Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Bài 6: Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội - Nguyễn Trọng Hoàng

TÔN GIÁO

Khái niệm

 Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội gồm một hệ thống những quan điểm dựa trên cơ sở tin tưởng và sùng bái những lực lượng tự nhiên, thần thánh, cho rằng những lực lượng này quyết định số phận con người, con người phải phục tùng, tôn thờ. Tôn giáo còn là một hiện tượng xã hội, một thành tố văn hóa, một bộ phận của đời sống tinh thần con người. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo có ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia.

 

ppt67 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Bài 6: Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội - Nguyễn Trọng Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
n, người quân tử phải hành đạo, tức là phải làm quan, làm chính trị. Nội dung của công việc này được công thức hóa thành "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ - gia đình, cho đến lớn - trị quốc, và đạt đến mức cuối cùng là bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ). Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị là hai phương châm:II. Nho giáo+ Nhân trị. Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là yêu người và coi người như bản thân mình. Khi Trọng Cung hỏi thế nào là nhân thì Khổng Tử nói: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác" (sách Luận ngữ). Nhân được coi là điều cao nhất của luân lý, đạo đức, Khổng Tử nói: "Người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?" (sách Luận ngữ). II. Nho giáo+ Chính danh. Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình. "Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận tất việc không thành" (sách Luận ngữ). Khổng tử nói với vua Tề Cảnh Công: "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử - Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con" (sách Luận ngữ). II. Nho giáoc. Ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam- Cung cấp hệ tư tưởng để tổ chức và quản lý đất nước, xây dựng triều đình, tổ chức hành chính quốc gia, tạo dựng nền luật pháp- Đặt ra những khuôn mẫu đạo đức ràng buộc đấng quân vương và các bậc hiền sỹ trong xã hộiII. Nho giáo- 	Hoàn thiện cách thức học hành và thi cử để tuyển chọn người tài- 	Nếp sống, phong tục: Đưa ra ngũ luân, tam cương làm chuẩn mực đạo đức cho con người, làm cơ sở để xây dựng các phong tục, tôn vinh những người giữ trọn những chuẩn mực đạo đức. Đề cao chữ hiếu, coi trong gia đình, góp phần điển chế hoá tín ngưỡng thờ cúng tổ tiênII. Nho giáoVăn học nghệ thuật: tư tưởng văn chở đạo (cương - thường): văn dĩ tải đạo; đề cao dân; các nội dung tôn giáo: mệnh trời, trời, linh hồn, thần thánh- Nho giáo góp phần vào sự ra đời và hoàn thiện của nhạc cung đình và chữ Nôm II. Nho giáod. Sự khác biệt giữa Nho giáo Việt Nam và Nho giáo Trung Quốc- Người Việt trọng sự ổn định (cả bên trong và bên ngoài) trong khi các triều đình phong kiến Trung Quốc chỉ chú ý đến sự ổn định bên trong nhưng lại luôn có dã tâm mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.II. Nho giáo	Trọng tình là truyền thống lâu đời của văn hoá phương Nam. Tiếp thu Nho giáo, người Việt đã làm mềm hoá hệ tư tưởng này bằng chữ tình. Người Việt đặc biệt coi trọng chữ NHÂN trong ngũ thường của Nho giáo. Thêm vào đó còn là truyền thống dân chủ vốn có của người Việt. Nho giáo, dù trong thời điểm được đặt ở vị trí cao nhất trong hệ tư tưởng thống trị dân tộc cũng không có sự bài xích, tiêu diệt tận gốc các tôn giáo khác. Nho giáo Việt Nam coi trọng người phụ nữ, coi trọng người mẹ, coi trọng gia đình.II. Nho giáo	Tư tưởng trung quân