Văn học Mỹ La Tinh
1. Êchêvêria (1805 – 1851)
Cuộc đời:
- Là nhà thơ, nhà văn Achentina- Người có đóng góp quan trọng nhất cho chủ nghĩa lãng mạn ở Mĩ Latinh.
Trong khoảng năm năm (1825 – 1830), ông du học tại Paris, lúc thịnh trị của văn chương lãng mạn Pháp với những Lamactin, Vinhi, Đuyma, Muytxê Ông say sưa với tác phẩm của họ.
- Năm 1851, ông mất, hài cốt của ông được cho là được chôn cất tại Nghĩa trang Buceo.
Văn học mỹ la tinhNhóm 1 Chủ nghĩa lãng mạn 1. Êchêvêria (1805 – 1851) Cuộc đời:- Là nhà thơ, nhà văn Achentina- Người có đóng góp quan trọng nhất cho chủ nghĩa lãng mạn ở Mĩ Latinh.- Trong khoảng năm năm (1825 – 1830), ông du học tại Paris, lúc thịnh trị của văn chương lãng mạn Pháp với những Lamactin, Vinhi, Đuyma, Muytxê Ông say sưa với tác phẩm của họ.- Năm 1851, ông mất, hài cốt của ông được cho là được chôn cất tại Nghĩa trang Buceo.Tác phẩm tiêu biểu:Năm 1837, Êchêvêria cho ra đời tập thơ La Cautiva (Người tù)Nội dung: Ông thể hiện phong cảnh thiên nhiên, cuộc sống lãng mạn, giang hồ của những người du mục, lồng trong những cánh đồng cỏ rộng bát ngát của tổ quốc mình.2. Plaxiđô (1809 – 1844) nhà thơ của CubaCuộc đời:Người Cuba gọi ông là “ông tổ của thi ca lãng mạn”, “nhà tiên tri bất hạnh của tự do”. Ông sinh ở La Habana, là con ngoài giã thú của một vũ nữ Tây Ban Nha và một người thợ cắt tóc lai. Ngay từ thời thơ ấu, ông đã hiểu vị thế thấp hèn của người da màu trong xã hội phân biệt chủng tộc. Việc học tập của ông rất sơ sài và thiếu hệ thống. Ông từng làm nhiều nghề kiếm sống và suốt đời chịu nghèo đói.Vào những năm 1830, Plaxiđô thường lui tới Hội những trí thức tiến bộ và bắt đầu in thơ trên các tạp chí văn chương ở thủ đô và Matanxax. Do bị tình nghi là một trong những người cầm đầu âm mưu khởi nghĩa của người da đen, ông bị bắt và bị chính quyền thực dân xử bắn khi nhà thơ mới 35 tuổi.Tác phẩm tiêu biểu:Gồm hai tập: Thơ (1838) và Tuyển tập thơ (1842)Nội dung: + Thơ ông thể hiện sự xung đột bi thảm giữa con người bị đầy đọa với thế giới bất nhân, khát vọng cải tạo xã hội, ước mơ cuộc sống công bằng, tự do.+ Riêng thơ tình yêu của Plaxiđô giàu cảm xúc, sinh động và tự nhiên. + Ông quan tâm đến những người bình dân, bộc lộ lý tưởng dân chủ (như Gửi cô thôn nữ của tôi ), thể hiện vẻ đẹp và sự giàu có của quê hương, thức tỉnh ý thức giác ngộ dân tộc (như Cliatva).+ Thơ ông còn khắc hoạ hình ảnh người thổ dân mà số phận thể hiện tính mỏng manh của cuộc sống con người, sự dã man của chế độ thực dân, bộc lộ rõ ý thức phản kháng (như Humuri). + Nhà thơ luôn khao khát hành động. Ông công khai tuyên bố trong nhiều tác phẩm là sẵn sàng đối mặt với chính quyền chuyên chế, lớn tiếng nguyền rủa nó và ca ngợi tự do (như Con người bất tử). Đỉnh cao thơ ông là bài tụng ca Hicôtencatl. Plaxiđô là một nhà thơ trữ tình yêu nước. Tình cảm yêu nước, tinh thần đấu tranh cho tự do, cũng như màu sắc dân tộc làm thơ ông được nhân dân mến mộ và trân trọng.
File đính kèm:
- van_hoc_mi_la_tinh.pptx