Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị độngviên và động viên công nghệp

 + Mục đích yêu cầu:

- Nhằm trang bị cho học sinh những nội dung cơ bản về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và động viên công nghiệp quốc phòng.

- Làm chuyển biến nhận thức, nâng cao trách nhiệm công dân trong xây dựng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp quốc phòng, nâng cao trách nhiệm trong học tập để trở thành những cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 + Nội dung

I. Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ

II. Xây dựng lực lượng dự bị động viên

III. Động viên công nghiệp quốc phòng.

+ Phương pháp: Vận dụng tổng hợp các phương pháp, trong đó sử dụng thuyết trình là chủ yếu và kết hợp trao đổi dạy học.

 

doc16 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị độngviên và động viên công nghệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
tác xây dựng lực lượng dự bị động viên là biểu hiện quán triệt quan điểm về sự kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế với nhiệm vụ xây dựng và củng cố quốc phòng, quốc phòng với kinh tế. 
Lực lượng dự bị động viên được xây dựng để bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội. Lực lượng dự bị động viên được xây dựng tốt sẽ làm nòng cốt cho cả xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và cả trong thực hiện chiến lược quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc. 
2) Những quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên: 
- Xây dựng lực lượng dự bị động viên bảo đảm số lượng đủ, chất lượng cao, xây dựng toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm 
Việc tổ chức xây dựng lực lượng dự bị động viên ở nước ta là một vấn đề hệ trọng, quan hệ đến vận mệnh của quốc gia, đặc biệt khi phải đối phó với chiến tranh quy mô lớn. Do đó, ngay từ thời bình, phải xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu theo kế hoạch đã xác định mới có khả năng giành thắng lợi khi có lệnh động viên. 
Xây dựng lực lượng dự bị động viên phải có chất lượng cao, được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, tinh thần, tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, trình độ kĩ thuật, chiến thuật, chuyên môn nghiệp vụ, trang bị, khả năng bảo đảm. 
- Xây dựng lực lượng dự bị động viên phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị 
Xây dựng lực lượng dự bị động viên là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân: Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, về mọi mặt được thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật của cơ quan lập pháp. Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp điều hành. Các đơn vị quân đội, cơ quan quân sự với các cơ quan trong hệ thống chính quyền, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội... hiệp đồng thực hiện và sự chăm lo xây dựng của toàn xã hội. 
- Xây dựng lực lượngdự bị động viên đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng các cấp ở địa phương, bộ, ngành 
Đây là nguyên tắc cơ bản nhằm bảo đảm cho lực lượng này luôn có nội dung, phương hướng, mục tiêu xây dựng đúng đắn, nhằm bảo đảm sức mạnh của quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. 
3) Nội dung xây dựng lực lượng dự bị động viên: 
a.  Phương thức xây dựng lực lượng dự bị động viên 
+ Phương thức chung: Địa phương chuyển việc giao nguồn cho các đơn vị chủ lực sang tổ chức hình thành các đơn vị dự bị động viên theo nhiệm vụ trên giao. Trong đó địa phương thực hiện là chính (trừ vũ khí trang bị và huấn luyện), các đơn vị chủ lực nhận nguồn cung cấp biểu biên chế, phối hợp cùng địa phương tổ chức thực hiện. 
+ Phương thức cụ thể: Tổ chức các đơn vị dự bị động viên theo khung thường trực và đơn vị không biên chế khung thường trực. 
b.  Nội dung xây dựng 
+ Tạo nguồn, đăng kí, quản lí lực lượng dự bị động viên   
- Tạo nguồn: Sĩ quan dự bị  HSQ - CS dự bị  phương tiện kĩ  thuật (theo Điều 4, 24, 26 Pháp lệnh dự bị động viên ). 
- Đăng kí quản lí nguồn: Việc đăng kí, quản lí lực lượng dự bị động viên  phải có kế hoạch thường xuyên, chặt chẽ và chính xác, đăng kí quản lí cả con người và phương tiện kĩ thuật. 
Đối với quân nhân dự bị, được tiến hành đăng kí, quản lí tại nơi cư trú, do Ban chỉ huy quân sự xã (phường), ban chỉ huy quân sự huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) thực hiện. 
Đối với phương tiện kĩ thuật, phải đăng kí, quản lí chính xác thường xuyên cả số lượng, chất lượng, tình trạng kĩ thuật của từng phương tiện. 
+ Tổ chức, biên chế đơn vị dự bị động viên: 
 Tổ chức, biên chế lực lượng dự bị động viên là tổ chức sắp xếp quân nhân dự bị, phương tiện kĩ thuật thành từng đơn vị dự bị động viên theo kế hoạch gồm các loại hình: đơn vị biên chế thiếu, đơn vị biên chế khung thường trực, đơn vị không có khung thường trực, đơn vị biên chế đủ nhân đôi và đơn vị chuyên môn thời chiến. 
+ Giáo dục chính trị, huấn luyện diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên. 
- Giáo dục chính trị: Giáo dục chính trị là nhiệm vụ hàng đầu trong xây dựng lực lượng dự bị động viên. Nội dung giáo dục cần tập trung vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quan điểm quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng dự bị động viên, âm mưu thủ đoạn của kẻ thù đối với cách mạng, truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta. 
