Vao trò của phân kali với cây mía

Phân bón nói chung trong đó có phân vô cơ được coi là một trong các yếu tố giữ

một vai trò quyết định đến năng suất và chất lượng cây trồng. Trong đó, 3 loại thành

phần phân bón chính là N,P, K, ngoài ra còn có một số loại phân bón khoáng khác.

Đạm (N) giữ 1 vai trò quan trọng đối với việc hình thành, phát triển, đẻ nhánh bộ

rễ, lá. Thiếu đạm cây còi cọc, lá xanh nhạt, nếu thừa đạm cây xanh xẫm, lá nhiều nhưng

bộ rễ kém phát triển.

pdf3 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vao trò của phân kali với cây mía, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 1 
VAO TRÒ CỦA PHÂN KALI VỚI CÂY MÍA 
TS. Đỗ Ngọc Diệp 
(Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát) 
Phân bón nói chung trong đó có phân vô cơ được coi là một trong các yếu tố giữ 
một vai trò quyết định đến năng suất và chất lượng cây trồng. Trong đó, 3 loại thành 
phần phân bón chính là N,P, K, ngoài ra còn có một số loại phân bón khoáng khác. 
Đạm (N) giữ 1 vai trò quan trọng đối với việc hình thành, phát triển, đẻ nhánh bộ 
rễ, lá. Thiếu đạm cây còi cọc, lá xanh nhạt, nếu thừa đạm cây xanh xẫm, lá nhiều nhưng 
bộ rễ kém phát triển. 
Lân (P) phân chia nhanh cây phospho cấu tạo, tổng hợp nên nhiều hợp chất giúp 
cây trồng tăng tính chịu lạnh, thúc đẩy phát triển việc phân chia nhanh bộ rễ, phát dục 
ra hoa, vận chuyển các hợp chất đồng hóa, tổng hợp đường của cây mía. Thiếu lân cây 
còi cọc, thân mảnh, chín chậm, hạt và quả phát triển kém. Đối với kali giúp cho cây 
quang hợp tốt hơn, giúp cho cây cứng cáp chống chịu được các điều kiện bất lợi như 
chịu hạn, sâu bệnh, giúp cho cây hạt chắc, hạn chế rụng quả, tăng năng suất, độ ngọt, 
chất lượng nông sản. Nếu thiếu lân cây phát triển chậm. còi cọc, thân yếu dễ bị đổ ngã. 
Năng suất cây trồng có quan hệ chặt chẽ với việc sử dụng phân bón và là nhân tố 
tác động trực tiếp đến năng suất và sản lượng cây trồng. 
Tuy nhiên, không phải cứ bón nhiều phân hóa học thì cho năng suất cây trồng cứ tăng 
lên mãi. Cây trồng cũng như con người phải được chăm nuôi đúng cách, đầy đủ và cân 
bằng dinh dưỡng thì mới tốt và mới phát huy được hiệu quả tác dụng của phân bón để 
cho năng suất cao và ổn định. 
Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả muốn đề cập đến vai trò của phân kali đối 
với cây mía. 
Kali là nguyên tố dinh dưỡng đa dang như đạm (N) và lân (P). Cây trồng cần 
lượng kali khá lớn tương đương với lượng đạm dùng cho cây trong trong quá trính sinh 
trưởng và phát triển. Tuy nhiên việc bón phân kali như thế nào cho cân đối trong quan 
hệ với đạm và lân vẫn cón rất ít người sản xuất quan tâm. 
Thường trong đất, kali tồn tại theo 3 dạng chính (George W.Rehm, 1982) 1, 
Dạng kali gữi chặt trong các khoáng mica, cát hạt sét chiếm 90-95%. Dạng này cây 
không sử dụng được, phải có thời gian phong hóa cây mới có thể hấp thụ được. 2, Đạng 
chậm tan chiếm 3-9% (Donald R) dạng này kali gữi chặt trong các khoáng sét, cây sử 
dụng được rất ít nếu trồng độc canh. 3, Dạng dễ tiêu/ trao đổi kali nằm trên bề mặt các 
hạt sét và chất hữu cơ , dạng này rất ít chiếm 1-2 %, dạng này rất dễ bị rửa trôi, nhất là 