và yêu nước là hai phạm trù riêng biệt, không gắn liền với nhau. Người ta có thể chết vì vua nhưng hoàn toàn không phải những người ngu trung. Khi vận mệnh đất nước bị đe doạ, những bậc Nho sĩ sáng suốt sẵn sàng phò tá những thế lực mới có thể đưa đất nước thoát khỏi tình cảnh khó khăn, bước vào một thời kỳ phát triển rực rỡ mới. Lịch sử Việt Nam đã chứng kiến nhiều cuộc đổi ngôi hoà bình như vậy: nhà Lý thay nhà tiền Lê, nhà Trần thay nhà Lý, Nguyễn Trãi phò tá Lê Lợi chứ không theo nhà Trần đã mục nátII. Nho giáo	Người Việt trọng văn hơn trọng võ. Sự thực là các kỳ thì văn sách, kinh thư được tổ chức thường xuyên và đều đặn hơn so với các cuộc thi võ bị. Trong các thứ bậc xã hội, tầng lớp Nho sĩ được coi trọng hàng đầu, khác biệt hoàn toàn với thứ bậc võ sĩ trong xã hội Nhật Bản, hay với chính việc trọng dụng tầng lớp võ quan của triều đình quốc gia phương Bắc láng giềng.II. Nho giáo	Nho giáo Trung Quốc khuyến khích làm giàu nếu nó không trái với lễ. Như vậy, người phương Bắc đã nhìn nhận được vai trò của thươngg mại, buôn bán đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước; hay đã không quá bài xích buôn bán và những người làm nghề buôn bán. Ở Việt Nam thì ngược lại. Thương nhân là những người bị coi khinh nhất trong xã hội truyền thống. Thương nghiệp không có điều kiện và không được tạo điều kiện để phát triển. Truyền thống trọng nông ức thương đã không cho chúng ta có cơ hội để thay đổi. Yếu tố âm trong xã hội Việt Nam đã cản trở sự phát triển không chỉ về kinh tế. Tuy vậy, nó là nền tảng để duy trì sự ổn định của làng xã Việt qua rất nhiều những thăng trầm của lịch sử nước nhà. III. Đạo giáoa. Nguồn gốc- Đạo giáo được sáng lập bởi Lão Tử, sống dưới thời xuân thu chiến quốc (nhà Chu). Ông tiếp nhận tư tưởng của âm dương ngũ hành và phép biện chứng của kinh dịch để tao ra đạo giáo. Ông cũng được tôn lên hàng thần linh, được tôn kính như Thái thượng lão quân hay Đại đức thiên tôn.Kế tục Lão Tử là Trang Tử (396 – 286), người đã phát triển học thuyết của Lão Tử thành một hệ thống tư tưởng sâu sắc.III. Đạo giáoĐạo giáo được xem xét dưới hai khía cạnh 	+ Là một học thuyết, Đạo giáo triết học tập trung vào khái niệm đạo (con đường) và vô vi (không hành động).	+ Là một tôn giáo, Đạo giáo đi tìm sự trường sinh bất tử. - Tư tưởng triết học của Đạo giáoIII. Đạo giáo+ Quan điểm về đạo: Đạo là bản nguyên của vũ trụ, có trước trời đất, thể hiện ở hai nguyên lý: nguyên lý vô tức vô hình (đạo là gốc của vũ trụ) và nguyên lý hữu tức hữu hình (đạo là mẹ của vạn vật). Vạn vật nhờ có đạo mà sinh ra theo trình tự: đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba Đạo là quy luật biến hoá tự thân của vạn vật, gọi là đức. Đạo sinh ra vạn vật còn đức bao bọc, nuôi dưỡng chúng. Như vậy, đạo vừa là chủ thể, vừa là phép tắc của vạn vật.III. Đạo giáo+ Quan điểm về đời sống xã hội: Lão Tử cho rằng bản tính nhân loại có hai khuynh hướng hữu vi và vô vi. Vô vi là khuynh hướng trở về nguồn gốc để sống với tự nhiên, tức hợp thể với đạo, theo đuổi một thế giới thanh tịnh, vô sự, vô dụcIII. Đạo giáo+ Quan điểm về nhận thức: Lão Tử đề cao tư duy trừu tượng, coi khinh nghiên cứu sự vật cụ thể. Trang Tử thì đã chỉ ra được rằng nhận thức của con người đối với sự vật, hiện tượng có tính phiến diện, hạn chế nhưng ông không theo đuổi đến cùng sự nhận thức.- Ở Trung Quốc, Đạo giáo chiếm địa vị thống trị trong ba giai đoạn Sơ Hán, Nguỵ Tấn, Sơ Đường. Bên cạnh đó, Đạo giáo là sự bổ sung cho triết học Nho giáo.III. Đạo giáob. Đóng góp của Đạo giáo với văn hoá Việt Nam- Hoạt động chính sự: Đạo giáo không được sử dụng như một hệ tư tưởng trị nước nhưng được các thiền sư thời Đinh – Tiền Lê – Lý - Trần vận dụng vào việc triều chính.