Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Khắc Sơn Bài 13 - Lớp 10: Công dân với cộng đồng (tiết 2)
Đáp án:
- Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
- Cộng đồng chăm lo cho cuộc sống của cá nhân
- Đảm bảo cho mỗi người có những điều kiện để phát triển
- Cộng đồng giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ.
Ví dụ: Lớp học chăm lo cho các thành viên; gia đình nuôi dưỡng giáo dục con cái
Trường THPT Cẩm BìnhTổ: Sử - Giáo dục công dânMôn: Giáo dục công dânBài 13 - Lớp 10: Công dân với cộng đồng (tiết 2)Giáo viên: Nguyễn Khắc SơnCâu hỏi: Cộng đồng là gì ? Nó có vai trò như thế nào trong cuộc sống ? Cho những ví dụ thực tế mà em biết ?Kiểm tra bài cũĐáp án:- Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.- Cộng đồng chăm lo cho cuộc sống của cá nhân- Đảm bảo cho mỗi người có những điều kiện để phát triển- Cộng đồng giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ.Ví dụ: Lớp học chăm lo cho các thành viên; gia đình nuôi dưỡng giáo dục con cáiTiết 28, bài 13 CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG(tiết 2)2. Trách nhiệm của công dân với cộng đồng a. Nhân nghĩa b. Hòa nhậpTiết 28, bài 13 : CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (tiết 2)Tình huống 1: Kim Chi và Bích Hồng là hai bạn học cùng lớp, sống trong một khu tập thể. Kim Chi thường xuống chơi với các em nhỏ trong xóm, ngày chủ nhật còn cùng các chú các bác dọn vệ sinh. Bích Hồng cả ngày đóng cửa ở suốt trong phòng nhưng đến trường bạn rất vui vẻ trong lớp, tham hoạt động Đoàn. Mọi người khu tập thể cho Bích Hồng là sống còn bó hẹp.1. Em nhận xét như thế nào về thái độ sống của hai bạn trên ?2. Em rút ra bài học gì từ thái độ trên ? 3. Em hiểu sống hoà nhập là gì?Tình huống 2: Thiếu úy Lê Văn N lên bản Mường đã được 4 năm. Anh đã thâm nhập và giúp bà con thoát cái đói nhờ trồng lúa nước, chăn nuôi đúng cách. Người dân bản không còn nghĩ bỏ bản mà đi nữa. Anh cảm thấy đã hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao, được mọi người xem như người con của bản. Nhưng trong bản vẫn có một số thanh niên không chấp nhận định cư, sống với bản nên đã bị bà con tách biệt.1. Nhờ điều gì mà người bộ đội biên phòng hoàn thành được nhiệm vụ của mình ?2. Qua đây, em hiểu sống hòa nhập có ý nghĩa như thế nào ?Tình huống thảo luận2. Trách nhiệm của công dân với cộng đồng a. Nhân nghĩa b. Hòa nhậpSống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người.Không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.Tiết 28, bài 13 : CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (tiết 2)2. Trách nhiệm của công dân với cộng đồng. a. Nhân nghĩa b. Hòa nhậpTiết 28, bài 13 : CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (tiết 2)- Ý nghĩa: + Sống hoà nhập sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống. + Sống không hoà nhập sẽ cảm thấy đơn độc buồn tẻ.Một bài học Trong tháng thứ hai của khoá học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã cho chúng tôi một câu hỏi hết sức bất ngờ trong bài thi. Tôi đã lướt qua hầu hết các câu hỏi trong bài thi, và ngạc nhiên dừng lại ở câu hỏi cuối cùng: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta ?”. Một câu hỏi không có trong chuyên môn, chắc là thầy đùa. Tôi đã nghĩ vậy ! Thật ra tôi đã nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi nhưng làm sao mà tôi có thể biết được tên cô cơ chứ ? Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu hỏi cuối cùng bị bỏ trống. Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư rằng: “Liệu thầy có tính điểm cho câu hỏi cuối cùng kia không ?”. Thầy trả lời: “Chắc chắn rồi”, rồi thầy nói tiếp: “ Trong công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người, tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”. Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này, và tôi cũng không bao giờ quên tên của người phụ nữ đó, cô Dorothy.1. Em có thể kể tên những người trong tổ bảo vệ, giữ xe trường mình được không?2. Muốn sống hoà nhập chúng ta phải có thái độ như thế nào ?2. Trách nhiệm của công dân với cộng đồng. a. Nhân nghĩa b. Hòa nhậpTiết 28, bài 13 : CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (tiết 2)Thanh niên cần: - Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, gần gũi, cởi mở, chan hòa với thầy cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh; không xa lánh, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết.- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức; đồng thời vận động bạn bè và mọi người cùng tham gia.2. Trách nhiệm của công dân với cộng đồng a. Nhân nghĩa b. Hòa nhập c. Hợp tácTiết 28, bài 13 : CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (tiết 2)TRÒ CHƠILớp phân thành 4 đội, mỗi đội 3 bàn:Đội 1: 3 bàn đầu dãy bên phảiĐội 2: 3 bàn cuối dãy bên phảiĐội 3: 3 bàn đầu dãy bên tráiĐội 4: 3 bàn cuối dãy bên tráiThời gian chơi: 3 phútCách thức: Em vị trí số 3 của bàn thứ 2 trong mỗi đội sẽ làm thư kí ghi lại kết quả làm việc của đội. Đội nào ghi được nhiều kết quả đội đó sẽ chiến thắng. Ba đội còn lại phải vỗ tay chúc mừng đội chiến thắng.Chú ý: Các em phải ghi số thứ tự cho mỗi kết quảCâu hỏi: Các em hãy liệt kê những loại quả có vần bằng (bao gồm không dấu và vần huyền) ?2. Trách nhiệm của công dân với cộng đồng a. Nhân nghĩa b. Hòa nhập c. Hợp tácHợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhauTrong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì một mục chung.Em hiểu như thế nào là hợp tác ?Tiết 28, bài 13 : CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (tiết 2)2. Trách nhiệm của công dân với cộng đồng a. Nhân nghĩa b. Hòa nhập c. Hợp tácQua trò chơi, em hiểu muốn có kết quả cao, hợp tác cần có biểu hiện như thế nào ?Biểu hiện: - Mọi người cùng bàn bạc với nhau, - Phối hợp nhịp nhàng với nhau, - Biết nhiệm vụ của nhau; - Hỗ trợ, giúp đỡ nhau.Tiết 28, bài 13 : CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (tiết 2)2. Trách nhiệm của công dân với cộng đồng a. Nhân nghĩa b. Hòa nhập c. Hợp tácÝ nghĩa: - Tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn. - Đem lại chất lượng và hiệu quả cao - Là một phẩm chất quan trọng của người lao động mới Tiết 28, bài 13 : CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (tiết 2)2. Trách nhiệm của công dân với cộng đồng a. Nhân nghĩa b. Hòa nhập c. Hợp tácTiết 28, bài 13 : CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (tiết 2)Nguyên tắc hợp tác: - Tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi;- Không làm phương hại đến lợi ích của người khác.Mức độ và cấp độ hợp tác:- Hợp tác hai bên hoặc nhiều bên.- Hợp tác từng lĩnh vực hoặc hợp tác toàn diện.- Hợp tác giữa các cá nhân, giữa các nhóm, giữa các cộng đồng, giữa các dân tộc hoặc giữa các quốc gia.2. Trách nhiệm của công dân với cộng đồng a. Nhân nghĩa b. Hòa nhập c. Hợp tácTiết 28, bài 13 : CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (tiết 2)1. Em hãy nêu những hoạt động hợp tác của học sinh ?2. Trong những hoạt động đó em có đạt được kết quả tốt nhất không ? Vì sao ?3. Chúng ta phải thực hiện như thế nào để đạt kết quả hợp tác tốt nhất ?Chúng ta cần phải:- Biết cùng nhau bàn bạc, xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ phù hợp khả năng từng người.- Nghiêm túc thực hiện kế hoach, nhiệm vụ được phân công.- Biết phối hợp nhịp nhàng với nhau trong công việc; sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến; sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình làm việc.- Biết đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động, công việc.Tiết 28, bài 13 : CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (tiết 2)Em hãy phân tích nội dung của các câu ca dao, tục ngữ, đoạn thơ dưới đây?- “Đông tay thì vỗ nên kêu”.- “Chung lưng đấu cật”.- “Nhờ tôi có lắm đồng bangHọp nhau sợi dọc, sợi ngang rất nhiềuDệt nên tấm vải mỹ miềuĐã bền hơn lụa lại điều hơn da” (Ca sợi chỉ- Hồ Chí Minh)CỦNG CỐ Tiết 28, bài 13 : CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (tiết 2)CỦNG CỐ Hướng dẫn hoạt động nối tiếp1. Về nhà làm bài tập 5,6,7 (trang 94, SGK)2. Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, đoạn thơ nói về hoà nhập và hợp tác3. Viết một đoạn văn 20 câu: Vì sao chúng ta cần sống hòa nhập và hợp tác.4. Đọc bài 14, mục 1 (Lòng yêu nước) và cho biết: - Thế nào là lòng yêu nước ? - Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam thể hiện ở những điểm nào ? Cho ví dụ.Tập thể lớp kính chào các thầy cô đến dự giờChúc thầy cô một buổi chiều tốt lành
File đính kèm:
- Bai 13 Cong dan voi cong dong(4).ppt