Bài giảng Đại số Lớp 8 - Ôn tập chương 1 - Trần Thị Thu Hồng

Khi phân tích đa thức thành nhân tử ta nên làm theo thứ tự sau :

Dùng phương pháp đặt nhân tử chung (nhân tử chung của tất cả các hạng tử có trong đa thức với số mũ nhỏ nhất)

Xem xét đa thức cần phân tích có mấy hạng tử

Nếu đa thức có 2 hạng tử phải nghĩ ngay đến việc áp dụng HĐT hiệu 2 bình phương hoặc hiệu (tổng) của 2 lập phương

Nếu đa thức bậc hai có ba hạng tử phải nghĩ ngay đến HĐT bình phương của tổng (hiệu) và phương pháp tách hạng tử, thêm và bớt hạng tử

Nếu đa thức có 4 hạng tử trở lên, ta thử đưa về HĐT lập phương của tổng (hiệu) 2 hạng tử, nếu không được nên tìm cách nhóm các hạng tử để xuất hiện nhân tử chung

 

ppt12 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đại số Lớp 8 - Ôn tập chương 1 - Trần Thị Thu Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ÔN TẬP CHƯƠNG I 
Ngày : 02 – 11 – 2010 
Lớp : 8A1 
Trường THCS Nguyễn Huệ Q4 
GV : TRẦN THỊ THU HỒNG 
Khi phân tích đa thức thành nhân tử ta nên làm theo thứ tự sau : 
1. Dùng phương pháp đặt nhân tử chung ( nhân tử chung của tất cả các hạng tử có trong đa thức với số mũ nhỏ nhất ) 
2. Xem xét đa thức cần phân tích có mấy hạng tử 
Nếu đa thức có 2 hạng tử phải nghĩ ngay đến việc áp dụng HĐT hiệu 2 bình phương hoặc hiệu ( tổng ) của 2 lập phương 
Nếu đa thức bậc hai có ba hạng tử phải nghĩ ngay đến HĐT bình phương của tổng ( hiệu ) và phương pháp tách hạng tử , thêm và bớt hạng tử 
Nếu đa thức có 4 hạng tử trở lên , ta thử đưa về HĐT lập phương của tổng ( hiệu ) 2 hạng tử , nếu không được nên tìm cách nhóm các hạng tử để xuất hiện nhân tử chung 
PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ 
1/ 6x 2 y 3 + 8x 3 y – 10x 2 y 2 
= 2x 2 y(3y 2 + 4x – 5y) 
2/ 5x 2 (x – 2y) – 15x(x – 2y) 
=(x – 2y)(5x 2 – 15x) = 5x(x – 2y)(x – 3) 
3/ 4a 2 – 9 
= (2a) 2 – (3) 2 = (2a + 3)(2a – 3) 
4/ 4a 2 + 4ab + b 2 
= (2a) 2 + 2.2ab + (b) 2 
=(2a + b) 2 
5/ (7x – 4) 2 – (2x + 1) 2 
=(7x – 4 + 2x + 1)(7x – 4 – 2x – 1) 
=(9x – 3)(5x – 5) = 3(3x – 1).5(x – 1) 
=15(3x – 1)(x – 1) 
6/ -x 3 + 9x 2 – 27x + 27 
= 27 – 27x + 9x 2 – x 3 
=(3) 3 – 3.(3) 2 .x + 3.3.(x) 2 – (x) 3 
=(3 – x) 3 
7/ x(2x – 7) + 14 – 4x 
= x(2x – 7) + 2(7 – 2x) 
=x(2x – 7) – 2(2x – 7) = (2x – 7)(x – 2) 
Ngoài ra vận dụng được vài phương pháp khác 
TÁCH HẠNG TỬ 
THÊM BỚT HẠNG TỬ 
ĐẶT ẨN PHỤ 
PHƯƠNG PHÁP TÁCH HẠNG TỬ 
I/ Phân tích đa thức thành nhân tử : 
1/ x 2 + 5x + 6 
= x 2 + 3x + 2x + 6 
= x(x + 3) + 2(x + 3) = (x + 3)(x + 2) 
2/ x 2 – 2x – 8 
= x 2 – 4x + 2x – 8 
= x(x – 4) + 2(x – 4) = (x – 4)(x + 2) 
3/ 6x 2 + 5x – 4 
= 6x 2 + 8x – 3x – 4 
= 2x(3x + 4) – (3x + 4) = (3x + 4)(2x – 1) 
4/ 3x 2 + 13x + 10 
= 3x 2 + 10x + 3x + 10 
= x(3x + 10) + (3x + 10) = (3x + 10)(x + 1) 
II/ Cho x + y + z = 0. Chứng minh rằng : 
x 3 + y 3 + z 3 = 3xyz 
Ta có : 
x 3 + y 3 + z 3 = (x + y) 3 – 3xy(x + y) + z 3 
= (-z) 3 – 3xy(x + y) + z 3 = -z 3 + 3xyz + z 3 
= 3xyz 
Phân tích đa thức thành nhân tử 
(a – b) 3 + (b – c) 3 + (c – a) 3 
Ta có : a – b + b – c + c – a = 0 
Áp dụng công thức x 3 + y 3 + z 3 = 3xyz 
Nên (a – b) 3 + (b – c) 3 + (c – a) 3 
= 3(a – b)(b – c)(c – a) 
PHƯƠNG PHÁP THÊM BỚT HẠNG TỬ 
1/ Phân tích đa thức thành nhân tử 
a/ x 2 – x – 12 
b/ x 4 + 64 
= (x 2 ) 2 + 2x 2 .8 + (8) 2 – 16x 2 
= (x 2 + 8) 2 – (4x) 2 
= (x 2 + 8 + 4x)(x 2 + 8 – 4x) 
2/ Chứng minh biểu thức luôn luôn dương với mọi giá trị của biến x 
 x 2 + 2x + 2 
 = (x) 2 + 2x.1 + (1) 2 – 1 + 2 
 = (x + 1) 2 + 1 
Mà (x + 1) 2  0  (x + 1) 2 + 1 > 0 
Vậy biểu thức luôn luôn dương với mọi giá trị của x 
Áp dụng : x 2 – 6x + 10 > 0 với mọi giá trị của x 
 BÀI TẬP VỀ NHÀ 
1/ Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức 
a/ x 2 – 12x + 33 
b/ 9x 2 – 6x + 5 
2/ Nếu a 2 + b 2 + c 2 = ab + bc + ca 
 thì a = b = c 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_dai_so_lop_8_on_tap_chuong_1_tran_thi_thu_hong.ppt