Bài 2: Hàng hóa – Tiền tệ- Thị trường (3T) - Nguyễn Thị Loan

1. Về kiến thức

 Sau khi học xong bài này học sinh cần:

- Hiểu được khái niệm hàng hóa với 2 thuộc tính của hàng hóa.

- Hiểu bản chất, chức năng của tiền tệ

- Hiểu được khái niệm thị trường, các chức năng cơ bản của thị trường.

2. Về kỹ năng

- HS biết cách phân biệt giá trị với giá cả của hàng hóa ở mức đưa được ra ví dụ về giá trị và giá cả của một loại hàng hóa.

- HS có khả năng vận dụng kiến thức đã học để đưa ra nhận xét, đánh giá về tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm hàng hóa thông thường ở địa phương (hàng hóa đó bán được nhiều hay ít, lỗ hay lãi ).

 

doc19 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2028 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 2: Hàng hóa – Tiền tệ- Thị trường (3T) - Nguyễn Thị Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
á trị sử dụng của HH do thuộc tính tự nhiên của nó quyết định và là nội dung vật chất của của cải, do đó nó là phạm trù vĩnh viễn. Người sản xuất HH luôn tìm mọi cách làm cho HH của mình có chất lượng cao, bền đẹp và có nhiều công dụng và có thể bán được trên thị trường.
- GV: Muốn tiêu dùng giá trị sử dụng của hàng hóa thì phải mua được hàng hóa đó, tức là thực hiện giá trị của nó.
 Vậy giá trị của HH là gì?
Bằng cách nào có thể xác định được giá trị HH?
- HS trả lời:
- GV : Diễn giải:
- Để làm ra sản phẩm ( lúa gạo, quần áo, xe đạp…) con người phải hao phí 1 mức độ sức lao động ( thời gian, trí lực, năng lượng cơ thể). Như vậy người lao động đã kết tinh vào sản phẩm 1 lượng giá trị lao động của mình để tạo ra HH làm cơ sở cho giá trị trao đổi gọi là giá trị HH.
- Mối quan hệ giữa giá trị của hàng hóa và giá trị trao đổi: ( GV đưa bảng 1)
GV kết luận: 
- GV chuyển ý: 
* Thời gian lao động xã hội cần thiết ( GV đưa bảng 2 )
 Dựa vào căn cứ này ta thấy người nào có TGLĐCB TGLĐXHCT thì bị lỗ. Và, năng suất lao động càng tăng thì lượng giá trị càng giảm, người sản xuất càng có lãi. 
- GV kết luận: Thuộc tính của hàng hóa
16ph
15ph
1. Hàng hóa. 
a, Hàng hóa là gì? 
( GV đưa ra sơ đồ 2 )
( GV đưa sơ đồ 3 )
b, Hai thuộc tính của hàng hoá.
- Hai thuộc tính của hàng hóa: 
* Thuộc tính 1: Giá trị sử dụng của HH.
- Giá trị sử dụng của HH là công dụng của SP có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
*Thuộc tính thứ 2:
Giá trị của HH 
 - Giá trị HH là lao động xã hội của người sản xuất HH kết tinh trong HH. Giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi. 
( GV đưa sơ đồ 5 )
Hoạt động của GV và HS
Thời gian 
Nội dung cần đạt
Đơn vị kiến thức 2:
- GV : Đặt vấn đề, chuyển ý.
Trong nền kinh tế hàng hóa, sản phẩm làm ra được mang ra trao đổi trên thị trường. quá trình trao đổi hàng hóa dần dần phát triển đến một mức độ nhất định thì tiền tệ xuất hiện. Vậy nguồn gốc, bản chất và chức năng của tiền tệ là gì?
- Tiền tệ không phải tự nhiên sinh ra mà có. Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và của các hình thái giá trị. Có 4 hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ.
* Hình thái tiền tệ
- GV: Phân tích: khi tiền tệ xuất hiện thì thế giới hàng hóa phân làm 2 cực:
+ Hàng hóa thông thường.
+ Vàng ( vai trò tiền tệ).
GV: Tại sao vàng có được vai trò tiền tệ?
 - Bản chất của tiền tệ là gì? 
- HS trả lời:
- GV: Kết luận 
- GV: Chia lớp làm 5 nhóm cho HS thảo luận (7ph):
Nhóm 1: Chức năng thước đo giá trị của tiền tệ được biểu hiện như thế nào? Vì sao tiền tệ có chức năng này?
Nhóm 2: Chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ được thể hiện ra như thế nào? Khi thực hiện chức năng này có nhất thiết phải là tiền vàng không?
