Bài giảng Giải phẫu sinh lý trẻ em - Trường Đại học Thủ Dầu Một

a- Ống tiêu hoá :

Khoang miệng

Răng :

 - Cấu tạo từ mô xương gồm các loại răng: răng cửa, răng nanh,răng hàm.

 - Mỗi răng gồm có thân răng –cổ răng – chân răng,răng được bao bọc bên ngoài bằng một lớp men răng tiếp đến là ngà răng, tuỷ răng (trong tuỷ răng có nhiều mạch máu & dây thần kinh)

 - Răng thực hiện chức năng cắn nhỏ,nghiền nát thức ăn và tham gia vào việc phát âm.

*Lưỡi:

 Cấu tạo từ hệ cơ cho nên rất linh hoạt, lưỡi được bao bọc bên ngoài bằng lớp màng nhầy, trong lưỡi có nhiều mạch máu và dây thần kinh.

 Chức năng của lưỡi:

 +Vận chuyển thức ăn (qua động tác nuốt)

 + Là cơ quan thu nhận về vị giác,xúc giác.

 + Tham gia vào việc phát âm (người ngắn lưỡi phát âm không rõ).

 

ppt34 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giải phẫu sinh lý trẻ em - Trường Đại học Thủ Dầu Một, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
. 
 + Tham gia vào việc phát âm (người ngắn lưỡi phát âm không rõ). 
 a- Ống tiêu hoá : 
* Hầu: là một đoạn ống dài khoảng 12cm nối khoang miệng với thực quản. Nhiệm vụ dẫn thức ăn vào thực quản, dẫn không khí vào thanh quản. 
* Thực quản: là một ống dài khoảng 25cm, nối hầu với dạ dày. nhiệm vụ là dẫn thức ăn từ miệng tới dạ dày. 
 a- Ống tiêu hoá : 
*Dạ dày: 
 - Là phần rộng nhất của ống tiêu hoá. 
 - Thành dạ dày gồm 3 lớp: thanh mạc, cơ & niêm mạc. 
 - Dạ dày cấu tạo nhiều nếp gấp,nhiều mạch máu và dây thần kinh 
Dạ dày là nơi chứa & biến đổi thức ăn về mặt cơ học, hoá học nhờ các cơ và các tuyến ở dạ dày (vd: co bóp làm mềm thức ăn, nhào trộn thức ăn cùng với dịch vị). 
Ruột non: 
- Là phần dài nhất của ống tiêu hoá, là nơi tiếp tục thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng đã được biến hoá dưới dạng hoà tan. 
- Trong ruột có nhiều lông ruột & có nhiều mạch máu phân nhánh thành mạng lưới > đây là nơi tiếp thu các chất dinh dưỡng để chuyển về tim. 
* Ruột: gồm ruột non và ruột già. 
 Ruột già: 
 Dài 1,3m –1,5m, phần đầu nối với ruột non gọi là manh tràng, 
Phía sau manh tràng có một mẩu gọi là ruột thừa (nằm ở hố chậu phải). 
Tiếp theo manh tràng là đại tràng (ruột già chính thức). 
Cuối cùng là ruột thẳng (trực tràng) thông ra ngoài ở hậu môn. 
 * Tuyến nước bọt gồm 3 đôi tuyến : tuyến dưới hàm – tuyến mang tai – tuyến dưới lưỡi . 
 Tuyến nước bọt tiết ra nước bọt đỗ vào khoang miệng có tác dụng làm nhão thức ăn , có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc miệng > đây là dịch tiêu hoá thức ăn đầu tiên . 
 * Tuyến tuỵ : nằm trong khoang bụng tiết ra dịch tuỵ đỏ vào ruột non ( phần tá tràng ). 
 * Tuyến vị : tiết ra dịch vị đổ vào dạ dày . 
 * Tuyến ruột : tiết ra dịch ruột . 
b-Tuyến tiêu hoá 
* Gan : 
Là tuyến tiêu hoá lớn nhất . 
Gan tiết ra dịch mật làm tiêu hoá thức ăn . Dịch mật chứa 90% các muối vô cơ , hữu cơ . 
Gan còn là nơi trung hoà độc tố , 
 Nơi tiêu huỷ hồng cầu già . 
Tuyến gan 
Lipit 
ChÊt ® éc 
Vitamin 
ChÊt dinh d­ìng 
Muèi kho¸ng 
N­íc 
