Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - Đỗ Thị Thu Hương

- Giúp hs luyện cácquy tắc so sánh các số trong phạm vi 100.000. Củng cố về tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số.

- HS biết thực hiện so sánh các số trong phạm vi 100.000. Biết vận dụng vào giải toán có liên quan.

-Hs làm thành thạo các phép tính.

- GD ý thức yêu thích học môn toán.

 

doc22 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - Đỗ Thị Thu Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 N
+ KL: Diện tích hình P = diện tích 
 hình M + diện tích hình N.
* Thực hành.
* Bài 1: Câu nào đúng, câu nào sai?
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và đọc các ý a,b,c trước lớp.
- Củng cố về biểu tượng diện tích của 1 hình.
* Bài 2: Gọi HS đọc nội dung đề bài.
- Yêu cầu HS đếm số ô vuông ở hình P và hình Q.
- So sánh diện tích của 2 hình P và Q?
* Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ hình và đoán kết quả 
- GV dùng bìa để minh hoạ.
- HS quan sát.
- HS nêu lại.
- HS quan sát và nhắc lại.
- HS đếm số ô vuông để thấy rõ điều đó.
- HS quan sát hình vẽ, đọc bài rồi lần lượt nêu kết quả.
- GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa và chốt:
câu b đúng, câu a và c sai.
- Có thể dùng bìa để minh hoạ lại.
- hình P gồm 11 ô vuông và hình Q gồm 10 ô vuông.
- vậy diện tích hình P lớn hơn diện tích hình Q vì 11 ô vuông > 10 ô vuông.
- HS quan sát hình vẽ ở SGK kết hợp minh hoạ của GV rồi đưa ra kết luận.
- Lớp nghe, nhận xét và chốt:
 Diện tích 2 hình bằng nhau (vì đều có 9 ô vuông).
3- Củng cố - dặn dò: - Hệ thống bài.
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn dò giờ sau.
.
Chính tả
 Nhớ- viết: Cùng vui chơi
I- Mục đích, yêu cầu:
 - Nhớ và viết lại chính xác các khổ thơ 2; 3; 4 của bài.
 - Làm đúng bài tập phân biệt các tiếng có chứa âm đầu dễ lẫn: l/n.
 - Giáo dục tính cẩn thận khi viết bài.
II- Đồ dùng dạy - học:
 - GV: bảng phụ viết bài 2 . 
 - HS: VBT, bảng con.
III- Các hoạt động dạy -học chủ yếu:
 1. Kiểm tra: - 2 HS viết bảng lớp- Lớp viết ở bảng con: thắt lỏng, lạnh buốt, thiếu niên, nai nịt..
 - GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa.
 2. Bài mới: 	
 a. Giới thiệu bài (trực tiếp).
 b. Hướng dẫn HS nhớ - viết chính tả.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Gọi 1HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Gọi 2 HS đọc thuộc 3 khổ thơ cuối của bài.
- Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
- Những chữ nào trong bài viết cần viết hoa?
- Luyện viết chữ ghi tiếng, từ ngữ khó trong bài (HS nêu): xanh xanh, lộn xuống, quanh quanh, dẻo chân, rơi xuống, xen, ...
* GV đọc cho HS viết bài vào vở.
* HS viết bài vào vở. 
* Chấm, chữa bài: 
- GV chấm 5 - 7 bài rồi nhận xét.
 c. Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 2a: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được.
- 1 HS đọc lại 
- 2 em đọc, cả lớp đọc thầm theo.
- thơ 5 tiếng.
- Chữ đầu mỗi dòng thơ.
- HS luyện viết ở bảng lớp, bảng con.
- GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa.
- HS viết bài vào vở.
- HS tự chữa lỗi ra lề vở.
- HS nêu yêu cầu của bài rồi làm vào VBT, 1 em làm bài vào bảng phụ .
- HS dán bài lên bảng.
- GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa rồi chốt và đánh giá:
bóng ném, leo núi, cầu lông.
- HS đọc.
 3. Củng cố - dặn dò: - Hệ thống bài.
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn dò giờ sau.
.
Tập viết
ôn chữ hoa T
I- Mục đích, yêu cầu:
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa T (Th) thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng (Thăng Long) bằng chữ cỡ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng (Thể dục ... thuốc bổ) bằng chữ cỡ nhỏ.
