Bài 1: Hình hộp chữ nhật - Bùi Văn Phương

1Kiến thức :

+ Nắm được các yếu tố của hình hộp chữ nhật .

+Bước đầu nhắc lại khái niệm chiều cao của hình hộp chữ nhật

+Làm quen với các khái niệm điểm , đường thẳng , đoạn thẳng trong không gian

2. Kỹ năng :

+ Biết xác định số mặt , số đỉnh , số cạnh của hình hộp chữ nhật .

+ Biết vẽ hình hộp chữ nhật trên một mặt phẳng , gọi tên và viết tên .

+ Biết cách kí hiệu điểm , đường thẳng , đoạn thẳng trong khôn gian .

 

doc8 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2874 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 1: Hình hộp chữ nhật - Bùi Văn Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CHƯƠNG IV 	 HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG – HÌNH CHÓP ĐỀU 
A – HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
§ 1 HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I/ MỤC TIÊU :
1Kiến thức : 
+ Nắm được các yếu tố của hình hộp chữ nhật .
+Bước đầu nhắc lại khái niệm chiều cao của hình hộp chữ nhật
+Làm quen với các khái niệm điểm , đường thẳng , đoạn thẳng trong không gian 
2. Kỹ năng :
+ Biết xác định số mặt , số đỉnh , số cạnh của hình hộp chữ nhật .
+ Biết vẽ hình hộp chữ nhật trên một mặt phẳng , gọi tên và viết tên .
+ Biết cách kí hiệu điểm , đường thẳng , đoạn thẳng trong khôn gian .
3. Thái độ 
+ Học sinh thấy được mối liên hệ giữa môn học với không gian sống thực tế từ đó tăng tính hứng thú với môn học .
+ Rèn tính cẩn thận , khả năng quan sát , cách nhìn các vật thể trong không gian từ đó có cái nhìn bao quát khi nghiên cứu một vật trong không gian .
II/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên :
* Đồ dung:
-Mô hình các hình hộp chữ nhật , hình lập phương , hình không phải là hình hộp chữ nhật 
-Dụng cụ : thước , eke , phấn 
-Giáo án điện tử ( hệ thống bảng phụ )
*Phương pháp :
- Thuyết trình , vấn đáp , đặt và giải quyết vấn đề 
2. Học sinh : 
*Đồ dung :
-Dụng cụ học tập : Thước , eke , bút chì …. 
- Kiến thức ( tính chất ) của hình chữ nhật .
*Phương pháp :
- Học tập theo nhóm , tự trình bày ,
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC – KIỂM TRA BÀI CŨ 
GV: Đây là bài đầu của chương nên không kiểm tra bài cũ thay vào đó là phần giới thiệu chương học mới .
*Giới thiệu chương :
GV: Đưa hình ảnh các vật thể trong không gian và giới thiệu 
“ Ở các lớp dưới chúng ta đã biết và làm quen với hình hộp chữ nhật , hình lập phương . Trong đời sống hàng ngày ngoài 2 loại hình trên ta còn gặp một số hình không gian khác như : hình lăng trụ , hình chóp đều , hình trụ , hình nón , hình cầu . Ta có thể phân chia các hình này thành các nhóm :
A – HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG 
B – HÌNH CHÓP ĐỀU 
C – HÌNH TRỤ - HÌNH NÓN – HÌNH CẦU 
 Nhóm hình trụ - hình nón – hình cầu ta sẽ nghiên cứu ở lớp 9 . Ở lớp 8 ta chỉ nghiên cứu 2 nhóm : hình lăng trụ đứng và hình chóp đều .
*Vào bài :
GV: Vào bài trực tiếp :
Ngày hôm nay thầy và trò chúng ta cùng nghiên cứu đại diện đầu tiên của nhóm hình lăng trụ đứng là HÌNH HỘP CHỮ NHẬT . 
GV: Ghi đầu bài lên bảng và ghi đề mục phần 1 .
2. BÀI MỚI :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về hình hộp chữ nhật 
GV: Đưa ra một mô hình hình hộp chữ nhật 
- Giới thiệu đây là một hình hộp chữ nhật
- Chỉ và giới thiệu định một đỉnh , một cạnh ,một mặt. 
GV: Phát cho HS mỗi nhóm 2 hình hộp chữ nhật ( 01 hình hộp chữ nhật và 01 hình lập phương )
HS : Thảo luận nhóm xác định số mặt , số đỉnh , số cạnh của hình hộp chữ nhật ?
GV: Lấy kết quả các nhóm 
-Nếu đúng thì đồng ý và ghi bảng 
-Nếu sai thì cùng xác định rồi chốt ghi bảng: Có : 8 đỉnh ; 12 cạnh ; 6 mặt
