Bài giảng Đặc điểm thơ thời kì kháng chiến chống Mĩ

Thơ trẻ thời kì chống mĩ cứu nước và khuynh hướng mở rộng đào sâu hiện thực trong thơ

Thơ trẻ thời chống Mĩ là dòng thơ giàu chi tiết cụ thể, sống động

Nhiều nhà thơ trẻ đã mạnh dạn đưa vào thơ những chi tiết ngổn ngang, bộn bề của đời sống chiến trường, họ đã chứng kiến tận mắt những cảnh tượng dữ dội, ác liệt của chiến tranh nên đã ghi lại những hiện thực đó vào thơ của mình.

 

pptx16 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đặc điểm thơ thời kì kháng chiến chống Mĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Đặc điểm thơ thời kì kháng chiến chống MĩThơ trẻ thời kì chống mĩ cứu nước và khuynh hướng mở rộng đào sâu hiện thực trong thơThơ trẻ thời chống Mĩ là dòng thơ giàu chi tiết cụ thể, sống độngNhiều nhà thơ trẻ đã mạnh dạn đưa vào thơ những chi tiết ngổn ngang, bộn bề của đời sống chiến trường, họ đã chứng kiến tận mắt những cảnh tượng dữ dội, ác liệt của chiến tranh nên đã ghi lại những hiện thực đó vào thơ của mình.Phạm Tiến Duật nhiều năm liền gắn bó, lăn lộn trên chiến trường Trường Sơn nên đã ghi lại hình ảnh những chiếc xe không kính:Không có kính không phải vì xe không có kínhBom giật bom rung kính vỡ mất rồi.Nguyễn Đức Mậu ghi lại sự thật trần trụi tưởng như vô lí ở Trường Sơn:Cây lá thiếu màu xanhRừng hoang thừa tiếng nổ( Trường ca sư đoàn)Đời sống chiến trường được Phạm Tiến Duật kể lại bằng một giọng nói điềm đạm, bình thường nhưng đằng sau nó người ta vẫn nhận ra tính chất ác liệt, dữ dội của chiến tranh: Cạnh giếng nước có bom từ trường Em không rửa ngủ ngày chân lấm Ngày em phá nhiều bom nổ chậm Đêm nằm mơ nói mớ vắng nhà.( Gửi cô em thanh niên xung phong).Hình ảnh những cuộc hành quân thực sự đầy gian khổ: Một tháng vẫn hành quân Hai chân phồng rộp cả Quấn băng vẫn còn đau Nhiều lúc "đi bằng đầu".( Mùa xuân đi đón _Hữu Thỉnh)Các nhà thơ trẻ đã nói thật sâu sắc thấm thía sự hi sinh gian khổ tột cùng của đời sống chiến tranh. Đó là cơn sốt rét cứ trở đi trở lại nó bám riết lấy tuổi thanh xuân của người lính được Nguyễn Đức Mậu ghi lại: Nơi thuốc súng trộn vào áo línhCơn sốt rét rừng đi dọc tuổi thanh xuân. Kết luận: ở mỗi nhà thơ trẻ, bằng cách nhìn, cách khai thác riêng của mình đã phản ánh chân thực từng mảng hiện thực riêng độc đáo, tất cả tập hợp lại tạo thành một bức tranh toàn cảnh về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.2. Sự thể hiện của cái tôi trữ tình trong thơ trẻ thời kì chống Mĩ.Cái tôi trữ tình là cái tôi nhà thơ đã được nghệ thuật hóa, vừa để thể hiện cái tôi cảm xúc trữ tình của nhà thơ vừa thể hiện cảm nhận bên ngoài.Đây là giai đoạn phát triển đến đỉnh cao của cái tôi trữ tình công dân. Thế hệ các nhà thơ trẻ đem vào cái tôi trữ tình là sự tổng hợp của ba yếu tố:" cái tôi tuổi trẻ, cái tôi người lính và cái tôi sử thi" để làm nên cái tôi thế hệ.Nhân vật trữ tình trong thơ thế hệ này là tôi, chúng tôi, thế hệ chúng tôi - những người lính bình thường, vô danh. Họ ý thức rõ rệt về cá nhân nhưng đồng thời cũng nhận ra mình là một người trong thế hệ, một người trong đội ngũ:Chúng tôi là những thằng lính trẻLớn lên khắp trăm vùng gọi nhau là đồng chí.(Thanh Thảo)Cái tôi thế hệ nói về những hi sinh thầm lặng của con người bởi đời sống "bất bình thường" của chiến tranh và cũng không né tránh khi nói tới cái chết, sự hi sinh mất mát lớn nhất, không gì bù đắp nổi:Rồi hôm ấy mười căn hầm sập Người nuôi quân thành người giữ chốt Mười nắm cơm thừa Mười khẩu súng Một mình anh(Nguyễn Đức Mậu)Cái tôi thế hệ không dấu diếm những hi sinh gian khổ mà người lính phải chịu đựng:Tiểu đoàn thồ chẳng có gì thồ cả Cứ đói ròng con gái hóa con trai( Hữu Thỉnh)Viết về nỗi đau nhưng cái tôi thế hệ không bị lụy.Trong trùng điệp gian khổ hi sinh người chiến sĩ vẫn giữ được niềm lạc quan, tin yêu cuộc đời, gian khổ hi sinh không làm họ nhụt chí bởi họ đã giác ngộ thật sâu sắc chân lí độc lập tự do Rất trữ tình là nhịp bước hành quân Vần thơ xung phong là vần thơ chân chấtThời đánh Mĩ là thời tươi đẹp nhất Tỏa nắng cho thơ là triệu ánh mắt anh hùng.