Bài giảng Đại số Lớp 6 - Tiết 6: Phép cộng và phép nhân - Trường THCS Hà Thạch

Chú ý : Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số, ta có thể không cần viết dấu nhân giữa các thừa số.

Ví dụ: a.b = ab ; 4.x.y = 4xy

Nếu chiều dài của một sân hình chữ nhật là a (m), chiều rộng là b (m) ta có công thức tính chu vi, diện tích như thế nào?

- Chu vi hình chữ nhật bằng hai lần chiều dài cộng hai lần chiều rộng.

- Diện tích hình chữ nhật bằng chiều dài nhân với chiều rộng.

a)Tính chất giao hoán:

- Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.

- Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.

b) Tính chất kết hợp:

 Muốn cộng một tổng hai số với một số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

 Muốn nhân một tích hai số với một số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.

c) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

Muốn nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả lại.

 

ppt11 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 01/04/2022 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đại số Lớp 6 - Tiết 6: Phép cộng và phép nhân - Trường THCS Hà Thạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Bài giảng bồi dưỡng hè 2010 
Nhóm Toán – Lý 
Trường THCS Hà Thạch 
Môn toán 6 
Tổ khoa học tự nhiên 
Tiết 6 – Phép cộng và phép nhân 
1.Tổng và tích của hai số tự nhiên: 
ở tiểu học ta đã biết: 
Phép cộng hai số tự nhiên bất kì cho ta một số tự nhiên duy nhất gọi là tổng của chúng. 
Phép nhân hai số tự nhiên bất kì cho ta một số tự nhiên duy nhất gọi là tích của chúng. 
Trong phép cộng và phép nhân có một số tính chất cơ bản là cơ sở giúp ta tính nhẩm, tính nhanh. 
Người ta dùng dấu “+” để chỉ phép cộng, dấu “ ” hoặc “.” để chỉ phép nhân. 
 a + b = c 
 (Số hạng) + (Số hạng) = (Tổng) 
 a . b = d 
 (Thừa số ) . (Thừa số) = (Tích) 
* Chú ý : Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số, ta có thể không cần viết dấu nhân giữa các thừa số. 
Ví dụ: a.b = ab ; 4.x.y = 4xy 
Tiết 6 – Phép cộng và phép nhân 
Bài toán: Hãy tính chu vi và diện tích của một sân hình chữ nhật có chiều dài 32m và chiều rộng bằng 25m. 
Em hãy nêu công thức tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật? 
 - Chu vi hình chữ nhật bằng hai lần chiều dài cộng hai lần chiều rộng. 
- Diện tích hình chữ nhật bằng chiều dài nhân với chiều rộng. 
Em hãy giải bài toán trên? 
Giải: Chu vi của sân hình chữ nhật là: 
(32 + 25) .2 = 114 (m) 
Diện tích hình chữ nhật là: 
32 . 25 = 800 (m 2 ) 
Nếu chiều dài của một sân hình chữ nhật là a (m), chiều rộng là b (m) ta có công thức tính chu vi, diện tích như thế nào? 
Tổng quát: 
Chu vi hcn : P = (a + b) . 2 
Diện tích hcn: S = a . b 
?1 
Tiết 6 – Phép cộng và phép nhân 
Điền vào chỗ trống: 
a 
12 
21 
1 
b 
5 
0 
48 
15 
a + b 
a.b 
0 
17 
60 
21 
0 
49 
48 
0 
15 
?2 
Điền vào chỗ trống: 
a) Tích của một số với số 0 bằng 
b) Nếu tích của hai thừa số mà bằng 0 thì ít nhất một thừa số bằng 
0 
0 
á p dụng câu b) ?2 giải bài tập sau: Tìm x biết: (x – 34) . 15 = 0 
Giải: (x – 34) . 15 = 0 
  x - 34 = 0 
 x = 34 
Tiết 6 – Phép cộng và phép nhân 
2. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên: 
Phép tính 
Tính chất 
Cộng 
Nhân 
Giao hoán a + b = b + a a . b = b. a 
 Kết hợp (a + b) + c = a + (b + c) (a . b) . c = a .(b . c) 
Cộng với số 0 a + 0 = 0 + a = a 
 Nhân với số 1 a . 1 = 1. a = a 
Phân phối của phép nhân 
đối với phép cộng a(b + c) = ab + ac 
a)Tính chất giao hoán: 
- Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. 
- Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. 
Tiết 6 – Phép cộng và phép nhân 
b) Tính chất kết hợp: 
 Muốn cộng một tổng hai số với một số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. 
 Muốn nhân một tích hai số với một số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba. 
c) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: 
Muốn nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả lại. 
Tiết 6 – Phép cộng và phép nhân 
?3 
Tính nhanh: 
a) 46 + 17 + 54 
b) 4 . 37 . 25 
c) 87 . 36 + 87 . 64 
a) 46 + 17 + 54 = (46 + 54) + 17 
 = 100 + 17 = 117 
b) 4 . 37 . 25= (4 . 25). 37 
 = 100 . 37 = 3700 
c) 87 . 36 + 87 . 64 = 87 . ( 36 + 64) 
 = 87 . 100 = 8700 
Đáp án: 
Tiết 6 – Phép cộng và phép nhân 
Củng cố: Phép cộng và phép nhân có tính chất gì giống nhau? 
Phép cộng và phép nhân đều có tính chất giao hoán và kết hợp. 
Bài 26 – tr 16 /SGK 
HN 
VY 
VT 
YB 
54 km 
19km 
82 km 
Muốn đi từ Hà Nội lên Yên Bái phải qua Vĩnh Yên và Việt Trì, em hãy tính quãng đường bộ từ Hà Nội lên Yên Bái? 
Giải: Quãng đường bộ Hà Nội – Yên Bái là: 
54 + 19 + 82 = 155 (km) 
Có cách nào tính nhanh tổng đó? 
Cách tính khác: 
(54 + 1) + (19 + 81) = 55 + 100 
= 155 (km) 
Tiết 6 – Phép cộng và phép nhân 
Bài 27 – tr16/SGK: á p dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân để tính nhanh: (Hoạt động nhóm) 
Nhóm 1: a) 86 + 357 + 14 
Nhóm 2: b) 72 + 69 + 128 
Nhóm 3: c) 25 . 5 . 4 . 27 . 2 
Nhóm 4: d) 28 . 64 + 28 . 36 
Đáp án: 
a) 86 + 357 + 14 = (86 + 14) + 357 
= 100 + 357 = 457 
b) 72 + 69 + 128 = (72 + 128) + 69 
= 200 + 69 = 269 
c) 25 . 5 . 4 . 27 . 2 = (25 . 4).(5 . 2).27 
= 100 . 10 . 27 = 27000 
d) 28 . 64 + 28 . 36 = 28.(64 + 36) 
= 28 . 100 = 2800 
Hướng dẫn về nhà: 
- Làm các bài tập 28, 29, 30 - tr 16,17/SGK 
- Bài 43,44,54,57- SBT /tr 11,12 
 - Giờ sau mỗi em chuẩn bị máy tính bỏ túi. 
Chúc các em học sinh chăm ngoan – học giỏi 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_dai_so_lop_6_tiet_6_phep_cong_va_phep_nhan_truong.ppt