Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá (tiết 3)
1/ Về kiến thức
- Nêu được nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để phát triển văn hóa ở nước ta hiện nay.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách văn hóa của Đảng, Nhà nước.
2/ Về kĩ năng:
- Biết tham gia tuyên truyền và thực hiện chính sách văn hóa.
- Biết đánh giá, nhận xét các sự kiện trong cuộc sống có liên quan đến chính sách văn hóa.
3/ Về thái độ:
- Tin tưởng, ủng hộ chính sách văn hóa của Nhà nước.
- Có ý thức phê phán những việc làm làm vi phạm chính sách văn hóa của Đảng, Nhà nước.
cố gắng xây dựng cho mình một bản sắc văn hóa riêng, trong đó chứa đựng những giá trị vô cùng độc đáo, khó có thể tìm thấy ở một quốc gia thứ hai. Quá trình tạo dựng đó, có những giá trị được sinh ra từ trong lòng dân tộc, vốn dĩ là của ông cha từ khi khai sinh lập quốc để lại. Nhưng cũng có không ít giá trị được hình thành trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác. Như vậy, nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa mà trong đó, những giá trị, những thành tựu của văn hóa ngày càng được nâng cao. Sự nâng cao đó do hai yếu tố tác động là tự sáng tạo và tiếp thu từ bên ngoài. - GV: Em hãy lấy ví dụ về những cái mà dân tộc ta tự sáng tạo mà có thể phân biệt với các dân tộc khác, và đó là cái riêng của Việt Nam? - HS trả lời. - GV kết luận. + Những giá trị văn hóa của dân tộc ta sáng tạo: Áo dài Việt Nam, cồng chiêng Tây Nguyên, nhã nhạc cung đình Huế… + Những giá trị văn hóa của dân tộc ta tiếp thu từ bên ngoài: khoa học công nghệ hiện đại, về trang phục nam: comlê, nữ: váy công sở… - GV: Em hiểu thế nào là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc? - HS trả lời. - GV kết luận: nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc, bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân-gia đình-xã hội -Tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lí, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống. Là một quốc gia đa dân tộc, Việt Nam có 54 dân tộc anh em, với tinh hoa văn hóa của mỗi miền khác nhau, nhưng tất cả cùng hòa quyện làm nên nền văn hóa Việt Nam. Với lịch sử hơn 4000 năm, các giá trị văn hóa đó đã trở thành vĩnh hằng, bất biến của dân tộc ta, là chuẩn mực “đối nhân xử thế” trong cuộc sống ngày ngày của nhân dân ta. Nó gắn liền với đời sống, với những bước thăng trầm của dân tộc ta. - GV chuyển ý: Xác định được nhiệm vụ quan trọng của văn hóa, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những phương hướng nào để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta cùng tìm hiểu mục b. Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, giảng giải, vấn đáp: - GV: Theo em có mấy phương hướng cơ bản để phát triển văn hóa? - HS trả lời. - GV kết luận và ghi bảng. - GV: Để tìm hiểu rõ hơn những phương hướng trên, chúng ta sẽ tiến hành thảo luận nhóm. - GV chia cả lớp thành 4 nhóm, giao thời gian và phiếu học tập(thời gian thảo luận 5phút). Nhóm1: Tại sao chúng ta cần làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân? Nhóm 2: Chúng ta cần làm gì để kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc. Nhóm 3: Em hiểu việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại như thế nào? Nhóm 4: Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân được thực hiện như thế nào? - HS thảo luận, đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung: - GV bổ sung, kết luận: - Nhóm 1: Vì chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam, là ngọn đuốc soi đường dẫn lối cho mọi hành động của Đảng. Vào cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX, khi mọi con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước đều rơi vào bế tắc, không lối thoát, thì năm 1920, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lần đầu tiên tiếp cận với bản sơ thảo “Các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin. Từ đó Người tìm thấy con đường cứu nước, cứu dân, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp-con đường cách mạng vô sản, đưa dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: Đánh bại thực dân Pháp, đế quốc Mỹ hùng mạnh, các âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước; và hiện nay cả nước đang chung tay đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH, đưa đất nước đi lên CNXH vì một Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh”. Tóm lại: Chủ nghĩa Mác – Lênin giúp ta có nhận thức đúng đắn về tự nhiên, xã hội và tư duy để xây dựng một xã hội mới, Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa và vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta và đã trở thành những giá trị tinh thần, tài sản quý giá của dân tộc ta. Những giá trị ấy đã và đang cổ vũ dân tộc ta trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng nền văn hóa mới. - Nhóm 2:+ Không ngừng giáo dục những giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ. -GV đặt câu hỏi: Dân tộc ta có những giá trị văn hoá truyền thống nào? - HS trả lời: - GV nhận xét, kết luận: lòng yêu nước; tinh thần đoàn kết; ham học