 - Rèn kĩ năng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
 - Giáo dục HS có ý thức giữ gìn VS CĐ.
II- Đồ dùng dạy – học:
 - GV: mẫu chữ viết hoa T (Th); tên riêng và câu ứng dụng viết trên dòng kẻ li.
 - HS: vở tập viết, bảng con.
III- Các hoạt động dạy -học chủ yếu:
 1. Kiểm tra: - 2 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con: Tân Trào, giỗ Tổ.
 - Nhận xét, sửa.
 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài (trực tiếp).
b. Hướng dẫn viết trên bảng con.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Luyện viết chữ viết hoa.
- Tìm các chữ viết hoa có trong bài?
- GV giới thiệu mẫu chữ : Th.
+ GVviết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết chữ Th.
* Luyện viết từ ứng dụng.
- GV giới thiệu về Thăng Long: là tên cũ của thủ đô Hà Nội....
- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn viết. Lưu ý về độ cao, khoảng cách, cách nối nét chữ. 
* Luyện viết câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của câu ứng dụng: khuyên người ta năng tập thể dục làm cho con người khoẻ mạnh như uồng rất nhiều thuốc bổ.
- GV viết mẫu và hướng dẫn viết.
c. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu viết ở vở tập viết.
- HS viết vào vở (lưu ý khoảng cách, độ cao...)
 d. Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 – 7 bài.
- Nhận xét, đánh giá.
- T (Th), L.
- HS quan sát chữ mẫu và nêu lại cách viết.
- HS tập viết ở bảng lớp, bảng con.
- Nhận xét, sửa.
- HS đọc tên riêng và quan sát mẫu, 
- HS nêu cách viết.
- HS quan sát và tập viết ở bảng lớp, bảng con tên riêng Thăng Long. 
- Nhận xét, sửa.
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS quan sát mẫu.
- HS nêu cách viết.
- HS tập viết ở bảng lớp, bảng con các chữ: Thể dục.
- Nhận xét, sửa.
- HS viết vào vở tập viết.
 3- Củng cố - dặn dò:- Nêu cách viết chữ Th?
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn HS hoàn thành bài viết.
..
Luyện tập toán
Ôn diện tích của 1 hình
I-Mục tiêu - Củng cố về : diện tích của 1 hình 
- Rèn kỹ năng đọc viết số đo diện tích. 
- GD ý thức học môn toán 
II-Đồ dùng dạy- học :- VBTT, bảng con.
III-Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Đ1:KTBC : gọi nêu miệng
-Gv đưa ra 2 hình một hình có 6 ô vuông,1 hình có 4 ô vuông (ô vuông = nhau)
-Hs nhận xét xem DT hình nào lớn hơn.
-Nhận xét. 
* HĐ2: Thực hành luyện tập :
+ Yêu cầu HSTB –Y làm bài tập 1, 2(VBTT tập 2- T6o ).
+ Gọi HS chữa bài , GV nhận xét .
+YC hs làm bài 3 vbtt - 60
+ Yêu cầu HS khá ,giỏi làm 3 BT như HS trung bình ,yếu và làm thêm BT 4 (VBTT- 60) 
 + Gọi HS giỏi nêu cách làm .
- GV nhận xét chốt kết quả đúng
Củng cố, dặn dò:VN xem lại bài
Hs nêu.
- HS viết bảng con- 2 em lên bảng viết
-Bài 1;DT hìnhtam giác ABDlớn hơnDTích ABCD.
-Bài 2 hs nêu miệng
-Bài 3Đúng;A
-Hs tự vẽ vào VBT.
..
Thứ sáu ngày 26 tháng 3 năm 2010
Toán
Đơn vị đo diện tích. Xăng - ti - mét vuông
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết xăng - ti - mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm.
 - Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng - ti - mét vuông.
 - Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị: - GV: hình vuông bằng nhựa có cạnh dài 1cm.
	 - HS : SGK.
III- Các hoạt động dạy -học chủ yếu:
 1. Kiểm tra bài cũ: - HS làm lại BT3- SGK tr 150. 
	 - GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa.
 2. Bài mới: 	* Giới thiệu bài (trực tiếp).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
* Giới thiệu xăng - ti - mét vuông.
- GV giới thiệu: để đo diện tích, ta dùng đơn vị đo diện tích là xăng - ti - mét vuông (viết là cm2)
- Xăng -ti-mét vuông là diện tích của một hình vuông có cạnh dài 1 cm.
- Gv đưa cho HS mỗi em một hình vuông cạnh là 1 cm và yêu cầu HS đo cạnh của hình vuông này.
