Bài giảng Lý luận giáo dục
Trong quá trình giáo dục toàn vẹn gồm hai mặt có quan hệ chặt chẽ với nhau: Quá trình dạy học(QTDH) và Quá trình giáo dục(QTGD)(theo nghĩa hẹp). QTDH chức năng trội là nhận thức cuộc sống, còn QTGD chức năng trội là xây dựng thái độ đối với cuộc sống.
Trong QTGD toàn vẹn: dạy học bao giờ cũng thực hiện cả chức năng giáo dục, còn giáo dục cũng góp phần vào chức năng nhận thức cuộc sống. Mối quan hệ giữa dạy học và giáo dục chính là mối quan hệ giữa phương tiện và mục đích. Tuy nhiên dạy học và giáo dục nó cũng có đặc điểm riêng, quy luật riêng, hình thức tổ chức riêng và phương pháp riêng.
Tất cả vấn đề trên được xem xét trong lý luận giáo dục. Lý luận giáo dục (được hiểu theo nghĩa hẹp) là chuyên ngành của giáo dục học. Đó là hệ thống lý luận về tổ chức QTGD nhằm góp phần hình thành nhân cách của người được giáo dục.
àn thành mọi công việc. Phải kiểm tra đánh giá công khai kết quả đã hoàn thành của người được giáo dục. 2.2 Phương pháp tập luyện: Là phương pháp tổ chức cho người được giáo dục thực hiện một cách đều đặn có kế hoạch các hoạt động nhất định nhằm biến các hoạt động đó thành những thói quen ứng xử. Thói quen ứng xử trong những điều kiện nhất định có thể và cần trở thành thuộc tính bền vững của nhân cách. Chính nhờ thói quen mà ý nghĩ có thể chuyển thành việc làm, niềm tin chuyển thành hành động. Thói quen sẽ thành nền tảng cho“ lâu đài “giáo dục. Thói quen có thể được xem là bản chất thứ hai của con người mà nghệ thuật giáo dục có thể hình thành và biến đổi được. Phương pháp tập luyện đặc biệt có hiệu quả trong thời kỳ đầu của QTGD và phát triển trẻ. Dạy trẻ có được những thói quen hành vi đúng đắn phải được chú ý nhiều hơn việc dạy trẻ hiệu tại sao phải cư xử như vậy (làm trước, hiểu sau ). Vận dụng phương pháp tập luyện cần phải lưu ý: - Phải giúp người được giáo dục nắm được qui tắc của hành vi, hình dung rõ những hành vi đó dưới dạng những qui tắc rõ ràng, ngắn gọn để họ có thể định hướng cho việc thực hiện hành vi qua tập luyện. Các hình thái tập luyện cần mềm dẻo mang tính khái quát nhất định để có thể giữ vững khi hoàn cảnh thay đổi. Với những trường hợp cần thiết có thể làm mẫu cho người được giáo dục về những hành vi cần tập luyện, đồng thời phải hình thành ở người được giáo dục lòng ham muốn ham thích tập luyện các hành vi đó. Cần tạo cơ hội cho người được giáo dục tập luyện theo qui tắc hành vi. Khuyến khích họ tập luyện thường xuyên, lặp đi lặp lại những hành vi đã được tập luyện với thái độ thiện ý, thông cảm với những khó khăn mà người được giáo dục gặp phải nhất là lúc đầu qua quá trình thực hiện chế độ sinh hoạt và các hoạt động. Nếu thiếu một chế độ sinh hoạt và hoạt động được qui định một cách hợp lý, nhất quán, chặt chẽ và giới hạn được phép của hành vi thì lời nói dù có sáng suốt hay đẹp đến đâu cũng không bù đắp được. Chế độ được qui định rõ ràng và chặt chẽ thì hành động làm cơ sở cho việc xây dựng thói quen càng được hình thành nhanh chóng và vững chắc. Trong khi tiến hành phương pháp tập luyện cần tiến hành kiểm tra uốn nắn hành vi của mình. 2.3 Phương pháp rèn luyện: Là phương pháp tổ chức cho người được giáo dục được thể nghiệm ý thức tình cảm về các chuẩn mực xã hội trong các tình huống đa dang của cuộc sống. Qua đó hình thành và củng cố được những hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã được qui định. Phương pháp rèn luyện phải dựa vào phương pháp tập luyện có nghĩa phải làm đi làm lại nhiều lần, phải củng cố và hoàn thiện nhiều phương thức hành động làm cơ sở vững chắc cho ứng xử. Điều chủ yếu trong rèn luyện là rèn luyện động cơ, ý chí để thống nhất cái cần làm và cái muốn làm. Trong