- Công tác huấn luyện: theo phương châm "Chất lượng, thiết thực, hiệu quả, tập trung có trọng tâm, trọng điểm”. Nội dung huấn luyện gồm kĩ thuật bộ binh, binh chủng; chiến thuật từng người đến cấp đại đội, công tác hậu cần, băng bó cứu thương và hoạt động chống "Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ. Có thể huấn luyện tập trung tại các đơn vị dự bị động viên hoặc phân tán tại các địa phương, cơ sở. Cần vận dụng sáng tạo, linh hoạt những phương pháp huấn luyện thích hợp sát đối tượng, sát thực tế. 
+ Bảo đảm hậu cần, kĩ thuật, tài chính cho xây dựng lực lượng DBDV 
 Yêu cầu phải bảo đảm đúng mức, đủ để triển khai xây dựng lực lượng dự bị động viên chất lượng ngày càng cao. 
4) Một số biện pháp xây dựng lực lượng dự bị động viên 
- Thường xuyên giáo dục sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về vị trí, nhiệm vụ, những quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với lực lượng dự bị động viên. 
- Thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân sự và các cơ quan chức năng làm tham mưu và tổ chức thực hiện. 
- Thường xuyên củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên. 
- Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lực lượng dự bị động viên. 
III. ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG 
1) Khái niệm, nguyên tắc, yêu cầu động viên  công  nghiệp  quốc  phòng. 
a. Khái niệm: Động viên công nghiệp quốc phòng là huy động một phần hoặc toàn bộ năng lực sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội của doanh nghiệp công nghiệp ngoài lực lượng quốc phòng, nhằm huy động mọi nguồn lực của đất nước hoặc một số địa phương,... phục vụ cho quốc phòng, nhằm giành thế chủ động, bảo toàn, phát huy tiềm lực mọi mặt của quốc gia, duy trì, ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Khái niệm trên thể hiện khái quát một số nội dung chính sau đây: 
+ Động viên công nghiệp quốc phòng được chuẩn bị từ thời bình, là việc làm thường xuyên từ Trung ương đến địa phương. 
+ Động viên công nghiệp quốc phòng không áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 
+ Có thể tổng động viên hoặc động viên cục bộ 
b. Nguyên tắc động viên công nghiệp quốc phòng 
+ Động viên công nghiệp quốc phòng được tiến hành trên cơ sở năng lực sản xuất, sửa chữa đã có của các doanh nghiệp công nghiệp, Nhà nước chỉ đầu tư thêm trang thiết bị chuyên dùng để hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội. 
+ Việc lựa chọn, giao nhiệm vụ động viên công nghiệp quốc phòng cho các doanh nghiệp công nghiệp phải bảo đảm tính đồng bộ theo nhu cầu sản xuất, sửa chữa trang bị của Quân đội và phù hợp với năng lực sản xuất, sửa chữa trang bị của doanh nghiệp. 
+ Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp công nghiệp, người lao động trong chuẩn bị và thực hành động viên công nghiệp QP. 
c. Yêu cầu động viên công nghiệp quốc phòng 
+ Chuẩn bị và thực hành động viên công nghiệp quốc phòng phải bảo đảm bí mật, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, đúng kế hoạch, nhanh chóng tăng cường sức mạnh về mọi mặt, sẵn sàng đối phó với các tình huống chiến tranh. 
+ Chuẩn bị và thực hành động viên công nghiệp quốc phòng phải bảo đảm cho yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của các địa phương trong thời chiến. 
2) Một số nội dung động viên công nghiệp quốc phòng 
a. Chuẩn bị động viên công nghiệp quốc phòng 
+ Khảo sát, lựa chọn doanh nghiệp công nghiệp có khả năng sản xuất, sửa chữa trang bị. Xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp quốc phòng. 
+ Giao chỉ tiêu động viên công nghiệp quốc phòng. 
+ Hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị. 
+ Quản lí, duy trì dây chuyền sản xuất. 
+ Bồi dưỡng chuyên môn cho người lao động và diễn tập động viên công nghiệp quốc phòng. 
+ Dự trữ vật chất 
b. Thực hành động viên công nghiệp quốc phòng 
Thực hành động viên công nghiệp quốc phòng gồm : 
- Quyết định và thông báo quyết định động viên công nghiệp quốc phòng (do Chính phủ quy định). 
- Tổ chức di chuyển địa điểm các đơn vị công nghiệp phải di chuyển. 
- Tổ chức bảo đảm vật tư, tài chính. 
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa trang bị. 
- Giao, nhận sản phẩm động viên công nghiệp quốc phòng.
3)  Một số biện pháp chính thực hiện động viên công nghiệp QP 
- Nhà nước, Chính phủ chỉ đạo chặt chẽ các Bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương, tổng công ti, thực hiện nghiêm Pháp lệnh động viên công nghiệp quốc phòng. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương, Tổng công ti phối hợp hiệp đồng chặt chẽ thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ động viên công nghiệp quốc phòng. 
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, các địa phương, các Tổng công ty cần quán triệt sâu sắc cho cán bộ, công nhân viên về Pháp lệnh, Nghị định, các văn bản hướng dẫn về động viên công nghiệp quốc phòng của Nhà nước, Chính phủ. 
- Các doanh nghiệp công nghiệp được lựa chọn và giao chỉ tiêu động viên công nghiệp quốc phong cần chủ động lập kế hoạch động viên công nghiệp quốc phòng và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, chỉ tiêu trên giao. 
KẾT LUẬN 
 Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ, dự bị động viên và động viên công nghiệp là vấn đề lớn có tính chiến lược của quốc gia để đất nước chủ động đối phó với mọi tình huống. Là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, hơn lúc nào hết ngay từ thời bình, công tác xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ, dự bị động viên và động viên công nghiệp quốc phòng phải được sự quan tâm một cách đầy đủ của toàn xã hội, trong đó có trách nhiệm của học sinh và sinh viên. 
1 Luật Dân quân  tự vệ 2009

File đính kèm:

  • docXÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ.doc