Bài giảng Làm việc theo nhóm
“Không ai có thể làm gì một mình. Mỗi chúng ta sinh ra trong một nhóm và không thể sống còn nếu không có nhóm”.
Chúng ta sinh ra trong một gia đình. Chập chững biết đi thì kết với các bạn nhỏ trong xóm. Theo các nhà khoa học thì các nhóm bạn nhỏ xíu này có vai trò xã hội hóa rất tốt. Ở đó ta học tuân thủ luật chơi, nhường nhịn và chia sẻ với bạn bè để sau này biết tôn trọng luật pháp và hợp tác. Đến trường thế nào cũng có một nhóm bạn thân. Rồi ta tham gia các CLB đội nhóm. Vào đại học có khi thầy cô cho làm bài theo nhóm. Khi đi làm việc ta được chỉ định vào một tổ sản xuất hay phòng ban cũng là nhóm. Ở cộng đồng ta có thể tham gia đội dân phòng, ban điều hành khu phố, nhóm phụ nữ tiết kiệm tín dụng.
Tuy nhiên, dù rất cần thiết, các nhóm trong cuộc sống không phải lúc nào cũng vận hành một cách suông sẻ. Như con người, nhóm khai sinh, lớn lên, trưởng thành rồi kết thúc. Như con người cũng đau ốm, bịnh tật, sống èo uột. Ví dụ gia đình kia giữa đường gãy gánh. Nhóm bạn nọ mới thân đó rồi lại chia rẽ. Tổ sản xuất trì trệ không vì máy hư mà vì có sự bất đồng giữa tổ trưởng và tổ viên. Ở phòng ban nọ mọi sự bề ngoài có vẻ tốt đẹp nhưng bên trong người ta “chơi” nhau sát ván. CLB kia thành lập thật rầm rộ rồi chết yểu.
Do đó, từ đầu thế kỷ 20 các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu các tổ sản xuất công nghiệp như những nhóm nhỏ để tìm hiểu tác động của các mối quan hệ con người đến hiệu quả sản xuất. Từ đó các tổ trưởng sản xuất được tập huấn để họ hiểu tâm lý nhóm, vận động và phát huy tiềm năng của tổ viên, phát huy sức mạnh của toàn tổ để đẩy mạnh sản xuất. Các giám đốc cũng được tập huấn theo nhóm nhỏ để nâng cao kỹ năng lãnh đạo.
Cùng thời gian đó, ở Châu Âu sau Thế chiến thứ II xảy ra tình trạng nguồn thực phẩm hết sức khan hiếm nhưng các bà nội trợ lại không chịu sử dụng lòng bò, một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, nếu không dùng thì thật lãng phí. Kurt Lewin một nhà xã hội học, sau này là một trong những người khai khoa học về nhóm được giao nhiệm vụ thuyết phục các bà. Nghĩa là giúp các bà thay đổi thói quen dinh dưỡng. Nói cách khác là THAY ĐÔI HÀNH VI trong văn hóa ẩm thực. Hai nhóm đối chứng được tổ chức. Một nhóm chỉ thụ động nghe thuyết trình. Nhóm kia chia ra thành nhiều nhóm nhỏ để các bà tự do thảo luận, nêu thắc mắc, trao đổi kinh nghiệm với sự hỗ trợ của các nhà tâm lý. Hai nhóm ra về đều được phát các tờ rơi về nhiều cách chế biến lòng bò. Một thời gian sau khi khảo sát cả hai nhóm các nhà khoa học phát hiện rằng phía các bà nghe thuyết trình chỉ có 3% chế biến thử. Còn bên thảo luận thì trên 30% các bà đã làm thử.