việc rèn luyện cần tạo điều kiện cho người được giáo dục hòa mình vào những tình huống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp của cuộc sống thực. Trong những tình huống đó người được giáo dục phải xác định động cơ đúng đắn để định hướng cho hoạt động nhằm giải quyết đúng đắn những tình huống khác nhau. Muốn rèn luyện tính dũng cảm phải đặt người được giáo dục trong những hoàn cảnh sống và hoạt động có cần phải thể hiện liên tục dũng cảm. Người được giáo dục“ thâm nhập hòa mình “ vào các tình huống chưa đủ mà còn phải được tạo điều kiện dựa vào kết quả của tập luyện để lặp lại những hành vi đã được hình thành trong các tình huống khác nhau của cuộc sống để hành vi thành thói quen bền vững. Trong QTGD có thể tạo điều kiện cho người được giáo dục được rèn luyện trong các tình huống thực: đó là những sinh hoạt hằng ngày ở gia đình, nhà trường, ngoài xã hội; đó là hoạt động học tập, lao động giữa đời sống tập thể. Qua kinh nghiệm thực tiễn ta thấy rằng để người được giáo dục rèn luyện tốt: tổ chức rèn luyện liên tục có hệ thống, kết hợp chặt chẽ giữa kiểm tra và tự kiểm tra. Nhà giáo còn biết tạo ra tình huống thích hợp mà không bỏ qua việc tận dụng những tình huống tự nhiên. Điều sau cùng là biết kết hợp giữa việc tổ chức rèn luyện của nhà giáo dục với tự tổ chức rèn luyện của tập thể người được giáo dục và sự tự rèn luyện của bản thân họ. 3. Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều khiển hành vi ứng xử của người được giáo dục: Trong QTGD sẽ xảy ra những trường hợp: Người được giáo dục tự giác tham gia các hoạt động, có những hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực xã hội. Hành vi này cần được kích thích. Ngược lại có trường hợp người được giáo dục thiếu hoặc không tự giác tham gia các hoạt động, có những hành vi ứng xử không phù hợp hoặc chệch khỏi những chuẩn mực xã hội. Hành vi lệch lạc này cần được uốn nắn. Vì thế, trong QTGD việc vận dụng nhóm phương pháp này là cần thiết. 3.1 Phương pháp Khen-Thưởng Là phương pháp rất quan trọng trong QTGD nhằm biểu thị sự đánh giá tích cực đối với hành vi ứng xử của người được giáo dục. - Khen thưởng mang lại sức mạnh và niềm tin cho người được giáo dục. - Khẳng định hành vi đúng, phù hợp chuẩn mực xã hội qui định. - Kích thích người được giáo dục tiếp tục duy trì, phát triển những hành vi tích cực. - Khen thưởng là để kích lệ những người xung quanh thực hiện những hành vi tích cực. Trong thực tiễn tuỳ theo tính chất và mức độ, phạm vi ảnh hưởng của những hành vi tích cực và nỗ lực của người được giáo dục mà việc khen thưởng được thực hiện dưới những hình thức khác nhau. Các hình thức đó là: - Thái độ đồng tình, ủng hộ những hành vi tốt một cách trực tiếp hay gián tiếp. - Tỏ lời khen ngợi và biểu dương những hành vi tốt. - Khen và thưởng những hành vi tốt. Cần lưu ý: Đối tượng khen thưởng là cá nhân hoặc tập thể, phạm vi thông báo hình thức khen thưởng đều tuỳ theo từng trường hợp và điều kiện cụ thể. Việc khen thưởng phải mang tính giáo dục cao. Vì thế để khen thưởng phát huy tác dụng nhà giáo dục cần quan tâm đến những yêu cầu sau: Khen thưởng đúng với hành vi thực tế của người được giáo dục. Khen thưởng phải chú ý hành vi phải có động cơ đúng đắn, trong sáng, tính phổ biến, tính thường xuyên. Đặc biệt hành vi ứng xử phải luôn phù hợp với nội dung chuẩn mực xã hội. Khen thưởng đúng lúc đúng chỗ, kịp thời, công bằng, khách quan. Chú ý đến những học sinh có tính nhút nhát, thiếu tự tin. Tóm lại: Khen thưởng là đòi hỏi người được khen cố gắng hơn nữa trong việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức. Tập cho các em quí trọng bản thân sự việc được khen chứ không phải coi trọng giá trị của lời khen và vật thưởng. Đảm bảo khen thưởng thường xuyên với khen thưởng quá trình.