Xây dựng tiểu phẩm

TIỂU PHẨM

MỤC ĐÍCH

- Phương pháp đọc sáng tạo trong dạy học Văn có hình thức bài tập chuyển thể tác phẩm nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của HS. Xây dựng tiểu phẩm nhằm khích thích sự tái tạo tác phẩm ở người đọc HS đồng thời phát huy năng lực văn học của các em

- Có thể dùng sản phẩm này của HS để cho chính các em diễn ở trên lớp: diễn cương theo kiểu đóng vai giờ kiểm tra bài cũ, ôn tập hoặc ngoại khóa.

CHUẨN BỊ

- GV và HS chuyển thể tác phẩm, xây dựng thành kịch bản văn học.

- GV và HS sưu tầm các tiểu phẩm phù hợp với nội dung chương trình, phong trào thi đua của nhà trường.

 

doc57 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng tiểu phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Hoa: Kệ tớ chứ.
Cô giáo
- Cả lớp trật tự! Cô thấy chúng ta nên thăm gia đình liệt sĩ là phù hợp hơn cả. Chúng ta có thể vừa quan tâm đến người đang sống là thiết thực, lại vừa là việc làm mang tính chất đền ơn đáp nghĩa, Như vậy là tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Chúng ta cùng đi thăm hỏi bà Nhớ , mẹ của liệt sĩ Trần Văn Ơn, cụm 5 - Nghiêm Xá. Liệt sĩ là con duy nhất của mẹ, đã hi sinh tại chiến trường B – Quảng Trị năm 1972. Các em có đồng y không nào?
Học sinh
(Đồng thanh)
- Dạ thưa cô có ạ!
Cô giáo
Vậy thì chúng ta sẽ trích quỹ của chi đội để mua một món quà nhỏ tặng bà. Hôm đấy cô cùng các em sẽ tới thăm hỏi sức khỏe của bà, các em giúp bà dọn dẹp nhà cửa. Vì theo cô được biết hiện giờ tuổi bà đã cao, sức khỏe yếu, làng xóm phải thường xuyên giúp đỡ bà. Các em cùng bà trò chuyện để bà thấy cuộc sống này vui và ấm áp hơn. Vì chúng ta là thế hệ được hưởng thành quả của cha anh để lại trong đó có công lao của mẹ và con của mẹ.
Sáng chủ nhật đúng 7h30 chúng ta tập trung tại cổng trường rồi cùng cô lên nhà bà nhé!. Hôm đó chúng ta sé đi cùng cán bộ đoàn xã nữa, các em nhớ đến đúng giờ.
Học sinh
- Dạ thưa cô vâng ạ!
Cô giáo
- Giờ sinh hoạt hôm nay đến đây là kết thúc. Cô mời cả lớp nghỉ.
Học sinh 
Hoa: Cả lớp đứng!
Học sinh: Chúng em chào cô ạ!
Cảnh 2. Tại cổng trường Nghiêm Xuyên lúc 7h15
Nhân vật
Lời thoại
Học sinh
Hoa: Tớ đố cậu biết tại sao mình phải đến thăm hỏi bà?
Hạt: Dễ ợt, có thế mà cũng phải hỏi, thì là đền ơn đáp nghĩa chứ sao!
Hoa: Thế đền ơn đáp nghĩa cậu hiểu là như thế nào không mà bảo là dễ ợt?
Hạt: Ờờ.. Thì tớ thấy cô bảo là đi thăm viếng gia đình có công với cách mạng chứ còn gì nữa.
Hoa: Cậu nói thế là thiếu rồi. Đền ơn đáp nghĩa không chỉ là thăm viếng gia đình có công với cách mạng đâu. Mà còn là dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ, xây dựng công trình mang non đấy (các em học sinh còn lại đi ra cánh gà). Chúng mình lại còn phải học tập thật tốt đấy mới là đền ơn đáp nghĩa.