- Văn học nghệ thuật: những câu truyện thần tiên, pháp thuật huyền bí (truyện Chử Đồng Tử, Phạm Viên, Từ Thức, Bích Câu kỳ ngộ)III. Đạo giáo- Sinh hoạt tôn giáo	+ Xuất hiện tứ bất tử, bát tiên (Chung Ly Quyền, Trương Quả Lão, Lac Động Tân, Hàn Tương Tử, Tào Quốc Cữu, Lý Thuyết Quài, Lam Thái Hoà, Hà Tiên Cô)	+ Hình thức hầu bóng: nghi lễ chính của Đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ.III. Đạo giáo+ Tượng thờ khác tượng Phật giáo, gần gũi trần gian hơn. Tượng vị thánh chính được thờ thường to đẹp và đặt ở vị trí trang trọng nhất.	+ Tranh thờ: Tứ phủ, Tam phủ và các tranh khác Tranh và tượng thờ xuất hiện muộn hơn các Đạo quán (vào khoảng giữa thế kỷ XIX).III. Đạo giáo- Lối sống	+ Tác động tích cực: đề cao cuộc sống trần thế; tránh xa ham muốn, tiền tài, danh vọng; chú trọng rèn luyện thân thể, sống hoà đồng với thiên nhiên.	+ Tác động tiêu cực: hoạt động mê tín dị đoanIII. Đạo giáoKiến trúc, tượng và tranh thờ+ Đạo quán vốn ban đầu là ngôi nhà lớn, sau chịu ảnh hưởng của kiến trúc chùa và chùa hoá, mang kiến trúc chữ công. Đạo giáo cơ bản không có thiền điện chuẩn thống nhất nhưng cơ bản là có tính mở.IV. Ki tô giáoa. Nguồn gốc- Kitô giáo là tên gọi chung của các tôn giáo cùng thờ chúa Jesu	+ Công giáo	+ Đạo Chính thống (Nga, tách ra từ thế kỷ XI)	+ Tin lành (tách ra từ Công giáo vào thế khỷ XVI)	+ Anh giáo (chỉ có ở Anh và các thuộc địa)IV. Ki tô giáo- Kitô giáo do Jesu sáng lập, ra đời ở vùng Lưỡng Hà (phía Đông đế quốc La Mã). Nguồn gốc của Kitô giáo nguyên thuỷ là cuộc vận động của những người bị áp bức. Đó là đạo của những người nô lệ, bán tự do, những người nghèo khổ hoặc mất hết mọi quyền lợi, các dân tộc bị Roma đô hộ hay làm cho tan tác. IV. Ki tô giáo- Kitô giáo là sự kết hợp văn hoá Hy Lạp cổ, văn hoá Hebrew cổ và chịu ảnh hưởng của văn hoá Lưỡng Hà nhưng ra đời và phát triển trong nền văn hoá La Mã. Như vậy, Kitô giáo là sự hội nhập của 3 nhân tố lớn của văn hoá phương Tây. Kitô giáo và văn hoá phương Tây có mối quan hệ chặt chẽ. Thậm chí có người còn gọi văn minh phương Tây là văn minh Kitô giáo.- Giáo lý của Kitô giáo là Kinh thánh, gồm 2 bộ: kinh Tân ước và Cựu ướcIV. Ki tô giáo- Thế giới quan: Kitô giáo quan niệm con người là do Thiên chúa sáng tạo, có nghĩa vụ thờ phụng và tiếp tục công cuộc của Chúa ở nơi trần thế, phủ nhận quyền uy tuyệt đối của bất cứ lực lượng trần thế nào.- Tổ chức của Kitô giáo bao gồm: giáo xứ, giáo phận, giáo hội quốc gia, giáo triều Vatican; giáo hoàng là người nắm giữ quyền lực tối cao và tuyệt đối.IV. Ki tô giáob. Đóng góp của Công giáo với văn hoá Việt Nam- Góp phần công sức lớn cho sự ra đời và phát triển của chữ quốc ngữ- Hình thành một loại hình văn học mới: báo chí (văn thông tấn); cung cấp kho tư liệu quý giá về tình hình chính trị - kinh tế - xã hội nước ta đương thời và nguồn sử liệu báo chíIV. Ki tô giáo- Các thể loại văn học phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng Công giáo phát triển: ca, vè, vãn. Mục đích là diễn ca kinh thánh để tín đồ dễ thuộc dễ nhớ; truyền tải giáo lý, tín lý hoặc sự tích các thánh; ca ngợi đức mẹ MariaIV. Ki tô giáo+ Vãn: lời thương tiếc được làm cho có vần	+ Ca (diễn ca): diễn đạt các bản kinh thánh, kinh lễ, giáo lý bằng văn vần (thể lục bát, song thất lục bát hoặc tự do)	+ Vè: hình thức đặt lời theo niêm luật để diễn đạt một nội dung nào đó. Nhiều khi ca và vè được gộp thành một thể loại là ca vè.IV. Ki tô giáo- Hệ thống các cơ sở sinh hoạt tôn giáo: nhà thờ- Tạo dựng một lối sống tốt đẹp	+ Không chấp nhận chế độ đa thê, chỉ sống một vợ một chồng	+ Củng cố tinh thần đoàn kết cộng đồng

File đính kèm:

  • pptco_so_van_hoa_viet_nam.ppt
Bài giảng liên quan