hỏi, yêu lao động; lòng khoan dung, vị tha, nhân ái,… + Coi trọng việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, các di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh. - GV: Hãy kể tên những di tích lịch sử, di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh của nước ta? - HS trả lời: - GV nhận xét, kết luận: Thánh địa Mỹ Sơn (Duy Xuyên, Quảng Nam), Thành Điện Hải(Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng), Đền Hùng (Phú Thọ), di tích trường tiểu học Bồ Đề(Quảng Trị), Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, động Phong Nha Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long, bãi biển Mỹ Khê(Đà Nẵng)… +Duy trì và phát triển các làn điệu dân ca,(Dân ca quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Nhã nhạc Cung đình Huế…), các lễ hội lớn: Lễ hội Cá Ông(Đà Nẵng); các làng nghề truyền thống: Đan lát, chăm nón lá, điêu khắc đá Non Nước,… Nhóm 3: Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nghĩa là chúng ta tiếp thu những tinh hoa văn hóa, những thành tựu tiến bộ của nhân loại trên tất cả các lĩnh vực để làm giàu trí tuệ và tâm hồn người Việt. Nhưng cần lưu ý rằng, tiếp thu phải có chọn lọc, làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú, tiến bộ. Hoà nhập để phát triển nhưng không hoà tan. Tránh tình trạng văn hóa ngoại lai. =>GV lấy ví dụ cụ thể nhằm giáo dục học sinh: Trong thời đại Internet, thời kì hội nhập quốc tế, các em có điều kiện tiếp cận với nhiều nền văn hoá thế giới. Nhưng các em chỉ tiếp thu những giá trị văn hoá phù hợp với truyền thống dân tộc, như: tinh thần cố kết cộng đồng, sớm tối tắt đèn có nhau, “bà con xa không bằng láng giềng gần”; lối sống giản dị, không đua đòi, yêu lao động, ham học hỏi; giàu lòng vị tha, nhân ái, “thương người như thể thương thân”, kính trên nhường dưới, vâng lời ông bà cha mẹ, thầy cô, giúp đỡ bạn bè cùng nhau tiến bộ,… Qua đây chúng ta sẽ xóa bỏ được những hủ tục lạc hậu, tệ nạn mê tín dị đoan… Nhóm 4: Ở bài 10-Nền dân chủ XHCN(tiết2), chúng ta đã biết những quyền cơ bản trong lĩnh vực văn hoá: quyền tham gia vào đời sống văn hoá, quyền sáng tác, hưởng thụ văn hoá,..Việc nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân được thực hiện: đảm bảo dân chủ, tự do cho mọi người sáng tạo văn hóa, văn học nghệ thuật, cổ vũ cái đúng, cái đẹp, phê phán cái ác, cái thấp hèn, nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng lối sống mới. - GV chuyển ý: Như vậy cùng với các học tiết trước chúng ta đã biết về chính sách giáo dục và đào tạo, chính sách khoa học và công nghệ, chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước, là những công dân chúng ta phải làm gì để thể hiện được trách nhiệm của mình trong các chính sách đó, chúng ta sẽ tìm hiểu phần tiếp theo. Hoạt động 3: Sử dụng phương pháp vấn đáp. - GV: Sở dĩ, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa là nhằm mục đích đưa đất nước ta từ tình trạng một nước kém phát triển trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh, mỗi người dân đều có “cơm ăn, áo mặc, ai được học hành” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do đó mỗi công dân chúng ta cần phải làm gì? - HS trả lời: - GV nhận xét, kết luận: 3/ Chính sách văn hóa a/ Nhiệm vụ của văn hóa. * Khái niệm - Theo nghĩa rộng: Văn hóa là bao gồm tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển. - Theo nghĩa hẹp: Văn hóa là bao gồm những giá trị về mặt tinh thần. * Vai trò: - Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. - Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. - Văn hóa khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người. - Văn hóa tạo ra sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần. * Nhiệm vụ - Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo. b. Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân. - Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc. - Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. - Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân. 4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa. - Tin tưởng và chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa. - Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, coi trọng việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. - Ra sức trau dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức khoa học kĩ thuật hiện đại để thực hiện ước mơ làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh. - Có quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh, biết phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. 4/ Củng cố, luyện tập(4phút) Em hãy kể tên những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng? Những di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới? 5/ Giáo viên nhắc nhở(1phút) Về nhà học bài cũ, chuẩn bị bài mới-bài 14: Chính sách quốc phòng an ninh. */ Rút kinh nghiệm sau khi dạy: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Đà Nẵng, ngày 17/03/2011 BCĐTTSP duyệt GVHDGD duyệt SVTT Trần Thị Hoa Nguyễn Vân Anh Đào Thị Kim Linh
File đính kèm:
- BÀI 13 TIẾT 3 DẠY.doc