Bài giảng Mĩ thuật lớp 6 bài 19: Tranh dân gian Việt Nam
Tranh tết nói chung đều mang ý nghĩa chúc tụng, đề tài gần gũi với đời sống của nhân dân lao động như: Gà trống; Gà mái; Lợn nái; Ngũ quả; Vinh hoa, Phú quý; Tiến tài, Tiến lộc; Bà Triệu; Bịt mắt bắt dê; Đánh ghen v.v
Kính chào cô và Các bạnBài 19TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM I – VÀI NÉT VỀ TRANH DÂN GIAN Khái niệm: Tranh dân gian là loại tranh được lưu hành rộng rãi trong dân gian, được dân gian ưa thích.Công dụng:Tranh thường dùng vào trang trí đón xuân nên gọi là tranh Tết; tranh để thờ cúng nên gọi là tranh thờ.Nơi sản xuất:Một số địa phương như Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Kim Hoàng (Hà Tây) v.v Đây là những nơi có truyền thống lâu đời về nghề vẽ, khắc và in tranh.Tranh tết nói chung đều mang ý nghĩa chúc tụng, đề tài gần gũi với đời sống của nhân dân lao động như: Gà trống; Gà mái; Lợn nái; Ngũ quả; Vinh hoa, Phú quý; Tiến tài, Tiến lộc; Bà Triệu; Bịt mắt bắt dê; Đánh ghen v.vTranh tếtTranh tếtTranh thờTranh thờ phục vụ tín ngưỡng như: Ngũ Hổ; Bà Chúa Thượng Ngàn; Ông Hoàng cầm quân v.vTranh thờII – HAI DÒNG TRANH ĐÔNG HỒ VÀ HÀNG TRỐNG1. Tranh Đông HồGọi là tranh Đông Hồ (hay tranh làng Hồ) bởi nó được sản xuất tại làng Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.Tác giả:Tác giả là những “nghệ sĩ nông dân” nên rất hiểu tâm tư, tình cảm của người dân lao động.Ý nghĩa:Tranh thể hiện cuộc sống muôn màu muôn vẻ và sự liên hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên.Tranh Đông Hồ được sản xuất hàng loạt bằng những khuôn ván gỗ, khắc và in trên giấy dó quét màu điệp. Mỗi màu là một bản in, nên thường có nhiều người trong một gia đình hay dòng họ cùng tham gia làm tranh.Một trong những sáng tạo đặc biệt của các nghệ nhân Đông Hồ là cách pha chế, sử dụng màu tranh bằng các nguyên liệu sẵn có và dễ tìm: màu đen lấy từ than lá tre, than rơm; màu đỏ son lấy từ sỏi đỏ tán mịn; màu vàng lấy từ cây gỗ vang hay hoa hòe; màu xanh lấy từ lá chàm; màu trắng lấy từ vỏ sò tán nhỏ (màu điệp)Đặc điểm của tranh Đông Hồ:Tranh Đông Hồ thường có nét đơn giản, khỏe và dứt khoát, bao giờ nét đen cũng in sau cùng để định hình các mảng, làm cho tranh đậm đà và sống động.Tranh Đông Hồ2. Tranh Hàng TrốngGọi là tranh Hàng Trống vì xưa kia dòng tranh này xuất hiện được bày bán tại phố Hàng Trống và ở một vài khu phố lân cận. Phố Hàng Trống (nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vốn từng nổi tiếng về các ngành nghề thủ công mĩ nghệ. Tại đây có những xưởng in và là nơi buôn bán tranh rất sầm uất. Nghệ nhân Hàng Trống chỉ cần một bản khắc nét in màu đen làm đường viền cho các hình, sau đó trực tiếp tô màu.Đặc điểm của tranh Hàng TrốngTranh phục vụ cho những đối tượng ở tầng lớp trung lưu và thị dân nên đường nét trong tranh thường mảnh mai, trau truốt và tinh tế. Nghệ thuật tô màu (gọi là cản màu) rất công phu và sáng tạo. Màu thường dùng là các màu phẩm nhuộm nguyên chất, song nhờ độ đậm nhạt của nét bút cản đã tạo được sự hài hòa, lung linh và chiều sâu của bức tranh.Tranh Hàng TrốngIII – GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TRANH DÂN GIANTranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống rất chú trọng đến bố cục, đường nét và màu sắc. Đường nét được xem là dáng, màu sắc là men, bố cục theo lối ước lệ, thuận mắt. Ngoài ra chữ hay những câu thơ vừa là ming họa, vừa tạo cho tranh có bố cục ổn định, chặt chẽ.Tranh Đông Hồ và tran Hàng Trống là hai dòng tranh dân gian tiêu biểu của Việt Nam. Tranh có vẻ đẹo hài hòa, hình tượng có tinh khái quát cao: vừa hư, vừa thực khiến cho người xem thấy gần gũi, yêu thích, ngắm mãi không chánPHẦN TRÌNH BÀY CỦA TỔ 1 ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT.CHÚC CÔ VÀ CÁC BẠN MẠNH KHỎE.
File đính kèm:
- tranh dan gian Viet Nam.pptx