đá theo hướng tôi chỉ đây. Khi tôi hô lên một tiếng thì cùng đẩy”. Quả thật với sức mạnh tập thể họ đã dời được tảng đá. Từ câu chuyện trên, ta thấy lãnh đạo là gì? Có người sẽ nói đó là người không hung hục làm một mình. Người khác sẽ nói anh ta biết làm cho người khác làm. Đúng hơn hết là anh ta biết làm cho người khác CÙNG làm. D không mạnh mẽ gì hơn ba người kia nhưng anh ta biế tổ chức để họ trở thành một sức mạnh tập thể để giải quyết vấn đề. Anh là người biết biến những người rời rạc thành một ê – kíp. Người ta đã bỏ ra nhiều công sức để tìm hiểu đặc điểm cá nhân của các nhà lãnh đạo như trí thông mình, sự tận tụy hay tinh thần đạo đức.Xét về từng đặc điểm thì có nhiều người hơn họ. Do đó, các nhà nghiên cứu không kết luận được. Nghiên cứu lãnh đạo như một TIẾN TRÌNH thì người ta thấy có hai yếu tố. Đó là một tình huống hay một vấn đề cần giải quyết và sự liên kết của một số người để giải quyết nó. Điều quan trọng ở đây là khả năng tập hợp sức mạnh tập thể thông qua sự hợp tác nhịp nhàng của các thành viên. Người lãnh đạo xuất hiện từ hoàn cảnh này. Người ta nói “thời thế tạo anh hùng” là vậy. Nhìn vào tiến trình lãnh đạo hay sự thúc đẩy một nhóm người tiến tới mục tiêu chung, người ta thấy không chỉ có người phụ trách chính thức mà nhiều người góp phần vào sự tiến triển của nhóm. Ví dụ trong một tổ sản xuất bác thợ già nọ đứng ra hòa giải hai công nhân mâu thuẫn với nhau hay anh công nhân trẻ kia xung phong sửa cái máy. Họ góp phần làm cho sản xuất (mục tiêu của nhóm) khỏi trì trệ. Hay trong một tổ thảo luận A nhắc mọi người không đi lạc đề, C góp một câu chuyện vui làm ai nấy cười khiến cho cả nhóm bớt căng thẳng. Người phụ trách giỏi là người nhạy bén phát hiện và trân trọng mọi sáng kiến góp phần đưa nhóm tới mục đích đã để ra. Từ đó có khái niệm về một tiến trình “lãnh đạo được chia sẻ” (shared leadership). Cũng vì thế có người nói người lãnh đạo giỏi là người biết tạo ra nhiều lãnh đạo mới trong quá trình làm việc. SỰ THAY ĐỔI TRONG TÊN GỌI Phụ trách nhóm có thể là một người có quyền như một giám đốc, trưởng phòng hay tổ trưởng sản xuất, hoặc có một chức vụ chính thức như chủ nhiệm câu lạc bộ (CLB), hay nhóm trưởng các đội nhóm. Tuy nhiên anh /chị ta không chỉ dung quyền hay chức vụ mà còn phải huy động các kiến thức và kỹ năng tâm lý xã hội để đôn đốc sự tham gia của mọi nhóm viên vào mục đích chung. Tài liệu này đặc biệt dành cho nhóm trẻ, các nhóm đồng đẳng nên khía cạnh tâm lý xã hội càng được nhấn mạnh. Vì ở đây uy tín của người phụ trách không nằm ở quyền bính mà ở khả năng vận động của anh/chị ta. Ngày nay, danh xưng của người phụ trách nhóm đã thay đổi. Trước kia khía cạnh quyền lực được quan tâm người ta gọi anh chị ta là “sếp” (chef déquipe) hay lãnh tụ (group leader). Ngày nay, cái tên mới của anh /chị là “linh hoạt viên” (animateur), người “tạo thuận lợi” (facilitator), hay “xúc tác viên” (catalyst). Tiếng Việt ta chưa có từ tương đương nhưng sự thay đổi này nhấn mạnh kỹ năng tâm lý xã hội của người phụ trách nhóm. Anh/ chị ta không dung quyền lực để áp đặt mà dùng kỹ năng chuyên môn để khơi gợi, huy động tiềm năng đóng góp của nhóm viên. Một chất xúc tác như men rất nhỏ bé, gần như vô hình, lại có sức mạnh làm dậy lên cả khối bột. điều này cũng muốn nhắc rằng dù vai trò của anh ta rất quan trọng, sự xuất hiện của người phụ trách nhóm không nổi bật, không ồn ào, càng hòa