Mạch bạch huyết 
Gan ® iÒu hoµ nång ®é c¸c chÊt dinh d­ìng trong m¸u ®­ îc æn ® Þnh ( phÇn chÊt dinh d­ìng d­ ®­ îc tÝch luü t¹i gan hoÆc th¶i bá ). ChÊt ® éc bÞ khö . 
 2- Chức năng của cơ quan tiêu hoá : 
Biến đổi thức ăn thành những chất dinh dưỡng hoà tan, 
Hấp thu các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể. 
 1 - Khoang miệng : 
 - khoang miệng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có kích thước nhỏ vì xương hàm trên ít phát triển . 
 - Lưỡi dày , rộng , có nhiều gai vị giác , có nhiều nếp nhăn , niêm mạc miệng mềm , mỏng , có nhiều mạch máu do đó dễ bị tổn thương , dễ bị các bệnh về nấm ở miệng . 
 VD: tưa lưỡi ở trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh . 
 - Niêm mạc miệng trẻ em trong mấy trong mấy tháng đầu ( dưới 4 tháng ) còn khô do nước bọt tiết ra ít , từ 4 tháng trở đi tuyến nước bọt mới phát triển hoàn toàn vì vậy trẻ 4-5 tháng thường chảy nước bọt nhiều . 
 Đối với trẻ < 4 tháng không nên cho trẻ ăn bột ? 
 II- ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HOÁ TRẺ EM 
 2 - Thực quản : 
 - Thực quản trẻ sơ sinh có dạng hình chóp nón ( phía trên rộng , phía dưới hẹp ). 
 - Thành thực quản mỏng , tổ chức đàn hồi và cơ chưa phát triển , lớp niêm mạc mỏng mịn , nhiều mạch máu , tổ chức tuyến nhầy ít phát triển . 
  Do đó trẻ dễ hóc , nghẹn khi ăn những miếng thức ăn lớn . Vì vậy khi chăm sóc trẻ ăn cần lưu ý. 
 II- ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HOÁ TRẺ EM 
 3 - Dạ dày: kích thước, hình dạng, vị trí thay đổi theo lứa tuổi. 
* Kích thước (dung tích dạ dày) thay dổi theo lứa tuổi: 
 + Sơ sinh: 30 –35ml (cm3). 
 + 3tháng: 100ml. 
 +1 tuổi trở lên: 250ml. 
* Hình dạng thay đôi theo lứa tuổi. 
 + Sơ sinh dạ dày có dạng hình tròn. 
 + 1 tuổi hình thuôn dài. 
 + 7 tuổi có hình dạng như người lớn 
 II- ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HOÁ TRẺ EM 
* Vị trí: 
 + Sơ sinh dạ dày nằm ngang. 
 + Khi biết đi dạ dày chuyển dần sang đứng. 
 + Tuổi MG giống người lớn (2/3 đứng, 1/3 ngang) 
Lớp cơ thành dạ dày phát triển còn yếu nhất là cơ thắt tâm vị nên lổ tâm vị rộng, cơ thắt môn vị phát triển tốt nên lổ môn vị đóng rất chặt. Đến 2 tuổi lớp cơ thành dạ dày giống người lớn. 
 II- ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HOÁ TRẺ EM 
* Lớp niêm mạc ở thành dạ dày cùa trẻ cũng tiết dịch vị ngay từ khi mới sinh, thành phần dịch vị giống người lớn (thành phần chính là axit Hcl). 
* Khả năng hấp thu ở dạ dày chưa cao ( chí có sữa mẹ hấp thu 25%). 
 II- ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HOÁ TRẺ EM 
 Do đặc điểm về hình dạng, vị trí, cấu tạo của dạ dày,cộng với đặc điểm thức ăn của trẻ nhỏ thường là thức ăn lỏng ăn nên trẻ dễ bị nôn trớ sau khi ăn nhất là trẻ bú sữa. 
II- ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HOÁ TRẺ EM 
Tại sao trẻ em hay bị nôn trớ? 
Cách khắc phục? 
4- Ruột: 
- Ruột của trẻ phát triển nhanh trong 3 năm đầu: 
 6 tháng chiều dài của ruột gấp 6 lần chiều dài cơ thể ( người lớn gấp 4 lần). 
