Bài giảng Đại số Lớp 6 - Tiết 22: Luyện tập ước chung và bội chung - Trịnh Thị Hận

Bài 2 (tr 53/sgk):

Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 40 là bội của 6.
Viết tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 40 là bội của 9.
Gọi M là giao của hai tập hợp A và B.
a) Viết các phần tử của tập hợp M.
b) Dùng kí hiệu tập con để thể hiện quan hệ giữa tập M với
mỗi tập A và B.

Cách làm:

Nếu số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì a được gọi là bội của b.

- Bội của 6 là những số chia hết cho 6, bội của 9 là những số chia hết cho 9.

 

ppt17 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đại số Lớp 6 - Tiết 22: Luyện tập ước chung và bội chung - Trịnh Thị Hận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 
KHOA ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THCS. 
-----oOo ------ 
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ 
Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Hồng Phương 
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Hận 
Lớp: ĐH Toán – Tin K43 
Ngày soạn: 10 tháng 5 năm 2010 . 
Ước chung và bội chung 
Chào mừng các em đến với bài học hôm nay 
Luyện tập 
Tiết 22 
Ước chung và bội chung 
A. Mục tiêu 
B. Chuẩn bị của thầy và trò 
C. Tiến trình dạy học 
Học sinh được củng cố kiến thức về ước chung và bội chung của 
hai hay nhiều số. 
- Học sinh thực hiện thành thạo các thao tác tìm ước chung và bội chung. 
A. Mục tiêu 
Giáo viên : Chuẩn bị một số bài tập trong sách giáo khoa, sách 
bài tập và một số bài tập nâng cao cho học sinh. 
2. Học sinh : Ôn lại cách tìm ước chung, bội chung của hai hay 
nhiều số . 
B. Chuẩn bị của thầy và trò 
C. Tiến trình dạy học 
I. Ổn định tổ chức lớp 
	 1. Kiểm tra sĩ số 
	2. Kiểm tra vệ sinh lớp học. 
II. Kiểm tra bài cũ 
* Phát biểu định nghĩa ước chung và bội chung của hai hay nhiều số. 
	- Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó. 
	- Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó. 
Bài 1 (tr 53/sgk): Viết các tập hợp. 
Ư(6), Ư(9), ƯC(6,9); 
Ư(7), Ư(8), ƯC(7,8); 
ƯC(4,6,8). 
Cách làm: 
-Ta đi tìm ước của từng số sau đó ta tìm ước chung của các số. 
-Ước chung của các số tự nhiên là ước của tất cả các số đó. 
II. Chữa bài tập 
Bài làm 
a) Ư(6) = { 1, 2, 3, 6} 
 Ư(9) = { 1, 3, 9 } 
 ƯC(6, 9) = { 1, 3 } 
Ư(7) = { 1, 7 } 
 Ư(8) = { 1, 2, 4, 8 } 
 ƯC(7, 8) = { 1 }	 
c) Ư(4) = { 1, 2, 4 }	 
 Ư(6) = { 1, 2, 3, 6 	 
 ƯC(8) = { 1, 2, 4, 8 } 
 ƯC(4, 6, 8) = { 1, 2 } 
Bài 2 (tr 53/sgk) : 
Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 40 là bội của 6.Viết tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 40 là bội của 9.Gọi M là giao của hai tập hợp A và B.a) Viết các phần tử của tập hợp M.b) Dùng kí hiệu tập con để thể hiện quan hệ giữa tập M vớimỗi tập A và B. 
Cách làm: 
Nếu số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì a được gọi là bội của b. 
- Bội của 6 là những số chia hết cho 6, bội của 9 là những số chia hết cho 9. 
Bài làm: 
- Tập hợp các số là bội của 6 nhỏ hơn 40 là: A = { 6, 12, 18, 24, 30, 36 } 
- Tập hợp các số là bội của 9 nhỏ hơn 40 là: B = { 9, 18, 27, 36 } 
a) Tập M là giao của A và B: M = { 18, 36 } 
b) M  A; hay A  M. 
 M  B; hay B  M. 
Bài 3 (tr 53/sgk): Tìm giao của hai tập hợp 
a) A= { cam, táo, chanh }B = { cam, chanh, quýt } 
b) A là tập hợp các học sinh giỏi môn văn của một lớp, B là tập hợp các học sinh giỏi môn toán của lớp đó. 
c) A là tập hợp các số chia hết cho 5, B là tập hợp các số chia hết cho 10. 
d) A là tập hợp các số chẵn, B là tập hợp các số lẻ. 
Cách làm : ta có giao của hai tập hợp là tập hợp gồm các phần tử giống nhau của hai tập hợp. 
Bài làm 
a) C = { cam, chanh } 
b) C = Ф 
c) C là tập hợp gồm các số vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 10 
 C = { 10, 20,30 } 
d) C = Ф 
III. Luyện tập - Củng cố kiến thức 
Chữa một số bài tập trong sách bài tập. 
Bài 1 : Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử : 
 a) Tập hợp các ước chung của 36 và 27. 
 b) Tập hợp bội chung nhỏ hơn 40 của 3 và 7. 
a) Ta có tập hợp các ước của 36 là: A = { 1, 2, 3, 4, 6, 9, 12, 36 } 
 Tập hợp các ước của 27 là: B = { 1, 3, 9, 27 } 
 Vậy tập hợp các ước chung của 36 và 27 là : C = { 1, 3, 9 } 
b) Tập hợp các bội của 3 nhỏ hơn 40 là: A = { 3, 6, 9, 12, 15, 18, 24, 27, 30, 33, 36, 39 } 
 Tập hợp các bội của 4 nhỏ hơn 50 là:B = { 4, 8, 12, 16, 20, 24, 28, 32, 36 } 
 Vậy tập hợp các bội chung của 3 và 4 nhỏ hơn 40 là:C = { 12, 24, 36 } 
Bài làm 
IV. Hướng dẫn về nhà 
Làm thêm một số bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập: 
Bài 134 (tr 53/sgk). 
Bài 138 (tr 54/sgk). 
Bài học đến đây là kết thúc 
Xin chân thành cảm ơn 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_dai_so_lop_6_tiet_22_luyen_tap_uoc_chung_va_boi_ch.ppt
Bài giảng liên quan