa chữa nhờ chức năng đọc sửa của AND-polimerase 
+Sửa chữa bằng quang phục hoạt: Phục hồi các dimer pyrimidine (T-T hoặc C-C) thành dạng bình thường
-Sửa chữa bằng cắt bỏ
+Cắt bỏ bazơ
+Cặt bỏ nucleotide
-Cơ chế sửa chữa SOS: AND được tổng hợp bỏ qua sai hỏng, sau đó mới hoạt hoá hệ thống sửa chữa -> giúp tế bào sống sót.
-Sửa chữa nhờ hệ thống sửa chữa bắt cặp sai (các protêin MMR)
4. Cho ví dụ và làm rõ cơ chế gây đột biến gen của các tác nhân alkyl hoá và các hợp chất 
-Tác nhân alkyl hoá: DMS, EMS.
Cơ chế: Gắn các nhóm alkyl vào các bazơ nitơ ở các vị trí khác nhau -> tạo ra sự gắn nhầm các nucleotide -> đột biến thay thế nucleotide (EMS làm guanin thành 7ethylguanine, có thể bắt cặp T-> đột biến đồng hoán)
-Tác nhân tương tự bazơ: VD 5BU cấu cấu giống T, 2AP giống A
Cơ chế: Do có cấu trúc hoá học tương tự bazơ -> cài vào chuỗi đang tổng hợp -> gây bắt cặp sai trong quá trình sao chép -> đột biến thay thế.

File đính kèm:

  • docchs2013.doc
Bài giảng liên quan