( Dương Hương Ly)Say mê lí tưởg tuổi trẻ sẵn sàng dấn mình quyết liệt: Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình Tuổi 20 làm sao mà không tiếcNhưng ai cũng tiếc tuổi 20 Thì còn chi Tổ quốc( Thanh Thảo)Họ tự xác định vị trí của mình trong cuộc đấu tranh chung và sẵn sàng một tư thế hiên ngang để gánh vác sứ mệnh lịch sử của thế hệ mình: Cả thế hệ dàn hàng Gánh đất nước trên vai( Bằng Việt)Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ chống Mĩ cũng nói nhiều đến tình yêu. Đó là tình yêu đôi lứa gắn với lí tưởng, là tình riêng gắn với tình chung ( Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây - Phạm Tiến Duật). Cả những sinh ly tử biệt đớn đau của đôi lứa cũng được đề cập đến: Giặc giết em rồi quăng mất xácChỉ vì em là du kích em ơi Đau xé lòng anh chết nửa con người.( Giang Nam)Cái tôi trữ tình không chỉ dừng lại ở những vấn đề cụ thể của đời sống chiến tranh mà còn thể hiện những suy nghĩ sâu lắng mang tầm khái quát chính luận những vấn đề cơ bản của đời sống dân tộc, về Đảng, về Bác, Tổ quốc ( Trường ca mặt đường khát vọng Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi đất nước 4000 năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta( Nguyễn Khoa Điềm)Kết luận: Cái tôi trữ tình nhân danh thế hệ có vị trí đáng chú ý trong nền thơ chống Mĩ. Nó là chủ thể sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị. Cái tôi thế hệ sẽ còn tiếp tục dòng vận động của nó và đóng vai trò quan trọng ở chặng thơ tiếp theo khi cuộc chiến tranh chống Mĩ đã kết thúc.3 Chất trí tuệ, chất chính luận trong thơ trẻ thời kỳ kháng chiến chống mỹ.Khát vọng muốn trả lời những câu hỏi lớn của thời đại, khám phá bản chất của con người và cuộc sống đã tạo nên chất trí tuệ cho cả một nền thơ. Trong xu hướng chung ấy, thơ trẻ thời kỳ kháng chiến chống mỹ cũng cất lên tiếng nói trí tuệ mang sắc thái riêng của thế hệ mình. Đó là những suy nghĩ già dặn, sâu sắc trong thơ Bằng Việt: Sông hồng hỡi ! Dông bão chẳng thay màu Rùa thần thoại vẫn nhô lưng đội tháp Chùa một cột đổ trên đầu giặc pháp Lại nở xòe trọn vẹn đóa hoa sen. ( Trở lại trái tim mình ). Hay tác giả suy ngẫm về nhân dân qua những hình ảnh vừa cụ thể vừa mang ý nghĩa khái quát, biểu tượng: “ Dân tộc tôi đứng dậy làm người Mồ hôi vã một trời sao trên đất Nhân dân tôi khơi lên từ phù sa vất vả Và cứ thế nhân dân cao vòi vọi Bao tai ương cứ dội xuống theo mùa Nhưng theo mùa dòng sông vẫn chảy Tấm lưng trần nâng dậy cả trời sao “Nguyễn khoa Điềm chất suy nghĩ có khi thấm sâu vào những lời ru đằm thắm qua những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc: Mặt trời của bắp thì nằm trên núi trên đồi Mặt trời của mẹ thì nằm trên lưngQua cái nhìn giàu trí tuệ của Nguyễn Khoa Điềm , cảnh vật thiên nhiên đất nước hiện lên như một phần tâm hồn , máu thịt của nhân dân như là những đóng góp của nhân dân , sự phân hóa của những con người không tên, không tuổi . Từ những hình ảnh , những cảnh vật , hiện tượng cụ thể nhà thơ đã “quy nạp” một cách khái quát sâu sắc : Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước một lối sống ông cha Ôi đất nước sau 4 ngàn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa đá núi sông ta.

File đính kèm:

  • pptxVan_hoc_hien_dai.pptx
Bài giảng liên quan