- Trong năm đầu ruột của trẻ phát triển nhanh, niêm mạc ruột có nhiều nếp nhăn, nhiều lông ruột nên diện tích hấp thu lớn, trong ruột có nhiều mạch máu do đó dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng nhưng đồng thời cũng làm cho vi khuẩn dễ xâm nhập. 
 Vì vậy khi thức ăn không đảm bảo chất lượng hoặc bị rối loạn vi khuẩn đường ruột đều dẫn đến rối loạn tiêu hoá từ đó dẫn đến tiêu chảy. 
 II- ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HOÁ TRẺ EM 
Màng treo ruột tương đồi dài, manh tràng ngắn và di động nên trẻ dễ bị lồng ruột, xoắn ruột. Vì vậy không nên cho trẻ vận động quá nhiều nhất là sau khi ăn. 
Vị trí ruột thừa của trẻ không cố định. 
Trực tràng tương đối dài, lớp niêm mạc lõng lẻo, tổ chức mỡ bao quanh trực tràng ít. Do đó khi trẻ bị bệnh kiết lỵ, ho gà kéo dài thường dễ bị sa trực tràng 
 II- ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HOÁ TRẺ EM 
5 - Các tuyến tiêu hoá. 
 * Tuyến nước bọt: 
 - Trẻ sơ sinh: tuyến nước bọt chưa biệt hoá, trung tâm bài tiết nước bọt chưa phát triển. Do đó nước bọt tiết ra rất ít chưa tiêu hoá được tinh bột. 
 - Khi trẻ 3 –4 tháng tuyến nước bọt phát triển hoàn toàn số lượng nước bọt tăng dần. Trong nước bọt của trẻ có men tiêu hoá tinh bột (amilaza, mantaza). 
 - Nước bọt của trẻ nhỏ có môi trường trung tính và axít nhẹ(men chua) tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển do đó trẻ hay bị sâu răng. 
 II- ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HOÁ TRẺ EM 
Tuyến tuỵ : 
 - hoạt động ngay sau khi sinh, 
 - dịch tuỵ có chứa đủ men tiêu hoá như người lớn (men tiêu hoá P- L –G). 
 - Hoạt tính men tăng dần theo lứa tuổi, đến 2 tuổi thì đạt như người lớn. 
 II- ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HOÁ TRẺ EM 
Gan : 
 - gan của trẻ tương đối lớn so với trọng lượng cơ thể. 
 - Trẻ sơ sinh: trọng lượng gan chiếm 4,4% trọng lượng cơ thể. 
 - Gan của trẻ dễ di động do đó vị trí dễ thay đổi theo tư thế hoặc khi bị chèn ép. 
 - Chức năng gan chưa hoàn thiện nên khi bị nhiễm độc nhiễm khuẩn dễ có phản ứng ở gan, gan bị thoái hoá ,nhiễm mỡ 
 II- ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HOÁ TRẺ EM 
1 - Đặc diểm phát triển răng trẻ em . 
Trẻ khoẻ mạnh bình thường, bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 6, đến 2 tuổi trẻ mọc đủ 20 răng sữa( răng sữa thường mềm,men răng mỏng). 
Thứ tự mọc răng: đầu tiên xuất hiện răng cửa giữa hàm dưới  răng đối diện hàm trên, răng cửa bên  Răng hàm  răng nanh  răng hàm nhỏ thứ 2. 
 III- ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN RĂNG TRẺ EM 
 – VỆ SINH RĂNG MIỆNG . 
Đến 6 tuổi răng sữa được thay thế dần bằng răng vĩnh viễn. Sự thay thế răng đến 15, 16 tuổi mới kết thúc, 
Răng của trẻ mọc chậm hay đúng phụ thuộc vào thời kỳ mang thai và chế độ dinh dưỡng 
Công thức tính răng sữa của trẻ< 2 tuổi (24 tháng). 
 Số răng = số tháng- 4. 
 II- ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HOÁ TRẺ EM 
