Bài giảng môn Ngữ văn Khối 8 - Tiếng Việt Ôn luyện về dấu câu

Dấu gạch ngang

Được đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu; đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp, của nhân vật hoặc để liệt kê.

Dấu ngoặc kép

Được đùng để đánh dấu câu, từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san được dẫn trong câu.

pptx15 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn Khối 8 - Tiếng Việt Ôn luyện về dấu câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
VỀ DẤU CÂUÔN LUYỆN DẤU CÂUCÔNG DỤNG Được đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu; đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp, của nhân vật hoặc để liệt kê. Được đùng để đánh dấu câu, từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san  được dẫn trong câu. Được dùng để đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung) cho một từ ngữ, một vế câu trong câu hoặc cho một câu, chuỗi câu trong đoạn văn. Được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp hay giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. Được đặt ở cuối câu nghi vấn, hoặc trong ngoặc đơn sau một ý hoặc một từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm.Dấu ngoặc képDấu ngoặc đơnDấu hai chấmDấu chấm hỏiDấu gạch ngangVÍ DỤ:Tác phẩm “Lão Hạc” làm em vô cùng xúc động trong xã hội cũ, biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ, cơ cực như lão Hạc.Thời còn trẻ, học ở trường này. Ông là học sinh xuất sắc nhất.Cam quýt bưởi xoài là đặc sản của vùng này.Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu? Anh có thể cho tôi một lời khuyên không. Đừng bỏ mặc tôi lúc này. CHỮA LỖITác phẩm “Lão Hạc” làm em vô cùng xúc động. Trong xã hội cũ, biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ, cơ cực như lão Hạc.Thời còn trẻ, học ở trường này, ông là học sinh xuất sắc nhất.Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này.Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu? Anh có thể cho tôi một lời khuyên không? Đừng bỏ mặc tôi lúc này! 123	a. Sao mãi tới giờ anh mới về, mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là: “Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay.”.	b. Từ xưa trong cuộc sống lao động và sản xuất nhân dân ta có truyền thống thương yêu nhau giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy có câu tục ngữ lá lành đùm lá rách.	c. Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng. Nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh.	Bài tập về dấu câu: Đặt dấu phẩy vào các vị trí thích hợp cho các câu sau:Càng nghĩ đến công lao các anh chị em càng cảm phục.Tôi có người bạn học ở Hà Tây.Uống thuốc này không được uống thuốc khác.Cách 1Càng nghĩ đến công lao, các anh chị em càng cảm phục.Tôi có người bạn, học ở Hà Tây.Uống thuốc này, không được uống thuốc khác.Cách 2Càng nghĩ đến công lao các anh chị em, càng cảm phục.Tôi có người bạn học, ở Hà Tây.Uống thuốc này không được, uống thuốc khác.Nhận xét và so sánh sự biến đổi về nghĩa? VUI CÙNG DẤU CÂU: Một người đặt một vòng hoa viếng bạn với dòng chữ “Kính viếng hương hồn ông X”. Nhưng về nhà nghĩ lại thấy cộc lốc quá liền ghi vào mảnh giấy nhỏ thêm mấy chữ: “Linh hồn ông sẽ được lên thiên đàng” và định bảo đứa con mang đưa cho hàng hoa làm vòng hoa. Cân nhắc mãi sợ ghi quá dài không đủ chỗ trên băng vải đen ở vòng hoa, ông liền ghi thêm “nếu còn chỗ” để hàng hoa tùy cơ ứng biến và bảo con mang đến cho hàng hoa làm vòng hoa. Cuối cùng ông nhận được một vòng hoa ghi như sau: “Kính viếng hương hồn ông X. Linh hồn ông sẽ được lên thiên đàng nếu còn chỗ”. Một người viết văn gửi đến Bớc-na Sô tập bản thảo truyện ngắn của mình, với bức thư ngắn: “Thưa ngài! Tôi xin trân trọng gửi tới ngài một sáng tác mới của tôi. Vì tôi viết vội nên có nhiều chỗ chưa kịp chấm, phẩy. Rất mong ngài đọc hộ và lưu ý đến hộ tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết”. Bớc-na Sô lập tức trả lời: “Anh bạn trẻ, tôi rất sẵn sàng giúp đỡ anh với yêu cầu là anh hãy đem tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết và bỏ vào phong bì gửi đến cho tôi!”. VUI CÙNG DẤU CÂU:MỤC TIÊU CẦN ĐẠT1. Kiến thức:- Hệ thống hóa các loại dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp.- Việc phối hợp sử dụng các loại dấu câu hợp lí tạo nên hiệu quả cho văn bản, ngược lại sử dụng dấu câu sai có thể làm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu sai ý người viết định diễn đạt.2. Kĩ năng:- Vận dụng kiến thức về dấu câu để nhận biết và sửa các lỗi về dấu câu.3. Thái độ:- Nhận ra và biết cách sửa lỗi thường gặp về dấu câu.	a. Sao mãi tới giờ anh mới về? Mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là anh phải làm xong bài tập trong chiều nay.	b. Từ xưa, trong cuộc sống lao động và sản xuất, nhân dân ta có truyền thống thương yêu nhau giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy có câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”.	c. Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng, nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh.

File đính kèm:

  • pptxON_LUYEN_VE_DAU_CAU.pptx