(Cô giáo vào cùng với một chị cán bộ đoàn xã)
Cô giáo
Nhóm trưởng tập các bạn cho cô.
Hoa
Các bạn chú y. Tập hợp! ( học sinh tập hợp theo nghi thức Đội)
Thưa cô các bạn đủ rồi ạ!
Cô giáo
Tốt!. Cô xin giới thiệu đây là chị Duyên cán bộ đoàn xã. Bây giờ chị Duyên sẽ dẫn chúng ta đến nhà bà.
(Học sinh vui vẻ vỗ tay)
Chị Duyên
- Xin chào tất cả các em. Các em đã sẵn sàng chưa, chúng ta cùng đi nhé!
Học sinh
- Àđi thôi, đi thôi.
(Cô giáo, chị Duyên đi trước, các em theo sau. Gần tới nhà bà, các em lon ton chạy trước)
Cảnh 3. Nhà mẹ Nhớ
Nhân vật
Lời thoại
Học sinh
- Chúng cháu chào bà ạ!
Bà mẹ
(Tay dụi mắt đi ra)
- Ai đấy? Ai đấy?
Chị Duyên
- Thưa bà, hôm náy các em học sinh trường Nghiêm Xuyên được nghỉ học nên cô gióa chủ nhiệm tổ chức đi thăm gia đình ta đấy ạ! 
Bà mẹ
- Ồ vậy à! Thế thì qu‎ hóa quá! Qúy hóa quá!
Cô giáo
Con chào mẹ ạ!
( Cô giáo, chị Duyên vào nhà nói chuyện, các em học sinh tò mò nghịch ngoài sân)
Bà mẹ
Bảo các cháu vào đây uống nước đã nào!
Học sinh
Hoa: Chúng cháu không khát bà ạ! 
Hạt: Ngốc thế bà bảo vào chơi chứ bà đã bắt uống nước đâu mà không khát.
Cô giáo
Các em cứ vào đây đã.
(Một số em vào nhà)
Bà mẹ
Hôm nay các cháu không phải đi học à mà cô giáo lại cho đến nhà bà chơi thế?...
Học sinh
Dạ, thưa bà vâng ạ!
Chị Duyên
Được sự quan tâm của BCH Đoàn xã, BCH Đoàn trường, hôm nay chúng con đến đây là có lời hỏi thăm sức khỏe của mẹ, đây là chút tấm lòng của chúng con.
Cô giáo
Con xin gửi mẹ ạ.
Bà mẹ
Mẹ cảm ơn các cô, cảm ơn chính quyền. Mẹ cảm ơn nhiều lắm!
Cô giáo
Thưa mẹ, hôm nay chủ nhật được nghỉ học, xin thay mặt các cháu, con xin mẹ cho các cháu học sinh đây được giúp mẹ một số việc nhà ạ.
Bà mẹ
Các cháu đến đây chơi với bà là bà vui lắm rồi, không phải giúp bà gì đâu. Ở đây bà con hàng xóm vẫn sang đỡ đần bà luôn mà. Các cháu còn nhỏ mà ngoan quá! Ngoan quá!
Học sinh
Hoa: -Chúng cháu là đội viên đội TQT mà bà. Cụ Hồ đã dạy:
(Học sinh nói đồng thanh): 
“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ 
Tùy theo sức của mình”
Chúng cháu làm được bà ạ!
(Các em học sinh đã tản ra, đi làm những việc vặt giúp bà: xách nước đổ vào bể, em thì nhổ cỏ vườn, cho gà ăn, quét nhà, tưới rau. Các em vừa làm trò vừa trò chuyện rất vui vẻ hăng say với công việc. Học sinh đùa nghịch, trán lấm tấm mồ hôi, hơi mệt)
Lan (vừa quét nhà vừa hát)
Hạt: Hoa ơi lại đây tờ bảo cái này.
Hoa: Gì vậy?
Hạt: Này! (Giow con sâu lên)
Hoa: Eo ơi con sâu to quá! (Chạy đi, Hạt đuổi theo)
(Chẳng mấy chốc công việc đã xong xuôi. Nước đã đầy bể, cỏ đã sạch, những luống rau xanh đã được tưới mát)
Bà mẹ
Các cháu nghỉ ta đã.
Học sinh
(đồng thanh)
- Chúng cháu xong rồi bà ạ!
Cảnh 4. Các em học sinh nghe bà kể chuyện
Nhân vật
Lời thoại
Cô giáo
(Các em ngồi quanh bà và cô giáo, rộn vang tiếng cười)
