Đề tài Tăng cường hướng dẫn tự học cho học sinh bằng phương pháp nêu câu hỏi có vấn đề

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG

MỤC LỤC 1

A. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 2

 I. Bối cảnh 2

 II. Mục đích nghiên cứu 2

 III. Quá trình nghiên cứu 3

 IV. Kết quả nghiên cứu 4

B. GIỚI THIỆU

 I. Hiện trạng 5

 II. Giải pháp thay thế 6

 III. Một số nghiên cứu gần đây 6

C. PHƯƠNG PHÁP 7

 I. Khách thể nghiên cứu 7

 II. Thiết kế nghiên cứu 7

 III. Quy trình nghiên cứu 8

 IV. Đo lường 10

D. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 12

 I. Trình bày kết quả 12

 II. Phân tích dữ liệu 13

 III. Bàn luận 13

E. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 15

 I. Kết luận 15

 II. Khuyến nghị 15

F. TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

G. PHỤ LỤC 18

 PHỤ LỤC 1: Đề kiểm tra trước và sau tác động 18

 PHỤ LỤC 2: Bảng điểm trước và sau tác động 24

 PHỤ LỤC 3: Giáo án tiết dạy minh họa 26

 

doc33 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường hướng dẫn tự học cho học sinh bằng phương pháp nêu câu hỏi có vấn đề, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ng đó đều nhằm nói lên điều gì?
- Hs : Thống kê lại các ý về nội dung và nghệ thuật như phần ghi bảng.
- GV: gọi học sinh dộc phần ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 4: (10 phút)
Hướng dẫn đọc thêm: "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ"
GV: gợi ý cho học sinh tìm hiểu nội dung theo câu hỏi trong SGK
I/ Đọc- Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 
- Nguyễn Duy Nhuệ sinh (1948); Quê : Thanh Hoá 
- Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- Đạt giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ (1972-1973).
- Sau 1975 chuyển vào TP HCM công tác.
2. Tác phẩm :
- Ra đời 1978 “Ánh trăng”
- Thể thơ: 5 tiếng 
- PT biểu đạt: tự sự kết hợp biểu cảm.
4. Đọc – tìm hiểu bố cục: 3 phần
- Phần1: 2 khổ thơ đầu: Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ.
- Phần 2: 3 khổ thơ tiếp theo: Vầng trăng trong hiện tại.
- Phần 3: Khổ cuối: Vầng trăng trong suy tưởng. 
III/ Phân tích:
1. Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ.
- Hồi nhỏ-> ở đồng, sông, bể
- Điệp từ: Hồi, với => Sống hoà hợp, thân thiết với thiên nhiên.
- Hồi chiến tranh→ ở rừng
- Nhân hoá: tri kỉ=> Quan hệ gần gũi, thân thiết, như bạn tri kỉ. 
- So sánh: Sống gần gũi với thiên nhiên.
=> Trăng không những là bạn tri kỉ mà còn là vầng trăng tình nghĩa, biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình.
 → VT đẹp đẽ ân tình , gắn bó với hạnh phúc gian lao của con người , đất nước 
2. Vầng trăng trong hiện tại:
- Đất nước hoà bình-> hoàn cảnh sống thay đổi.
- So sánh: VT : Người dưng → xa lạ
-> Thái độ: lạnh nhạt, coi như người xa lạ.
* Tình huống gặp lại vầng trăng:
- Nhận ra trăng khi: Mất điện; Phòng tối om, mở cửa
-> Đột ngột gặp lại cố nhân: Vầng trăng.
- Người và trăng không còn tri kỉ, tình nghĩa như xưa
 → Cuộc sống hiện đại khiến người ta dễ dàng quên lãng những giá trị tốt đẹp trong quá khứ.
(HẾT TIẾT 1)
3. Vầng trăng trong suy tư của tác giả:
-Tư thế: “Mặt..mặt”.-> Nhìn nhận lại những giá trị đã bị lãng quên.
- Tâm trạng “rưng rưng” xúc động xao xuyến gợi nhớ kỉ niệm quá khứ tốt đẹp.
- NT so sánh, điệp ngữ, nhấn mạnh nhằm khắc sâu những hình ảnh của quá khứ.
- S/d h/a tượng trưng:-> Quá khứ tròn đầy đặn. Trăng im phăng phắc như nghiêm khắc, nhắc nhở, trách móc.
- Giật mình vì nhớ lại , tự vấn nối hiện tại với quá khứ để con người tự hoàn thiện mình, ăn năn, hối lỗi.
 4. Ý nghĩa, chủ đề văn bản:
 → Trân trọng giữ gìn những vẻ đẹp và giá trị truyền thống, không nên lãng quên quá khứ.
- Chủ đề: Uống nước nhớ nguồn.
III. Tổng kết
1- Nghệ thuật
- Kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