đồng, càng “chìm” càng tốt. Nói vậy không có nghĩa là anh/chị ta xuề xòa, trong nhóm ai muốn làm gì thì làm. Sự điều khiển của anh/chị ta rất kín đáo và khéo léo. Trong bối cảnh xã hội ta, khi sự ồn ào, bể nổi, quyền lực còn được ưa chuộng. Trở thành một “xúc tác viên” đúng nghĩa đòi hỏi sự dày công rèn luyện. Nên phân biệt rạch ròi người phụ trách nhóm (xúc tác viên) với những thuyết trình viên thao thao bất tuyệt, hay những MC (người hướng dẫn chương trình) sáng chói trên sân khấu, hoặc một lãnh tụ chính trị đầy quyền uy. Sức mạnh của anh ta là khả năng khơi gợi, vận động, liên kết. Nếu người phụ trách nhóm không là một người tạo thuận lợi, một xúc tác viên, ta không thể xây dựng những nhóm nhỏ thật năng động dân chủ và tự lực. CÁC PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO Có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau. Nói chung người ta thấy ba phong cách : độc đoán, dân chủ, và mặc kệ (hoàn toàn tự do). Độc đoán : người lãnh đạo quyết tất cả. Họ chủ yếu tập trung vào việc, không quan tâm đến các nhu cầu của nhóm viên. Dân chủ : người lãnh đạo tham khảo ý của nhóm viên trước khi quyết định. Không chỉ họ cho biểu quyết theo số đông mà còn lắng nghe từng ý kiến. Mặ kệ : (hay hoàn toàn tự do) : nhóm viên muốn làm gì thì làm, nhóm trở thành vô chính phủ. Thật ra có một sự kiện liên tục giữa ba phong cách lãnh đạo, tùy thuộc vào các yếu tố sau đây : Đặc điểm của nhà lãnh đạo như thói quen độc đoán, không tin ở nhóm viên hay nhận thức rằng họ chưa đủ trình độ hoặc thiếu sự dấn thân. Đặc điểm của nhóm viên như chưa quen làm việc nhóm, thờ ơ, thiếu hiểu biếtnên phụ thuộc vào người phụ trách. Tình huống phải xử lý. Lãnh đọ dân chủ là tốt nhất nhưng ví dụ trước một trận chiến bất ngờ với người chỉ huy phải gấp rút quyết định và cấp dưới phải tuân theo. Hay trước một ca mổ khẩn cấp, bác sĩ giải phẫu phải ra tay chịu trách nhiệm không còn thời gian để tham khảo ý kiến công sự trong chi tiết. Ngược lại, trong một chuyến du ngoạn ngoài những biện pháp an toàn, giờ giấc phải tôn trọng, người đội trưởng để cho các trại viên hoàn toàn tự do trong cách sắp xếp chương trình và lực chọn các hình thức sinh hoạt theo ý họ. Dưới đây là sơ đồ về sự liên tục của ba phong cách lãnh đạo và mức độ tham gia của các thành viên. Sơ đồ tương quan giữa vai trò của lãnh đạo và sự tham gia của các thành viên Kiểu độc đoán Kiểu dân chủ Kiểu tự do Vai trò của người phụ trách Lãnh đạo giỏi là người biết tùy cơ ứng biến để áp dụng phong cách phù hợp. Người đó cũng biết dung hòa giữa công việc (để đạt mục đích nhóm) và nhu cầu của nhóm viên. Bởi chất lượng tham gia đóng góp sẽ tốt hơn nếu các nhu cầu (tâm lý xã hội) của nhóm viên được thỏa mãn. Bài tập Mỗi chúng ta đều có cơ hội phụ trách một nhóm. Đó có thể là gia đình, nhóm bạn, phòng ban, CLB Bạn hãy suy nghĩ xem mình là người phụ trách nhóm theo kiểu nào, với ưu khuyết điểm nào? Bạn hãy liệt kê những việc phải làm để cải tiến kỹ năng lãnh đạo của mình. Bài 9 : TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN THÔNG QUA SINH HOẠT NHÓM “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” 9.1 CÂU CHÂM NGÔN TỪ NGÀN XƯA VẪN CÒN GIÁ TRỊ Thật vậy! để thành công trong sự nghiệp chúng ta luôn phải lượng sức mình không chỉ từ góc độ của cải vốn liếng mà cả năng lực và hạn chế của bản thân. Hơn thế nữa khả năng giao tiếp là yếu tố quyết định trong công việc