Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn 7

Câu 1: (1 điểm)

Em hãy xác định câu đặc biệt trong các đoạn văn. Các câu đặc biệt đó có tác dụng gì?

 a. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu. (Võ Quảng)

 b. Buồn ơi! Xa vắng mênh mông là buồn. (Thế Lữ)

Câu 2: (2 điểm).

Em hãy xác định và nêu tác dụng của phép liệt kê trong các ví dụ sau:

 a. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập

 Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương

 Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

 Song hào kiệt đời nào cũng có. ( Nguyễn Trãi)

 b. Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi

 Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt. ( Tố Hữu)

 

doc3 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 834 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Phòng gd-đt cẩm giàng
đề kiểm tra học kì ii
Năm học: 2012- 2013
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút
Câu 1: (1 điểm)
Em hãy xác định câu đặc biệt trong các đoạn văn. Các câu đặc biệt đó có tác dụng gì?
 a. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu. (Võ Quảng)
 b. Buồn ơi! Xa vắng mênh mông là buồn. (Thế Lữ)
Câu 2: (2 điểm). 
Em hãy xác định và nêu tác dụng của phép liệt kê trong các ví dụ sau:
 a. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
 Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương
 Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
 Song hào kiệt đời nào cũng có. ( Nguyễn Trãi)
 b. Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi
 Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt. ( Tố Hữu)
 Câu 3: (2 điểm)
 “ ... Âý, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không có nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!”
 a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả?
 b. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 câu) nêu cảm nhận của em về tình cảnh của nhân dân ta qua đoạn văn trên?
Câu 4: ( 5 điểm)
 Giải thích câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”.
--------Hết----------
Hướng dẫn chấm và biểu điểm.
đề kiểm tra học kì ii
Năm học: 2012- 2013
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1: (1 điểm)
Tìm đúng câu đặc biệt:
+ Đoạn văn a: Mùa xuân!
+ Đoạn văn b: Buồn ơi!
- Tác dụng:
+ Đoạn văn a: Câu đặc biệt xác định về thời gian.
+ Đoạn văn b: Câu đặc biệt dùng gọi đáp.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 2: (2 điểm). 
- Phép liệt kê trong các đoạn:
+ Đoạn văn a: Triệu, Đinh, Lí, Trần
 Hán, Đường, Tống, Nguyên
+ Đoạn văn b: Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh.
- Tác dụng của các phép liệt kê:
+ Đoạn văn a: Thể hiện niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc ta.
+ Đoạn văn b: Thể hiện niềm tự hào của nhà thơ về vẻ đẹp trù phú của đất nước ta.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3: (2 điểm)
a. Đoạn văn được trích từ văn bản “Sống chết mặc bay”.
 Tác giả: Phạm Duy Tốn
b.- Hình thức: Viết đúng đoạn văn theo yêu cầu. Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi liên kết câu, lỗi diễn đạt và chính tả.
- Nội dung: nêu được:
+ Phép nghệ thuật tương phản, tăng cấp được sử dụng trong đoạn văn.
+ Niềm xót xa, thương cảm trước tình cảnh thê thảm của nhân dân khi đê vỡ.
+ Lên án gay gắt tên quan phủ vô lương tâm, vô trách nhiệm, thờ ơ trước cuộc sống lầm than của nhân dân.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 4: (5 điểm)
1. Yêu cầu về hình thức:
- Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
- Bố cục 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài.
- Làm đúng kiểu bài giải thích, lập luận chặt chẽ.
2. Yêu cầu về nội dung: Bài viết cần đảm bảo các ý sau:
a. Mở bài: Nêu vấn đề giải thích, trích dẫn câu tục ngữ.
b. Thân bài: 
- giải thích nội dung câu tục ngữ: 
+ Nghĩa đen: Thương yêu người khác như chính bản thân mình.
+ Nghĩa bóng: Câu tục ngữ khuyên nhủ, kêu gọi mọi người sống phải biết yêu thương, đồng cảm, chia sẻ, gắn bó với nhau trong cuộc sống.
- Tại sao phải “ Thương người như thể thương thân”?
+ Yêu thương là tình cảm tự nhiên của con người. Tình yêu thương là cơ sở tạo nên sự đoàn kết giữa con người với con người. Yêu thương, giúp đỡ người khác là nghĩa cử cao đẹp, là thước đo dạo đức, nhân cách của mỗi con người. 
+ Yêu thương, giúp đỡ nhau là truyền thống đạo đức của dân tộc ta. Nhờ yêu thương, đoàn kết dân tộc ta đã chiến thắng thiên tai, chiến thắng giặc ngoại xâm trong quá trình dựng nước và giữ nước.
+ Yêu thương nâng giá trị con người, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Người có lòng yêu thương sẽ được người khác quý trọng. Người được yêu thương, giúp đỡ sẽ vượt qua khó khăn, sẽ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.
+ Trái với yêu thương là sự độc ác, là thái độ căm ghét, vô cảm, là mâu thuẫn và thù hận. Những người đi ngược với yêu thương sẽ sống trong sự cô độc, đáng thương.
- Hiểu câu tục ngữ, ta nên làm gì?
+ Tự nguyện, chân thành bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc bằng nhiều hoạt động thiết thực.
+ Có ý thức giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc. Có thái độ phê phán những biểu hiện trái với yêu thương...
+ Liên hệ với bản thân ( ở trường, gia đình, xã hội)
c. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa câu tục ngữ.
0,5 điểm
1,0 điểm
2,0 điểm
1,0 điểm
0,5 điểm
c. Hướng dẫn chấm:
- Điểm 4, 5: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên, lời văn trôi chảy, mạch lạc, có hệ thống luận điểm rõ ràng, lí lẽ thuyết phục, có liên kết và chuyển ý.
- Điểm 2, 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, diễn đạt khá lưu loát, còn mắc lỗi dùng từ, lỗi chính tả nhưng không đáng kể....
- Điểm 1, 2 : Bài chưa đạt các yêu cầu trên, nội dung sơ sài, diễn đạt vụng về.
- Điểm 0 : Lạc đề
 ( giáo viờn căn cứ vào bài làm của HS để cho điểm phự hợp.)

File đính kèm:

  • docDE NGU VAN 7 - KTHKII- 013.doc
Bài giảng liên quan