Nhóm 3: Tại sao lại dùng tiền làm phương tiện cất trữ của cải? Khi tiền thực hiện chức năng này thường là loại tiền nào?
Nhóm 4: Lấy VD và phân tích chức năng phương tiện thanh toán?
Nhóm 5: Chức năng tiền tệ thế giới được sử dụng khi nào?
- HS: Thảo luận nhóm
- GV: Hướng dẫn HS nhóm 1, 2, 5: phân tích kĩ 3 chức năng này
- HS: Các nhóm cử đại diện nhóm trình bày, giải thích VD và phân tích nội dung.
- GV: Nhận xét, kết luận:
10ph
25ph
2. Tiền tệ.
a, Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ.
( GV đưa sơ đồ 6 )
- (GV đưa sơ đồ 7)
- Bản chất của tiền tệ
+ Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, là sự thể hiện chung của giá trị.
+ Tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa. 
b, Các chức năng tiền tệ
Nhóm 1: Thước đo giá trị.
Nhóm 2:Chức năng phương tiện lưu thông.
Nhóm 3: Chức năng phương tiện cất trữ.
Nhóm 4:Phương tiện thanh toán. 
Nhóm 5: Tiền tệ thế giới.
- ( GV đưa sơ đồ 8 )
Hoạt động của GV và HS
Thời gian 
Nội dung cần đạt
-GV chuyển ý: 
 Nơi nào có con người thì nơi đó có sự giao lưu buôn bán với nhau. Ban đầu hình thức trao đổi là hàng lấy hàng, sau khi đơn vị thanh toán chung là tiền tệ ra đời thì việc trao đổi ngày càng thuận lợi và phát triển hơn. Thị trường ra đời từ đây. Vậy thị trường là gì? Nó có những chức năng như thế nào?
- GV: Hãy kể tên những loại thị trường mà em biết? 
- HS trả lời: 
- GV nhận xét, kết luận: 
- GV hỏi: Thị trường có những yếu tố cơ bản nào?
- HS trả lời: 
- GV: Kết luận: 
- GV chuyển ý: 
Thị trường giữ vai trò là điều kiện và môi trường của XH và trao đổi hàng hóa dịch vụ. Trong nền KTHH hầu hết sản phẩm đều được mua bán trên thị trường. Do vậy, không có thị trường thì không có sản xuất và trao đổi hàng hóa, không có KTHH. Vai trò của thị trường được biểu hiện qua các chức năng sau:
- GV: Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận những câu hỏi (6ph):
* Nhóm 1: Em hiểu thế nào về chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa của thị trường? 
- Hàng hóa bán được, không bán được sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người sản xuất hàng hóa và quá trình sản xuất của XH?
* Nhóm 2: Em hiểu thế nào về chức năng thông tin của thị trường? Thông tin thị trường quan trong như thế nào đối với người mua lẫn người bán?
* Nhóm 3: Yếu tố nào làm điều tiết, kích thích sản xuất từ ngày này sang ngày khác, luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác?
- Phân tích ảnh hưởng của giá cả đối với người sản xuất, đối với lưu thông và người tiêu dùng?
- HS: Cả lớp trao đổi về câu hỏi
- HS: Trình bày ý kiến cá nhân
- GV: Nhận xét và kết luận
Như vậy, hiểu và vận dụng được các chức năng thị trường giúp cho người sản xuất và tiêu dùng giành được lợi ích kinh tế lớn nhất. Nhà nước cần ban hành chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng kinh tế vào những mục tiêu xác định.
10ph 
20ph
3. Thị trường là gì?
( GV đưa sơ đồ 9 )
- Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
b. Các chức năng cơ bản của thị trường
Chức năng 1 :Chức năng thực hiện (thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
Chức năng 2: Chức năng thông tin.
Chức năng 3:Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng
(GV đưa sơ đồ 10 )
GV: Kết luận toàn bài (2ph)
Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của KTHH. Đó là một kiểu tổ chức kinh tế, trong đó toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất gắn chặt với thị trường. Việc sản xuất ra những hàng hóa gì? Cần có những dịch vụ nào? đều xuất phát từ nhu cầu thị trường. Mọi sản phẩm đi vào sản xuất, trao đổi, tiêu dùng phải thông qua thị trường. Hàng hóa – tiền tệ – thị trường là những vấn đề quan trọng, quyết định trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Chúng ta cần hiểu và vận dụng tốt để phát triển sản xuất nói riêng và phát triển nền kinh tế nói chung.