- Sáng tạo hình ảnh thơ với nhiều tầng ý nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, của quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp vĩnh hằng.
2- Nội dung : Ánh trăng khắc họa một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình, thủy chung sau trước
* Ghi nhớ : SGK
4. Hướng dẫn tự học: 10 phút
* Bài vừa học:
- Giáo viên dưa ra câu hỏi: Đọc “ánh trăng” con người cảm nhận được điều gì về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, và những giá trị truyền thống tốt đẹp trong cuộc sống? 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống hoá lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy:
Gợi ý:
- Thiên nhiên không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người?.
- Cuộc sống hiện đại không thể quên truyền thống?.
- Phản bội truyền thống là con người phản bội lại chính mình?.
ÁNH TRĂNG
QUÁ KHỨ
Tình nghĩa, Ngỡ
 không
Tri kỉ bao giờ quên
CON NGƯỜI
HIỆN TẠI
Vầng trăng Vô tình tròn lãng quên 
Chủ đề:
Tự nhắc nhở mình và củng cố ở người đọc một thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”
SUY NGẪM
 Tròn vành vạnh Giật mình Luôn thủy Tự hoàn thiện
chung, vị tha bản thân mình
- Hình ảnh trăng qua 2 bài thơ “Đồng chí” và “Ánh trăng” được khắc họa như thế nào? Điểm giống và khác nhau giữa 2 hình ảnh đó?
+ Giống nhau : 
Cả hai bài thơ đều lấy một vẻ đẹp trong thiên nhiên để khai thác xây dựng hình ảnh thơ
+Khác nhau:
 	Đồng chí: Ánh trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí ở người chiến sĩ trong kháng chiến chống Pháp; Là hình tượng thơ đậm chất lãng mạn trong thơ Chính Hữu và thơ ca kháng chiến
Ánh trăng: Khơi nguồn cho việc bày tỏ thái độ, tình cảm của con người với hiện tại và quá khứ; Là hình ảnh để nhà thơ thể hiện chủ đề bài thơ : “uống nước nhớ nguồn”
* Bài Sắp học: Văn bản "Làng" – Kim Lân.
	Giáo viên hướng dẫn, gợi ý học sinh tìm hiểu nội dung theo các câu hỏi sau:
- Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai như thế nào trước, tronng và sau khi nghe tin làng mình theo giặc?
- Tình yêu làng của ông Hai được thể hiện như thế nào? 
- Đọc truyện ngắn “Làng” em cảm nhận được những gì về người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp?
TIẾT 64
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Ngày dạy: 22/11/2012
I/ Mục tiêu: Giúp HS hiểu:
1. Kiến thức: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Tác dụng của việc sử dụng đối thoại độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
3. Thái độ: Có ý thức tập viết văn tự sự có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
II/ Chuẩn bị: bảng phụ, nội dung bài tập thảo luận
III/ Tiến trình lên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: KĐ - GT – Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Hoạt động 2: Tìm hiểu kiến thức mới. (20 phút)
- Gv gọi hs đọc ví dụ ở SGK
- Hs thảo luận vào phiếu học tập. Sau 7p trả lời
* N1 : Câu a 
* N2 : Câu b
* N3 : Câu c
* Trao đổi nhóm 2 : Câu d 
- Cả lớp bổ sung.
- G:?Qua ví dụ trên em hiểu thế nào là đối thoại , độc thoại , độc thoại nội tâm ? (Hs trả lời mục ghi nhớ) 
- G:?Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng gì? (tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng chợ Dầu, tạo tình huống để đi sâo vào nội tâm nhân vật.)
- ?Độc thoại nội tâm đã giúp nhà văn trong việc xây dựng nhân vật như thế nào? (Những hình thức độc thoại, độc thoại nội tâm đã giúp cho nhà văn khắc họa được sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng chợ Dầu-cái làng mà Hai luôn lấy làm tự hào và hãnh diện của ông theo giặc, làm cho câu chuyện sinh động hơn)
- Vậy giữa đối thoại và độc thoại giống và khác nhau như thế nào?
- Gọi hs đọc ghi nhớ ở SGK
Hoạt động 3: Thực hành – củng cố kiến thức : (15 phút)
Bài tập 1:
- Gv gọi hs đọc BT1:
- Yêu cầu của BT này là gì ?
- ? Trong BT 1 ai đối thoại với ai?
- ?Tìm câu đối thoại của ông Hai?
- ?Cách đối thoại trên thể hiện thái độ gì của ông Hai ? 
- Hs : TL
Bài tập 2: Viết đoạn văn
- G:?Viết đoạn văn kể lại một lần em vi phạm học tập ( Giở tài liệu ) có sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. 
- Hs : Viết vào ở nháp
- Gv gọi hs đọc, chỉ ra từng hình thức 
- Cả lớp nhận xét, gv góp ý, sữa bài
I/ Yếu tố đối thoại, độcthoại, độc thoại nội tâm:
Ví dụ : SGK
Nhận xét : 
a. Trong 3 câu đầu những người tản cư trò chuyện với nhau.
- Tham gia câu chuyện có ít nhất 2 người
- Dấu hiệu : Có lượt lời, dấu gạch ngang đầu dòng
 → Đối thoại
b. Câu “hà, nắng gớm về nào” Ông Hai tự nói về mình
- Không phải đối thoại vì chỉ có một người
- Câu tương tự “chúng bay..nhục nhã thế này” 
 → Độc thoại.
c. Câu “Chúng nó cũng là ư ?” ông Hai tự nói với chính mình
- Không có dấu gạch ngang, không nói thành tiếng , diễn ra âm thầm trong suy nghĩ , tình cảm 
 → Độc thoại nội tâm
d. Đối thoại tạo không khí thật cho câu chuyện, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư với làng chợ Dầu.
1/ Khái niệm: Ghi nhớ SGK
2/ Tác dụng: Độc thoại, độc thoại nội tâm: Khắc hoạ rõ nét tâm trạng đau xót, tủi nhục, dằn vặt của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
3/-Giống nhau:
 + Đều là những phát ngôn.
 + Thường có gạch đầu dòng ở những lượt thoại.
 - Khác nhau: 
 + Đối thoại : Là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Đối thoại hướng về chủ đề giao tiếp.
 + Độc thoại: là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng, không hướng về chủ đề giao tiếp, không hướng về một ai
 + Độc thoại nội tâm diễn ra trong suy nghĩ của nhân vật và không phát ra thành lời..
 * Ghi nhớ: 
II/ Luyện tập :
BT1:
 - Này, thầy nó ạ. (ông không đáp lại)
 - Thầy nó ngủ rồi à? (Gì-ông Hai đáp)
 - Tôi thấy người ta đồn.(ông Hai gắt lên “Biết rồi’’)
-Tác dụng: Làm nổi bật được tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc.
BT2 : Viết đoạn văn 
4: Hướng dẫn tự học : (7 phút)
 1. Bài vừa học:
	+ Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự?
	+ Tác dụng của các yếu tố đối thoại, độc thoại nội tâm trong việc khắc họa tính cách nhân vật trong văn bản tự sự?
	+ Làm bài tập 2 SGK/179. Lưu ý: Dựa vào bài tập mẫu (BT2 phần luyện tập), viết đoạn văn với chủ đề tự chọn nhưng trong đoạn văn phải có 3 yếu tố độcthoại , đối thoại, độc thoại nội tâm.
2. Bài sắp học:
	Chuẩn bị cho tiết “Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm”.
Lập đề cương cho các đề 2 và 3 (Phần chuẩn bị ở nhà) trang 179
 b. Đề cương mẫu: Đề số 1: 
Tâm trạng của em khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.
* Lời giới thiệu bản thân: Em giới thiệu tên, tuổi và nội dung mình sắp trình bày như thế nào?
* Nội dung: Kể lại diễn biến sự việc theo các nội dung:
	+ Nguyên nhân dẫn đến việc làm sai trái.
	+ Sự việc xảy ra như thế nào? Mức độ có lỗi với bạn.
	+ Có ai chứng kiến hay chỉ mình em biết.
	+ Tâm trạng của em khi sự việc đã xảy ra: Em phải suy nghĩ, dằn vặt ra sao? Em tự vấn lương tâm như thế nào? Em có suy nghĩ gì?... Lời hứa.
* Lời chào và lời cảm ơn: Em phải nói lời cảm ơn đối với mọi người đẫ chú ý láng nghe mình trình bày như thế nào?
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ĐỀ TÀI NCKHSPƯD
TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGUYỄN BÁ NGỌC
 Sơn Hòa, ngày tháng năn 2013.
 TM. HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH 
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ĐỀ TÀI NCKHSPƯD
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN
 TP tuy Hòa, ngày tháng năm 2013.
 TM. HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH 

File đính kèm:

  • docTĂNG CƯỜNG HD TU HOC - NOP SGD.doc
  • docBIA DE TAI.doc
Bài giảng liên quan