tr6n những loại dất có thành phần cơ giới nhẹ, sẽ dễ dẫn đến việc thiếu hụt trầm trọng 
kali nếu không được bổ sung kali 
Vì thế, để đạt được mục tiêu năng suất, chất lượng cao việc bón phân kali phải 
được chú ý quan tâm đúng mức. Cây trồng hàng năm lấy đi một lượng kali nhiều hơn 
lượng trả lại đất. Theo Rebert Mikkelsen (2008) cứ 3 đơn vị k bị lấy đi bởi năng suất 
cây trồng (thân, lá, hạt) do đó cây luôn luôn đói kali. 
Đối với cây mía theo khuyến cáo của các tác giả sau đây về lượng phân cần bón 
cho mía để đạt 100 tấn/ha ta thấy lượng kali cần rất lớn: 
- Theo Trần Văn Sỏi (Kỹ thuật trồng mía, 1995): Thông thường, muốn có được 
100 tấn mía cây nguyên liệu cây cần: 
 2 
+N: 80-180 kg 
+P205: 80-170 kg 
+K20:200-270 kg 
- Theo R. Fauconnier (1991): Lượng dinh dưỡng cho cây mía và nhu cầu bón để 
đạt năng suất 100 tấn mía cây/ha: 
Nguyên tố Lượng lấy đi Nhu cầu bón 
N 45-90 120 (150) 
P205 30-50 50 (60) 
K20 80-120 150 (200) 
- Theo K.Mohan Naidu (Sugarcane technologies, 1987):Để có được 100 tấn 
mía, cần: 
+N: 170 kg 
+P205: 80 kg 
+K20: 100 -250 kg 
Cây mía cần lượng lớn K cho sinh trưởng và phát triển, kali tham gia điều hòa 
thẩm thấu các chất, cân bằng cation/anion trong cây, kích thích hoạt động các men 
(enzym). điều hòa nước trong cây, tăng cường khả năng quang hợp tổng hợp protein, 
tăng cường hàm lượng đường trong mía. Bón đủ kali cây sẽ tăng khả năng chống chịu 
điều kiện bất thuận của thời tiết (khô hạn, nóng, lạnh, sương muối) tăng đề kháng sâu 
bệnh. Bón đủ lượng kali cho cây, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng khác cũng 
được kích hoạt và phát huy vai trò của các loại phân bón khác đặc biệt là đạm, lân và 
các loại vi lượng khác trong đất, phân. Nếu bón thiếu kali, mọi hoạt động sinh hóa trong 
cây sẽ bị ảnh hưởng, năng suất cây trồng thấp, thậm chí không cho thu hoạch. Mối quan 
hệ giữa thành phấn bón 3 loại phân này là mối quan hệ mật thiết thống nhất, việc sử 
dụng quản lý bón đúng hợp lý cân bằng phải được quan tâm nhất là cây mía thì lượng 
kali cần cho việc tích lũy đường càng có ý nghĩa trong công nghiệp chế biến. Ngay cả 
việc để mía vụ gốc đôi khi ta thường chủ quan chỉ chăm chú bón nhiều đạm thúc cho 
cây mía lên vô tình ta đã tạo điều kiện cho sâu đục thân 5 vạch có cơ hội xâm nhập lây 
lan phát triển nhất là khi mía còn nhỏ. Việc bón phân kali quá lạm dụng liều lượng cao 
làm cho cây mía bị tổn thương như bị bỏng lá, ta cảm thấy cây không không lớn được, 
có vẻ như nó bị “khựng lại” như khi ta bón các loại phân khác. Nhưng điều quan trọng 
hơn hết nó đóng và giữ vai trò kích hoạch cho việc phát huy hiệu quả sử dụng tổng thể 
của các loại phân bón khác, giúp các loại phân khác phát huy hết bản chất tiềm năng, 
làm cho cây phát triển đạt năng suất, cứng khỏe chống chịu đổ ngã, sâu bệnh và các 
ngoại cảnh bất lợi khác 
Nếu thiếu kali dấu hiệu đầu tiên là ảnh hưởng đến khả năng phát triển, cây còi 
cọc, lá chuyển màu xanh đen, ở những lá già xuất hiện những đốm vàng nhạt/trắng ở 
đầu và rìa lá (diệp lục bị hoại sinh) lá khô dần và chết. Những dấu hiệu đó dần xuất hiện 