- Vậy hình vuông này có diện tích là bao nhỉêu?
- Cho HS quan sát hình vuông có cạnh 1cm.
* Thực hành:
* Bài 1: Viết (theo mẫu):
- Yêu cầu HS quan sát mẫu và đọc lại mẫu.
- Củng cố về cách đọc và viết số đo diện tích theo xăng - ti - mét vuông.
* Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát hình B rồi đếm và nêu kết quả.
* Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Củng cố về cách thực hiện các phép tính với số đo diện tích là cm2 
* Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.
- Muốn biết tờ giấy màu xanh có diện tích lớn hơn diện tích tờ giấy màu đỏ bao nhiêu cm2 ta làm thế nào?
- HS đọc lại đơn vị và viết lại.
- HS quan sát
- HS cả lớp đo và báo cáo: hivuông có cạnh là 1 cm.
- 1 cm2.
- HS quan sát, đọc lại rồi làm các phần còn lại vào bảng con.
- GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa và chốt:
Một trăm hai mươi xăng - ti - mét vuông: 120 cm2 ;....
- HS quan sát mẫu rồi quan sát hình B, đếm và nêu kết quả.
- Chữa bài, nhận xét và chốt: Hình B có 6 ô vuông, diện tích hình B bằng diện tích hình A (vì cùng bằng 6cm2).
- Lớp làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm.
- GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa và chốt:
18cm2 + 26cm2 = 44cm2
6cm2 x 4 = 24cm2 ......
- HS đọc và phân tích đề bàiáiHHS đọc và phân tích đề bài.
- lấy 300cm2 - 280cm2 = 20cm2
- Lớp làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm 
- GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa.
3- Củng cố - dặn dò: - Hệ thống bài.
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn dò giờ sau.
.....................................................................................................
Tập làm văn
Kể lại trận thi đấu thể thao.
I- Mục đích, yêu cầu: 
 - Rèn kĩ năng nói: Kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe, giúp người nghe hình dung được trận đấu.
 - Có kĩ năng nghe và nhận xét lời kể của bạn.
 - Giáo dục HS yêu thích thể thao.
II- Đồ dùng dạy – học:
 - GV: bảng lớp ghi sẵn các gợi ý ở SGK (tr 88), tranh, ảnh một số cuộc thi đấu thể thao.
 III- Các hoạt động dạy -học chủ yếu:
 1. Kiểm tra bài cũ: - 2HS đọc lại bài viết về một ngày hội.
 - Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 	a. Giới thiệu bài (trực tiếp).
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
- Gọi HS đọc đề bài của bài tập 1 
(SGK - tr 88).
- Yêu cầu chính của đề bài là gì?
- Lưu ý HS: Có thể kể về buổi thi đấu thể thao đã được nhìn thấy hoặc nghe kể. Kể dựa theo gợi ý nhưng không nhất thiết phải sát theo gợi ý, cần linh hoạt.
- GV giới thiệu một số tranh, ảnh đã chuẩn bị.
- Hướng dẫn HS kể (dựa vào gợi ý):
+ Đó là môn thể thao nào? Em tham gia hay chỉ xem thi đấu?
+ Buổi thi đấu được tổ chức ở đâu? Tổ chức khi nào?
+ Em cùng xem với ai?
+ Buổi thi đấu diễn ra như thế nào?
+ Kết quả trận đấu ra sao?
- GV giúp đỡ HS yếu.
- Yêu cầu cả lớp bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất: kể được khá đầy đủ, giúp người nghe hào hứng theo dõi và hình dung được trận đấu.
- HS đọc đề bài 
- kể lại trận thi đấu thể thao.
- HS đọc các câu hỏi gợi ý ở bảng lớp.
- HS quan sát.
- Em được xem một trận bóng đá rất hấp dẫn.
- Trận đấu được tổ chức ở sân vận động của xã vào chiều chủ nhật vừa qua.
- Em cùng đi xem với anh trai...
- khi tiếng còi của trọng tài cất lên thì các cầu thủ của 2 đội tranh cướp bóng một cách quyết liệt....Ai cũng chạy thật nhanh để mong có được bóng.....
- Kết thúc trận đấu, đội Chi Bắc thắng đội Chi Nam với kết quả 1 - 0.
- 1 HS giỏi kể mẫu rồi nhận xét.
- Từng cặp HS tập kể.
- 1 số HS thi kể trước lớp.
- Lớp nghe, nhận xét và bình chọn.
 3- Củng cố - dặn dò:- Hệ thống bài.
..
Sinh hoạt tập thể
..
Hết tuần 28

File đính kèm:

  • docTUAN 28.doc