?: Các mặt của hình hộp chữ nhật có đặc điểm gì ? 
HS : Trả lời – là các hình chữ nhật 
GV: Chốt – ghi bảng tiếp: là những hình chữ nhật. 
GV: Chỉ vào 1 mặt trên hình và hỏi 
? : Tìm một mặt khác của hình mà không có cạnh chung với mặt mà thầy giáo đang chỉ ?
HS: Lên bên cạnh thầy để xác định. 
GV: Chốt kiến thức 
“Hai mặt của hình hộp chữ nhật không có cạnh chung gọi là hai mặt đối diện ” 
? : Xác định các mặt đối diện còn lại của hình hộp chữ nhật này ?
HS: Lên trước lớp xác định .
GV: Từ mô hình tiếp tục giới thiệu 
“Hai mặt đối diện có thể xem là hai mặt đáy của hình hộp chữ nhật, khi đó các mặt còn lại được xem là các mặt bên ”
GV: Thay đổi vị trí hai mặt đáy 
?: Xác định các mặt bên trong những trường hợp sau ?
HS: Lên trước lớp xác định .
GV: Đưa câu hỏi 
? : Quan sát 2 hình hộp chữ nhật mà các em có , chúng có điểm gì khác nhau ?
HS: Một hình có các mặt là hình hộp chữ nhật , một hình có các mặt là những hình vuông .
GV: Cầm hình lập Phương và giới thiệu :
“Một hình hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình vuông thì hình đó gọi là hình lập phương ” 
? Theo em Hình lập phương là gì?
HS : Trả lời
GV: Chốt và ghi bảng : Hình lập Phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình vuông.
GV: Đưa một số hình không phải là hình hộp chữ nhật để HS nhận biết từ đó khắc sâu kiến thức về hình hộp chữ nhật. 
HS : Nhận biết và giải thích vì sao các hình đó không phải là hình hộp chữ nhật .
? : Kể tên những đồ vật , vật dụng trong đời sống thực tế có liên quan đến hình hộp chữ nhật mà em biết ?
HS : Đứng tại chỗ kể tên các đồ vật
GV: Đưa thêm một số đồ vật có hình dạng là hình hộp chữ nhật và giáo dục tính thực tế của hình hộp chữ nhật. 
“Hình hộp chữ nhật là hình có rất nhiều đặc điểm hữu ích nên người ta thường làm nhiều đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật để tận dụng những đặc điểm hữu ích đó vào trong đời sống ” 
GV: Đưa bài tập 
Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ . 
a/ Hãy kể tên các đỉnh , các cạnh , các mặt của hình hộp chữ nhật .
b/ Nhận xét gì về các cạnh : AA’ , BB’ , CC’ , DD’ 
GV: Yêu cầu HS đứng tại chỗ thực hiện các yêu cầu của phần a để khắc sâu cách gọi tên các đỉnh , cạnh , mặt của hình hộp chữ nhật .
GV: Yêu cầu HS thực hiện phần b
HS : Các cạnh AA’ , BB’ , CC’ DD’ song song và bằng nhau .
GV: Yêu cầu HS giải thích nhận xét đó và nhấn mạnh đặc điểm của hình hộp chữ nhật là có 3 nhóm cạnh song song và bằng nhau .
? : Để vẽ được hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ như trên ta vẽ như thế nào ?
GV: Có nhiều cách vẽ được một hình hộp chữ nhật. 
Sau đây là một cách vẽ hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ 
GV: Đưa cách vẽ lên máy chiếu ( chạy liên tục các thao tác từ đầu đến cuối )
HS :Quan sát
GV : Yêu cầu HS cùng GV vẽ hình hộp chữ nhật (GV vẽ lên bảng , HS vẽ vào trong vở ) .Sau khi vẽ viết lại tên xuống dưới hình .
GV: Trong khi vẽ lưu ý với HS :
+Các cạnh đối diện trên mỗi mặt phải song song và bằng nhau .
+Những cạnh nhìn thấy được thì vẽ nét liền .
+Những cạnh không nhìn thấy được thì vẽ nét khuất .
1/ Hình hộp chữ nhật :
* Hình hộp chữ nhật có : 8 đỉnh ; 12 cạnh ; 6 mặt
là những hình chữ nhật. 
* Hình lập Phương : là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình vuông .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về điểm , đoạn thẳng , đường thẳng , mặt phẳng trong 
 không gian 
GV: Cầm hình hộp chữ nhật và giới thiệu 
+ Các đỉnh A, B, C, D … là các điểm trong không gian .
+ Các đoạn AB, BC , CD … là các đoạn thẳng trong không gian .