 III- ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN RĂNG TRẺ EM 
 – VỆ SINH RĂNG MIỆNG . 
2 - Vệ sinh răng miệng cho trẻ 
Khi mang và khi cho trẻ bắt đầu ăn bổ sung thì trong thức ăn của mẹ và con cần có đầy đủ các chất dinh dưỡng nhầt là các vitamin A,C,D, và canxi, phốt pho. 
Để hàm răng của trẻ hình thành và phát triển đúng thì khi trẻ biết nhai cần dạy trẻ nhai kỹ thức ăn, tập cho trẻ nhai cả những thức ăn cứng. 
Cần chú ý đến giai đoạn thay răng của trẻ để răng vĩnh viễn mọc đều đặn. (nếu răng sữa bị sâu sẽ không rụng được làm cho răng vĩnh viễn mọc lẫy, nhấp nhô). 
 III- ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN RĂNG TRẺ EM 
 – VỆ SINH RĂNG MIỆNG . 
2 - Vệ sinh răng miệng cho trẻ 
Hình thành thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ: 
 + Dạy trẻ thở bằng mũi (tại sao?). 
 + Tập cho trẻ đánh răng, súc miệng sau khi ăn, buổi tối trước khi đi ngủ, buổi sáng sau khi ngủ dậy (trẻ 3 tuổi tập chải răng). 
 III- ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN RĂNG TRẺ EM 
 – VỆ SINH RĂNG MIỆNG . 
2 - Vệ sinh răng miệng cho trẻ 
Bảo vệ răng cho trẻ bằng cách: 
 +Không cho trẻ cắn nhai vật cứng: nút áo, cắn móng tay, cắn đá... 
 +Không cho trẻ ăn uống lạnh ngay sau khi ăn uống nóng xong. 
 +Không nên cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt thường xuyên nhất là buổi tối trước khi đi ngủ. Cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm trước khi đi ngủ. 
 +Khám răng cho trẻ 2lần/ năm để phát hiện và chữa trị kịp thời các bệnh về răng miệng cho trẻ. 
 III- ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN RĂNG TRẺ EM 
 – VỆ SINH RĂNG MIỆNG . 
Hãy nêu cách bảo vệ răng cho trẻ 
1 - Chăm sóc bộ máy tiêu hoá của trẻ 
 Để bộ máy tiêu hoá của trẻ phát triển tốt chúng ta cần thực hiện tốt những vấn đề sau: 
- Không nên cho trẻ ăn bột quá sớm 
- Chăm sóc và tạo điều kiện cho răng của trẻ phát triển tốt 
- Không cho trẻ vận động quá nhiều, quá mạnh sau khi ăn 
- Không nên cho trẻ ăn quá no 
- không nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn khó tiêu vào một bữa, 
- Chăm sóc chu đáo đối với những trẻ bị bệnh ho gà, kiết lỵ để tránh sa trực tràng. 
 IV- VỆ SINH HỆ TIÊU HOÁ CHO TRẺ . 
Để bộ máy tiêu hoá của trẻ phát triển tốt chúng ta cần làm gì? 
Hãy giải thích cơ sở khoa học? 
2 - Tổ chức việc ăn uống hợp lý, khoa học cho trẻ. 
* Xây dựng khẩu phần, thực đơn phù hợp theo từng lứa tuổi, 
* Kích thích sự thèm ăn của trẻ 
* Hình thành thói quen vệ sinh, văn minh trong ăn uống cho trẻ: 
* Thức ăn của trẻ cần được đảm baỏ an toàn từ khâu chế biến đến khi ăn 
* Tạo hoàn cảnh tốt cho bữa ăn 
* Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ trong bữa ăn 
 III- ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN RĂNG TRẺ EM 
 – VỆ SINH RĂNG MIỆNG . 
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT 
XIN CHAÂN THAØNH CAÛM ÔN 
diepnga@gmail.com 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_giai_phau_sinh_ly_tre_em_truong_dai_hoc_thu_dau_mo.ppt
Bài giảng liên quan