và cả trong cuộc sống. Thành công hay thất bại trong giao tiếp chính là tùy vào nhân cách của mỗi người. Làm chủ được thái độ và cảm xúc riêng tư sẽ giúp chúng ta ứng xủ đúng mức và phù hợp trong mọi tình huống. Mà muốn là chủ bản thân thì phải tự biết mình. Ngày nay, nhận thức bản thân là một đòi hỏi chuyên nghiệp đối với những nghiề mà đối tượng tiếp xúc và giúp đỡ là con người. Ví dụ như giáo dục, quản lý, công tác xã hội, tham vấn tâm lý. Như một tác giả nói “nhân cách của những người này chính là công cụ làm việc của họ”. Thật ra, ngay trong cuộc sống hằng ngày, người nhận thức là làm chủ được bản thân cũng sẽ là người thành công nhất. Phải nói đây là một người may mắn. NHÓM CHÍNH LÀ TẤM GƯƠNG SOI RỌI VỀ CHÚNG TA Ngày nay “tự nhận thức bản thân” không còn là một sự tự phát mà có nhiều khóa tập huấn, bài tập giúp cho ta khám phá bản thân. Nhóm qua sự cọ sát với tha nhân là môi trường thuận lợi nhất để cho cá nhân tự khám phá mình. Cách đây nhiều năm tôi hướng dẫn một trại tập huấn về nhóm. Mười giờ đêm một nữ học viên tới gõ cửa phòng tôi : “Cô ơi! Em hoảng quá vì bỗng nhiên em thấy quá rõ về mình, sau khi trao đổi với các bạn”. Đúng, nhận thức bản thân có thể là một điều đáng sợ khi ta phát hiện không chỉ ưu mà nhất là khuyết điểm mà từ trước đến nay ta không dám nhìn thẳng vào. Tôi trả lời : “Như vậy là khóa học đã thành công 80 – 90% vì phải biết mình mới biết được người”. Thấy khuyết điểm của mình là điều đáng lo nhưng chính ý chí tự sửa đổi là mục đích phải nhắm tới. Vì nhận thức bản thân phải kéo theo làm chủ bản thân. Hồi học một lớp về “Năng động nhóm” ở đạ học ở Mỹ, giảng viên để cho một nhóm học viên tự khám phá tiến trình nhóm bằng cách không can thiệp và cho thâu băng các cuộc thảo luận. Khi nghe lại cuốn băng tôi mới phát hiện ra rằng tự nhiên mình có ác cảm với một bạn trong nhóm. Cô ta phát biểu gì cũng bị tôi “đớp” lại một câu đau điếng. Cô ta đã có lần nói : “Trong lớp mình ngán bạn Oanh nhất”. Qua cuộc họp tôi mới nhận thức rằng mình có cá tính quá mạnh và dễ dàng tấn công người khác. Thật ra là bạn ấy hay ganh với tôi trong học tập. Tôi đã bắt tay làm hòa và xin lỗi bạn. Chúng tôi đã cố gắng thông cảm với nhau hơn. Không ngờ chúng tôi đã trở thành bạn thân với nhau nhiều năm sau đó. Dĩ nhiên nhóm chỉ là một công cụ tích cực khi ta can đảm đón nhận những gì người khác phản ánh về ta và cố gắng sửa đổi. 9.2 RÈN LUYỆN SỰ NHẠY BÉN TRONG SINH HOẠT NHÓM Có những khóa tập huấn nhằm rèn luyện sự nhạy bén gọi là “sensitivity training” qua đó ta tập quan sát diễn biến của nhóm, phản ứng của nhóm viên với nhau trong đó có ta. Ta tập lắng nghe, chấp nhận, thấu cảm đối với người khác. Rồi ta cũng tập phản ứng, phát biểu thế nào đó để người khác dễ chấp nhận. Ta cũng tập đón nhận những phản ứng, nhận xét của người khác đối với ta một cách trân trọng. Vì đây là môi trường tuyệt vời để tự rèn luyện và khám phá bản thân. Dĩ nhiên điều này chỉ thực hiện được khi mỗi thành viên đến với nhóm trong tinh thần trân trọng lẫn nhau vì mục đích học tập. Vai trò của người hướng dẫn là quyết định khi người này tạo được bầu không khí hợp tác ngay từ đầu và biết hóa giải các căng thẳng, mâu thuẫn trong buổi họp. Sự thanh thản và thoải mái của chính anh/chị ta sẽ tạo được bầu không khícần thiết. Sự khoan dung của anh/chị ta sẽ làm lan tỏa lòng khoan dung cho cả nhóm.
File đính kèm:
- lam viec theo nhom.doc