- Các em có muốn nghe bà kể chuyện không?
Học sinh
- Dạ thưa cô có ạ! (đồng thanh)
Chị Duyên
- Các em thích nghe bà kể chuyện cổ tích hay chuyện ngày xưa nào?
Học sinh
- Thưa bà chuyện ngày xưa ạ! (Đồng thanh)
Bà mẹ
Cuộc đời bà có nhiều chuyện lắm: Thời con gái bà lấy chồng, có con, rồi bà phải chờ chồng nuôi con đằng đẵng như thế nào. Thế các cháu muốn nghe bà kể quãng đời nào của bà?
Học sinh
- Ừ ngày ấy nó mới có 17 tuổi (Mắt nhìn xa xăm)
Diễn trên nền nhặc ca khúc: Màu hoa đỏ
Tái hiện: Con sắp đồ, mẹ mang đồ ăn, mẹ ve vuốt mái tóc con. Khi ra đi, hai anh bộ đội nữa đi cùng.
Người dân, học sinh, người yêu Ơn ra tiễn chân. Mọi người chia tay nhau bịn rịn.
Các anh bộ đội đi trên nền nhạc: Trùng trùng quân bước.
Lời dẫn
Một mình mẹ trong căn nhà quạnh quẽ
(Mẹ đi đi lại lại, thắp hương, mang ảnh con ra ngắm, hàng xóm đến chơi.
Cán bộ xã đi vào
Diễn trên nền bài hát Đất nước.
Mẹ mời khách uống nước, cán bộ đưa giấy báo tử. Bà mẹ đang bưng chén nước đánh rơi và ngất. Cán bộ xã và người hàng xóm đưa bà vào nhà.
Một người dân ra dọn đồ cho mẹ)
* Hiện tại: Bà ngưng tay lau nước mắt, học sinh im lặng
Bà mẹ
- Các cháu uống nước đi. (Tay gạt nước mắt)
Nhạn
Bà ơi bà đừng buồn lòng nữa. Chúng cháu hứa với bà là sẽ học tập thật tốt bà ạ!
 (Học sinh nhìn nhau lặng lẽ gật đầu))
Lời dẫn
Các bạn ạ! Chiến tranhđã đi qua nhưng những nối đau vẫn còn hiện hữu trong những mái nhà. Chúng ta sinh ra tròng thời bình, là những người được thừa hưởng thành quả của thế hệ cha anh đi trước. Vậy chúng ta sẽ hành động làm saocho xứng đáng với thế hệ đi trước, để chúng ta tự hào là Đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
(Ca khúc Đền ơn đáp nghĩa)
Trong những năm tháng khói lửa chiến tranh, khát vọng độc lập tự do.lí tưởng sống đẹp đẽ và sự hi sinh trong sáng đã được bộc lộ ró nét, tiêu biểu như chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng. Hình ảnh những chiến sĩ hi sinh quên mình vì hạnh phúc, vì tương lai của dân ytoocj đã đi vào thơ ca, nhạc họa tạo nên những thanh âm trong trẻo của bản hùng ca dân tộc. Ca khúc Đền ơn đáp nghĩa” đã thay lời tri ân sâu sắc nhất mà chúng em muốn gửi tời thế hệ cha anh đi trước.
Tất cả chào khán giả
KỊCH BẢN: VỢ NHẶT
Cảnh 1: Tràng gò lưng kéo xe, mấy chị con gái ngồi vêu ra:
Tràng: (Lẩm bẩm, vẻ nghĩ ngợi)	
 - Chắc lại ngồi nhặt hạt rơi hạt vãi hay có ai kêu thì đến làm đây mà. 
 (Hò thật vui, khuôn mặt vẫn ra vẻ cực nhọc) 
 - Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
 Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!
Mấy cô gái: (đẩy vai nhau, cười nắc nẻ)
Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh í!
Thị: (cong cớn)
Cóa khối cơm trắng mấy giò đấy! 
Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấyyyyyyy?