+ Mỗi mặt , chẳng hạn mặt ABCD , là một phần của của mặt phẳng trong không gian ( ta hình dung mặt trải rộng ra mọi phía )
+ Đường thẳng qua hai điểm A,B của mặt phẳng (ABCD) thì nằm trọn trong mặt phẳng đó .
-Như vậy các em đã thấy được hình ảnh của điểm , đoạn thẳng , đường thẳng , mặt phẳng trong không gian và đây cũng là nội dung của phần 2 (Giáo viên ghi đề mục phần 2 lên trên của hình vẽ và ghi lại các lời giới thiệu xuống phía dưới của hình vẽ )
GV: Đưa mô hình 3D để minh họa lại những hình ảnh của điểm , đoạn thẳng , đường thẳng , mặt phẳng trong không gian .
GV: Cầm hình hộp chữ nhật ,xác định hai mặt đáy và giới thiệu chiều cao của hình hộp chữ nhật .
GV: Thay đổi hai mặt đáy khác và yêu cầu HS lên xác định chiều cao rồi nhấn mạnh để xác định được chiều cao ta cần căn cứ và vị trí các mặt đáy .
2/ Mặt phẳng và đường thẳng 
-Hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ 
+ Các đỉnh A, B, C, D … là các điểm .
+ Các đoạn AB, BC , CD … là các đoạn thẳng .
+ Mỗi mặt , chẳng hạn mặt ABCD , là một phần của của mặt phẳng trong không gian. + Đường thẳng qua hai điểm A,B của mặt phẳng (ABCD) thì nằm trọn trong mặt phẳng đó .
3. CỦNG CỐ :
? : Qua bài hôm nay ta có thêm những hiểu biết gì về hình hộp chữ nhật ?
HS: Đứng tại chỗ trả lời 
GV: Chốt lại những điều cần lưu ý trong bài bằng việc đưa bảng tổng hợp trên máy chiếu .
GV: Vận dụng những kiến thức đó các em thực hiện các bài tập sau :
GV : Đưa bài tập 1 
a/ Kể tên (nếu có thể ) các đường thẳng nằm trong mặt phẳng (ABCD) 
b/ Kể tên các mặt phẳng chứa đường thẳng AM
GV: Phát vấn để HS trả lời từng yêu cầu sau khi và uốn lắn , sửa sai nếu có . Sau mỗi phần giáo viên chốt lại mục đích của phần đó .
a/ Muốn kể tên các đường thẳng nằm trong mặt phẳng ta chỉ cần gọi tên đường thẳng đi qua 2 điểm của mặt phẳng đó 
b/ Muốn biết mặt phẳng nào chứa đường thẳng ta chỉ cần xem đường thẳng đó có đi qua 2 điểm của mặt phẳng hay không . 
GV: Đưa bài tập 2 ( bài 2/96 sgk)
 ABCD.A1B1C1D1 là hình hộp chữ nhật ( hình bên )
a/ Nếu O là trung điểm của đoạn CB1 thì O có là điểm thuộc đoạn BC1 hay không ? 
b/ K là điểm thuộc cạnh CD , liệu K có thể là điểm thuộc cạnh BB1 hay không 
GV: Phát vấn để HS trả lời theo cầu yêu cầu của bài , có thể gọi ý nếu HS chưa nghĩ ra . Sau mỗi phần cũng chốt lại mục đích của phần đó 
a/ Thấy được mỗi mặt của hình hộp chữ nhật là một hình chữ nhật và ta vận dụng được các tính chất của một hình chữ nhật như trên hình học phẳng .
b/ Thấy được nếu điểm K không thuộc mặt chứa cạnh BB1 thì cũng không thuộc cạnh BB1
GV: Đưa bài 3 ( dự phòng nếu đối tượng HS tốt thì cho thực hiện nếu không thì gợi ý , hướng dẫn và giao về nhà )
Các kích thước của hình hộp chữ nhật ABCD.A1B1C1D1 là : DC = 5 cm , CB = 4 cm , BB1 = 3 cm . Hỏi các độ dài DC1 và CB1 là bao nhiêu xentimet 
GV: Yêu cầu HS vẽ hình lên bảng ( nếu HS không tốt thì thầy đưa hình sẵn)
Yêu cầu HS phát hiện cách làm và thực hiện ( hoặc gợi ý và cho về nhà )
4. NHẮC NHỞ VỀ NHÀ :
- Xem và học các kiến thức về hình hộp chữ nhật , hình lập phương , điểm , đoạn , thẳng , đường thẳng , mặt phẳng trong không gian .
-Vận dụng các kiến thức và các bài tập đã làm để hoàn thành các bài tập còn lại trong SGK và SBT 
-Đọc trước và nghiên cứu tiết 2 của hình hộp chữ nhật .
+Thấy được hình ảnh : hai đường thẳng song song trong không gian , đường thẳng song song với mặt phẳng , hai mặt phẳng song song .
+ Lấy được các hình ảnh thực thế về hai đường thẳng song song trong không gian , đường thẳng song song với mặt phẳng , hai mặt phẳng song song .
5. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGiao an viet.doc