Bài giảng Đại số Lớp 6 - Chương 2 - Bài 8: Quy tắc dấu ngoặc - Nguyễn Thị Kim Tuyến
Quy tắc dấu ngoặc
Số đối :
Quy tắc dấu ngoặc
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+ ” đằng trước, ta phải giữ nguyên dấu các số hạng trong ngoặc
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “– ” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc : “ + ” thành “– ” và “– ” thành “ + ”
Tổng đại số
Tổng đại số là một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên
Để đơn giản khi viết tổng đại số ta có thể bỏ dấu của phép cộng và dấu ngoặc
Trong một tổng đại số ta có thể :
Thay đổi tùy ý vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng
Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý
Chú ý rằng nếu trước dấu ngoặc là dấu “– ” thì phải đổi dấu tất cả
các số hạng trong ngoặc
MÔN : SỐ HỌC 6 Thực hiện : Nguyễn Thị Kim Tuyến PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO GÒ CÔNG TÂY TRƯỜNG THCS ĐỒNG THẠNH CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ TIẾT HỌC HÔM NAY KIỂM TRA BÀI CŨ 1/ Phát biểu quy tắc và viết công thức phép trừ hai số nguyên ? 2/ Áp dụng : a) Tìm x, biết : x + 9 = 2 b) Cho a = 87 ; b = –13 . Tính : a – b Bài giải x + 9 = 2 x = 2 – 9 x = 2 + (–9) x = –7 b) a – b = 87 – (–13) = 87 + 13 = 100 Hãy tính giá trị của biểu thức : 5 + ( 42 – 15 + 17 ) – ( 42 + 17 ) Để tính giá trị của biểu thức trên ta làm như thế nào ? Ta nhận thấy rằng trong ngoặc 1 và ngoặc 2 đều có 42 + 17 Vậy có cách nào bỏ dấu ngoặc thì việc tính toán sẽ nhanh hơn hay không ? II. Tổng đại số I. Quy tắc dấu ngoặc 1. Số đối : 2. Quy tắc : III . Luy ện tập và củng cố § 8 QUY TẮC DẤU NGOẶC Bài 8 :QUY TẮC DẤU NGOẶC I. Quy tắc dấu ngoặc 1.Số đối : a) Số đối của 2 là Số đối của –5 là Số đối của tổng [ 2 +(–5)] là ?1 a) Tìm số đố của : 2; (–5); 2 + (–5) b) So sánh : –[ 2+ (–5)] và –2+5 –2 5 –[ 2+(–5) ] b) –[ 2+ (–5)] 2+(–5) Ta tính : –[ 2+ (–5)] = –(–3) = 3 –2+5 = 3 = Vậy số đối của tổng bằng gì ? Vậy số đối của một tổng bằng tổng các số đối – (a + b ) = ( – a ) + ( – b ) Bài 8 :QUY TẮC DẤU NGOẶC 1. Số đối : I. Quy tắc dấu ngoặc 2. Quy tắc dấu ngoặc ?2 Tính và so sánh kết quả của : a) 7+( 5 – 13 ) và 7 + 5 + (–13 ) b) 12 – ( 4 – 6 ) và 12 – 4 + 6 Bài giải a) 7+( 5 – 13 ) = 7 + ( – 8 ) = – 1 7 + 5 + (–13 ) = 12 + (–13 ) = –1 Vậy :7 + ( 5 – 13 ) = 7 + 5 + ( – 13 ) b) 12 – ( 4 – 6 ) = 12 – (– 2 ) = 12+2 = 14 12 – 4 + 6 = 8 + 6 = 14 Vậy : 12 – ( 4 – 6 ) = 12 – 4 + 6 HOẠT ĐỘNG NHÓM * Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “ + ” đằng trước, ta phải giữ nguyên dấu các số hạng trong ngoặc * Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “ – ” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc : “ + ” thành “ – ” và “– ” thành “ + ” 1. Số đối : I. Quy tắc dấu ngoặc 2. Quy tắc dấu ngoặc * Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “ + ” đằng trước, ta phải giữ nguyên dấu các số hạng trong ngoặc * Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “ – ” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc : “ + ” thành “ – ” và “– ” thành “ + ” Bài 8 :QUY TẮC DẤU NGOẶC 3. Ví dụ : Tính nhanh ?3 Tính nhanh : a) ( 768 – 39 ) – 768 b) (–1579 ) – ( 12 – 1579 ) ( 768 – 39 ) – 768 = 768 – 39 –768 = 768 – 768 – 39 = 0 – 39 = –39 b) (–1579 ) – ( 12 – 1579 ) = –1579 – 12 + 1579 = –1579 + 1579 – 12 = 0 – 12 = – 12 – – – + – – – – + + – Bài 8 :QUY TẮC DẤU NGOẶC I. Quy tắc dấu ngoặc II. Tổng đại số * Tổng đại số là một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên * Để đơn giản khi viết tổng đại số ta có thể bỏ dấu của phép cộng và dấu ngoặc 5 + (– 3) – ( – 6 ) – ( +7 ) = 5 + (–3 ) + (+6 ) + (–7 ) = 5 – 3 + 6 – 7 * Trong một tổng đại số ta có thể : . Thay đổi tùy ý vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng a – b – c = – b + a – c = – b – c + a . Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý Chú ý rằng nếu trước dấu ngoặc là dấu “– ” thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc a – b – c = + ( a – b ) – c = a – ( b + c ) * Chú ý : tổng đại số còn nói gọn là tổng
File đính kèm:
- bai_giang_dai_so_lop_6_chuong_2_bai_8_quy_tac_dau_ngoac_nguy.ppt