Điều đó đòi hỏi vừa phải xem xét đánh giá khen thưởng hàng ngày, hàng tuần nhằm kích thích kịp thời những người có hành vi tốt, mặt khác cũng phải xem xét khen thưởng cả vào thời diểm cuối tháng, cuối học kỳ, cuối năm. Để cho người dược giáo dục tự giác thực hiện các chuẩn mực xã hội một cách thường xuyên liên tục. Khen thưởng phải tạo được dư luận đồng tình, ủng hộ thì mới phát huy tác dụng tốt rộng rãi. Vì chính dư luận lành mạnh này sẽ khẳng định giá trị và ý nghĩa của hành vi tốt, kích thích người được khen tiếp tục thực hiện những hành vi tốt của mình, định hướng cho người khác noi theo. 3.2 Phương pháp Trách-Phạt: Là phương pháp tác động đến cá nhân biểu thị sự không đồng tình, phản đối, phê phán những hành vi sai trái của người được giáo dục. Buộc người được giáo dục từ bỏ hành vi có hại cho xã hội, điều chỉnh ứng xử theo đúng các chuẩn mực xã hội. Trách-phạt là phương pháp có ý nghĩa quan trọng của QTGD. Vì trách phạt tạo cơ hội buộc người có lỗi lầm ngừng những hành động sai trái một cách tự giác, nâng cao ý thức tự kiềm chế để trong tương lai không tái phạm nữa. Đồng thời nhắc nhở người khác không vi phạm những chuẩn mực xã hội, hoặc rơi vào những hành vi sai trái. Trách phạt có thể đi từ thấp tới cao: Nhắc nhở. Chê trách Phê phán Cảnh cáo Buộc thôi học Đuổi học Những điều chú ý khi Trách- Phạt: Đảm bảo trách phạt công bằng (đúng mức với lỗi lầm, đúng người, lỗi lầm vô tình hay cố ý).Có thiện trí mong muốn và tin vào người được giáo dục trở thành người tốt. Tránh định kiến hay thiên vị. Phải làm cho người bị trách-phạt thấy rõ sai lầm và chấp nhận hình thức, mức độ hình phạt đối với mình. Ân hận về lỗi lầm của mình, quyết tâm sửa chữa, không tái phạm. Tôn trọng nhân phẩm người bị trách-phạt không làm nhục hay xúc phạm người bị phạt, không dùng trách phạt để trả thù cá nhân. Giúp họ hướng sửa chữa và luôn tin ở sự tiến bộ của người bị trách-phạt. Đảm bảo tính cá biệt và tạo được dư luận tập thể trong khi trách-phạt. Tóm lại: Chúng ta phải lấy khen thưởng là chủ yếu, trách phạt là cần thiết. Không lạm dụng trách phạt trong QTGD. 3.3 Những yêu cầu khi sử dụng phương pháp Khen-Thưởng, Trách-Phạt: - Khen-thưởng, trách-phạt kích thích trực tiếp hành vi cá nhân, không khen-thưởng, trách-phạt một nhân cách, mà chỉ khen-thưởng, trách-phạt hành vi đúng hay sai của cá nhân đó. - Khen-thưởng, trách-phạt phải có động cơ và cá biệt (chú ý đến hoàn cảnh, động cơ, đặc điểm lứa tuổi, cá nhân, cương vị, kinh nghiệm cá nhân). - Sức mạnh khen-thưởng, trách-phạt phụ thuộc vào: Ai khen, phạt; có uy tín hay không; sức mạnh của dư luận xã hội. - Khen-thưởng, trách-phạt sử dụng có trừng mực về tần số, cường độ, không sử dụng mãi cho một hình thức. - Không phạt tập thể vì ít tác dụng giáo dục. - Khen-thưởng, trách-phạt chú ý tôn trọng nhân cách con người. Kết luận : Trong QTGD không có phương pháp giáo dục nào là vạn năng hoặc tối ưu. Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm riêng của nó.Vì vậy cần phối hợp các phương pháp giáo dục một cách hợp lý và mềm dẻo, linh hoạt. Những điều kiện lựa chọn phương pháp giáo dục: Mục tiêu giáo dục cụ thể. Nội dung giáo dục cụ thể. Đặc điểm đối tượng giáo dục. Khả năng của nhà giáo dục. Điều kiện thực tế để vận dụng các phương pháp giáo dục. Cần kết hợp và thống nhất giữa hoạt động của nhà giáo dục với hoạt động của người được giáo dục. Tuyệt đối tránh hai xu hướng: áp đặt, khi đề cao vai trò nhà giáo dục, hoặc tự do vô tổ chức trong giáo dục khi đề cao vai trò người được giáo dục.
File đính kèm:
- Vu THi Sai soan LLGD.doc