4. Củng cố kiến thức (10ph) 
- Củng cố kiến thức toàn bài.
- Làm bài tập tình huống (GV chuẩn bị ra sẵn ra giấy)
5. Dặn dò HS học bài và làm việc ở nhà (1ph) 
- Làm bài tập còn lại trong SGK. 
- Chuẩn bị bài 3: “ Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa”.
Sơ đồ, bảng biểu, bài tập sử dụng trong bài học
Sơ đồ 1: 2 Kiểu tổ chức sản xuất xã hội
2 Kiểu tổ chức sản xuất xã hội
Kinh tế tự nhiên
Sản xuất để trao đổi, mua bán
Sản phẩm không là hàng hóa
Tự sản xuất, tự tiêu dùng
Kinh tế hàng hóa
Sản phẩm là hàng hóa
Sơ đồ 2: Điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa
 Điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa
Là sản phẩm của lao động
Thỏa mãn mọi nhu cầu nào đó của con người
Đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi và mua bán
Sơ đồ 3: Hai dạng tồn tại của hàng hóa
HÀNG HÓA
Hàng hóa vật thể hay hàng hóa hữu hình
Hàng hóa phi vật thể hay hàng hóa vô hình
Sơ đồ 4: Tính thống nhất và mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa
Giá Giá 
trị trị 
sử 
dụng
 Người sản xuất, bán:
Người mua, tiêu dùng
Sơ đồ 5: Thuộc tính của hàng hóa
Thuộc tính của hàng hóa
Giá trị sử dụng
Giá trị
Sơ đồ 6: Trình độ phát triển của sản xuất hàng hóa
Trình độ phát triển của sản xuất hàng hóa
Hình thái tiền tệ
Hình thái giá trị chung
Hình thái giá trị mở rộng
Trao đổi gián tiếp, lấy hàng làm vật ngang giá chung
Trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng, có nhiều vật ngang giá
Trao đổi gián tiếp lấy vàng, bạc làm vật ngang giá chung
Hình thái giá trị giản đơn 
Trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng, gặp gì đổi nấy
Sơ đồ 7: Đặc trưng của hàng hóa vàng
Hàng hóa vàng
Có giá trị lớn
Thuần chất
Gọn nhẹ
Dễ chia nhỏ
Không hư hỏng hay mất giá trị sử dụng
Sơ đồ 8: Chức năng của tiền tệ
Chức năng của tiền tệ
Phương tiện lưu thông
Phương tiện cất trữ
Tích lũy tiền vàng
Thước đo giá trị
1 xe đạp = 1 chỉ vàng
Phương tiện thanh toán
Trả công, nộp thuế 
Trong ngoại thương lấy tiền vàng làm môi giới
Tiền tệ thế giới
1 đôi giày = x gram vàng 
 = 15kg gạo
 Sơ đồ 9: Các yếu tố cơ bản của thị trường 
Các yếu tố cơ bản của thị trường
Hàng hóa
Tiền tệ
Người mua
Người bán
Giá cả thị trường
Hàng hóa – Tiền tệ
Hình thành quan hệ
Cung – Cầu
Sơ đồ 10: Chức năng của thị trường
Thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa
Cung cấp thông tin cho người sản xuất và tiêu dùng
Điều tiết, kích thích, hạn chế sản xuất và tiêu dùng
Chức năng của thị trường
GT trao đổi
1m vải = 5kg gạo
1m vải = 10 quyển vở
5m vải = 1 đôi giày
Hao phí LD
1h=1h
1h=1h
5h=5h
So sánh GT HH
Ngang nhau
Ngang nhau
Ngang nhau
Bảng 1: Mối	 quan hệ giữa giá trị của hàng hóa và giá trị trao đổi	
Nhà sx 
Sản 
phẩm 
(mvải)
TG 
LĐ 
cá biệt
Số SP làm ra
So sánh TGLĐCB và TGLĐCT
A
1
40
17
TGLDCB < TGLĐXHCT
B
1
60
10
TGLĐCB = TGLĐXHCT 
C
1
80
7
TGLĐCB > TGLĐXHCT 
D
1
90
6
TGLĐCB > TGLĐXHCT 
	Bảng 2: Thời gian lao động xã hội cần thiết	
( TGLĐCB: thời gian lao động cá biệt; TGLĐXHCT: thời gian lao động xã hội cần thiết. )
Bài tập 1: 
Vật phẩm nào sau đây không phải là hàng hóa? Vì sao?
Nước sông suối.
Nước máy
Bà Hà trồng được 30 kg rau, bà dùng 3 kg để ăn và bán 27 kg
 Điện
Bài tập 2:
Hành vi nào sau đây không gọi là đi mua hàng hóa? 
a. mua rau, gạo, thịt ở chợ 
b. đi đến tiệm để cắt tóc 
c. mua sách, vở, bút ở của hàng 
d. đến trường để học 

File đính kèm:

  • docBài 2- l91-11.doc