ở lá ở những lá non, bộ rễ kém phát triển và bị thối. Gần đây qua tham các khu ruộng 
mía của XN Thành Long đã có nhiều ruộng mía mặc dù mới đầu tháng 10 mà hiện 
tượng bộ lá đã bị chuyển màu khô đen rũ xuống rất sớm. Xin nêu một vấn đề rất thực tế 
và đã xảy ra khá phổ biến khi ta bón quá nhiều đạm cây mía sẽ xanh tốt, mọng nước 
nếu gặp điều kiện không thuận lợi như gió bão, sâu đục thân hoặc ngập nước cộng với 
thời tiết nắng ẩm là cơ hội cho các loại sâu đục thân nhất là sâu đục thân 4 vạch và bệnh 
 3 
rượu, bệnh thối đỏ lây lan, phát triển. Về năng suất tuy có cao nhưng thực tế khi quy ra 
chữ đường, mua theo chữ đường thì năng suất lại thấp, thu nhập thấp cái thiệt hại lớn 
hơn tiếp theo là trở ngại các khâu trong công đoạn chế biến công nghiệp đường. 
Qua số liệu bón phân của XN, ta thấy về lượng phân đạm, lân như vậy là tương 
đối đủ về số lượng, hợp lý, có thể chấp nhận được. Song, lượng phân kali bón còn thiếu 
như phân kali bón cho mía trồng mới ĐX 09-10 nếu so với khuyến cáo của các tác giả 
nêu trên đạt > 70 %, mía HT 10 đạt 50%, chưa kể đến các yếu tố khác như chất lượng 
bảo quản, bị rữa trôi, đất dạng cát pha... Định lượng cần thiết để có được 100 tấn mía ở 
vùng nguyên liệu mía Tây Ninh nói chung và XN thành Long nói riêng, ngoài việc bón 
cân đối nên đưa lượng Kali (K20) 250 kg/ha 
Cũng như các nguyến tố khác, kali tham gia và hình thành nên năng suất và chất 
lượng cây trồng trong đó có cây mía. Vì lượng kali có trong đất rất ít (vùng mía XN 
Thành Long) nên việc bón cung cấp đầy đủ cho cây mía là việc làm cần thiết và có ý 
nghĩa trong việc sản xuất và chế biến đường nói riêng. 
Đôi khi chúng ta cũng thấy phân tâm (ngoại trừ điếu kiện khí hậu thời tiết/vùng) 
tại sao cũng những giống mía như ta đang trồng thì có những nước người ta đã sản xuất 
chế biến đường đạt 6-7-8 tấn mía/tấn đường. Hay ngay ở Việt Nam đôi khi chữ đường 
ở cùng một một vùng sinh thái chữ đường cũng cách biệt nhau khá xa 2-3-4 chữ đường. 
Đó có phải chăng là một trong những nguyên nhân của phân bón mà trong đó vai trò 
của phân kali đóng một vai trò không kém phần tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến 
chất lượng mía nguyên liệu. 
Đề người trồng mía hiểu và yên tâm hơn trong việc sử dụng bón phân kali cho 
cây mía, mọi người và đặc biệt là cán bộ nông vụ của Công ty, Nhà máy cần phải làm 
nhiệm vụ tuyên truyền quãng bá đề người trồng mía hiều, thực hiện việc bón phân cân 
đối nhằm đưa chất lượng mía nguyên liệu ngày một cao, vì lợi ích chung đôi bên vì sự 
bền vững môi trường. 
Tài liệu tham khảo: 
Trần Đức Toàn (2010). Kali trong mối quan hệ với cây trồng, Viện Thổ nhưỡng 
Nông hóa. 
fertilizacion de la cana de azucar en Cuba. 
Lê Song Dự, Nguyễn Thị Quý Mùi (1997). Cây mía, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 
Hà Nội. 
Trần văn Sòi (1995). Kỹ thuật trồng mía ở vùng đồi núi. 
Iemael A.Cuellar Ayala, Dr Rafael Villegas Delgado (2002). Manual de 
K. Mohan Naidu, S Arulraj (1987). Sugar cane technology. 

File đính kèm:

  • pdfTS-do-ngoc-diep-vai-tro-cua-phan-kali-voi-cay-mia.pdf
Bài giảng liên quan