Tràng: (ngoái cổ lại, vuốt mồ hôi trên mặt, cười)
Thật đấy! Có đẩy thì ra mau lên!
Thị: (vùng đứng dậy, lon ton chạy đến đẩy xe cho Tràng, liếc mắt, cười tít)
Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ?
Cảnh 2: Tràng đang ngồi uống nước.
Thị: (chạy sầm sập đến, chống nạnh, sừng sỉa nói)
Điêu! Người thế mà điêu!
Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt!
Tràng: (ban đầu ngơ ngác, ra chiều ko hiểu, gương mắt nhìn. Sau nhớ ra, toét miệng cười, nỏi)
Chả hôm ấy thì hôm nay vây.
Này, hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã!
Thị: (hếch mặt lên, cong cớn)
Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu
Tràng: - Đây, muốn ăn gì thì ăn.
 (Vỗ vỗ vào túi)
Rích bố cu, hở!
Thị: (mắt sáng lên, đon đả)
Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.
 (cắm đầu cắm cổ ăn, xong lấy đũa quệt ngang miệng, thở)
Hà, ngon! Về chị thấy hụt tiền thì bỏ bố!
Tràng: (cười)
Làm đếch gì có vợ.
Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe cùng về!
Thị ra vẻ e thẹn, gật đầu nhẹ!
Tràng (ngớ người, tặc lưỡi 1 cái): 
Chậc! Kệ!
Cảnh 3: Tràng đưa thị về nhà, mấy người trong xóm đứng tụm lại, trẻ con chạy loăng quăng.
Thị: cắp cái thúng con, nón che nửa mặt, rón rén, e thẹn.
Tràng: đi trước, vừa đi vừa tủm tỉm cười
Mấy đứa trẻ đứng nhìn.
Thằng bé: (gào lên)
Anh Tràng ơiiiiiiiiiii!
 (cả bọn đồng thanh gào lên, cười khoái chí)
Chông vợ hài!
Tràng: (quay đầu lại, bật cười)
Bố ranh!
Thị: Nhíu đôi mày lại, xóc lại áo
Người trong xóm thầm thì: 
Ai đấy nhỉ? 
Hay là người nhà bà Cụ Tứ dưới quê mới lên!
Chả phải, từ ngày còn mồ ma Ông Cụ tứ có thấy ai lên đâu!
Quái nhỉ?
(cười rung rúc) hay là vợ anh Cụ Tràng!
Ừ! Khéo mà vợ anh cụ Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thẹn hay đáo để.
Ui chao! Giời đất này mà còn rước cái của nợ về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua ngày không!
Kết: Con trai tập trung lại, chia nhau từng câu rồi hát, bài hát “Vì đó là em” (Quang Dũng)
Không cần biết em là ai
không cần biết em từ đâu
Không cần biết em ngày sau
ta yêu em bằng mấy đồng bánh vặt.
Ta yêu em qua đông tàn ngày tận.
Yêu em như yêu vùng trời mênh mông .
Không cần biết đêm dài sâu,
không cần biết bao gầy hao.
Ta ngồi đếm tên thời gian,
nghe thương yêu dâng cao như ngọn đồi,
như xa xôi nay quay về gần gũi.
Yêu em khi chỉ biết đó là em .
ĐK :
Để rồi từ đó , ta yêu em không ngại ngần .
Để rồi từ đó trong bước chân nghe gần hơn .
Một ngày lại đến trái tim ta dại buồn ,
rồi từng chiều lên mang nỗi buồn vô biên .
Cho dù biết em rồi đi,
cho dù biết không chờ chi .
Nhưng lòng vẫn nghe cuồng si,
nghe trong ta quên đi lòng sầu hận.
Ta yêu em chưa bao giờ một lần . . .
Yêu em vì chỉ biết đó là em .

File đính kèm:

  • docTIỂU PHẨM.doc
Bài giảng liên quan