Bài giảng môn Ngữ Văn Lớp 8 - Bài 11: Câu Tiếng Việt - Khoa Sư Phạm

Khái niệm:

Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ vị trở lên( hai nồng cốt câu đơn), đồng thời các cụm chủ vị có tính độc lập tương đối so với nhau: không có cụm chủ vị nào làm thành phần cho cụm chủ vị nào.

Mẹ về, cả nhà đều vui

pptx25 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Ngữ Văn Lớp 8 - Bài 11: Câu Tiếng Việt - Khoa Sư Phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
KHOA SƯ PHẠMCÂU TIẾNG VIỆT1. Khái niệm:Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ vị trở lên( hai nồng cốt câu đơn), đồng thời các cụm chủ vị có tính độc lập tương đối so với nhau: không có cụm chủ vị nào làm thành phần cho cụm chủ vị nào.Câu GhépVD: Mẹ về, cả nhà đều vuiCCVV2.Phân loạiCâu ghépCâu ghép không dùng từ ngữ làm phương tiện liên kết các vế câuCâu ghép có dùng từ ngữ làm phương tiện liên kết các vế câua.Câu ghép không dùng từ ngữ làm phương tiện liên kết các vế câuQuan hệ giữa các vế câu không được đánh dấu bằng từ ngữ liên kết mà được thể hiện chủ yếu qua trật tự các vế câu.Trong những câu kiểu này, hai vế câu được ngăn với nhau bằng dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm. VD:Pháp chạy. Nhật hàng ,vua Bảo Đại thoái vịCăn cứ vào mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu,có thể phân biệt một số kiểu câu ghép không dùng từ ngữ làm phương tiện liên kết các vế câu như sau:-Câu ghép chỉ quan hệ đối ứng.Kiểu câu này thường có hai vế, các vế có sự đối ứng với nhau về số lượng âm tiết, về nghĩa và từ loại của các từ.Vd: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.Câu ghép chỉ quan hệ liệt kê. Kiểu câu này có thể có số vế câu lớn hơn hai, mỗi vế câu liệt kê một trong một chuỗi sự việc. Vd: Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm người chị nuôi tần tảo; chị chăm sóc anh em ốm và bị thương, làm người hộ lí dịu dàng, ân cần ()Câu ghép chỉ quan hệ thuyết minh, giải thích. Trong những câu kiểu này, có một vế câu thuyết minh hoặc giải thích cho vế câu còn lại về một phương diện nào đó, như nguyện nhân, cách thức, Vd: Mọi người bỗng im lặng ,chủ tọa bắt đầu nóib. Câu ghép dùng quan hệ từ làm phương tiện liên kết các vế câuCâu ghép dùng quan hệ từ làm phương tiện liên kết các vế câu	Dùng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ để diễn đạt quan hệ giữa các vế câu.	Căn cứ vào quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu có thể chia thành các loại nhỏ sau: Câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả- Câu chỉ có hai vế, một vế chỉ nguyên nhân, một vế chỉ kết quả- Các quan hệ thường dùng là:“Vì, bởi, tại, do” (ở vế chỉ nguyên nhân) và “nên” (ở vế chỉ kết quả)VD: Bởi vì tôi hỏng xe nên tôi đến trường muộn Câu ghép chỉ quan hệ điều kiện/ giả thuyết – hệ quả	Câu có hai vế liên kết với nhau nhờ các cặp hư từ: Nếu ( hễ, giá...) thì; chỉ cần (chỉ có) thì(mới)Ví dụ: Hễ anh ấy đến, thì tôi cho anh về	 Câu ghép chỉ quan hệ nhượng bộ - tương phản/ tăng tiến	Cặp hư từ thường được dùng là: dù (dầu), mặc dùnhưng; không những.mà còn; đành rằngnhưngVí dụ: Dù ai nói ngả nói nghiêng	Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân	 Anh càng nói thì nó càng khóccâu ghép chỉ quan hệ mục đích – sự kiện	Một vế chỉ mục đích của sự kiện được nêu ở vế kia.	Được biểu hiện nhờ các hư từ: để, cho,Ví dụ: cho mọi người hiểu rõ tôi xin nêu một ví dụ minh họa.	 Để nó được đi học mẹ nó phải vất vả lắm Câu ghép chỉ quan hệ đồng thời hay liệt kê	Các vế trong câu biểu hiện lần lượt nhiều sự việc theo kiểu liệt kê, hoặc các sự kiện xảy ra đồng thời hay kế tiếp nhau.	Có thể ghép với nhau không dùng hư từ hoặc sử dụng hư từ là: và	Ví dụ: Họ vừa đi họ vừa hát Câu ghép chỉ quan hệ nối tiếp	Quan hệ từ đặt giữa hai câu là từ “rồi”Ví dụ: Tôi đánh răng rửa mặt rồi tôi đi ăn cơm	 Mây tan dần, rồi mưa bắt đầu ngớt. Câu ghép chỉ quan hệ đối chiếu	Quan hệ từ đặt giữa hai câu là từ “còn, mà thì,”Ví dụ:	Mẹ em là giáo viên còn bố em là bộ đội.	Quan hệ từ đặt giữa hai câu là: “hay (là), hoặc (là),” Câu ghép chỉ quan hệ đối chiếuVí dụ:	Mình đọc hay tôi đọc	Anh đi hoặc tôi đi Câu ghép dùng cặp phụ từ hô ứng làm phương tiện liên kết các vế câu: Kiểu câu ghép này dùng các cặp phụ từ hô ứng: không những... mà còn, chưa...đã, vừa(mới)... đã, càng...càng, vừa...vừa...Ví dụ:+ Cô ấy càng lớn càng xinh đẹp.+ Không những cô ấy thông minh mà cô ấy còn xinh đẹp.+ Tôi chưa về đến nhà mà trời đã tối.+ Nó vừa đi vừa hát líu lo.+ Bóng đèn mới thay đã bị hư. Câu ghép dùng cặp đại từ hô ứng làm phương tiện liên kết các vế câu: Kiểu câu ghép này dùng các cặp đại từ hô ứng:ai...người ấy (nấy), gì... ấy, nào...ấy, bao giờ...bấy giờ, bao nhiêu... bấy nhiêu, sao...vậy (ấy), đâu... đấy (đó)...Ví dụ: 	+ Bao nhiêu tấc đất bấy nhiêu tấc vàng.	+Rau nào sâu ấy.	+Mày ở đâu thì ở yên đó.	+Cô muốn làm gì thì làm ấy.	+ Anh nói sao tôi làm vậyBÀI TẬP1/ Trong những câu ghép dưới đây, các vế câu được nối với nhau bằng những từ nào?a/ Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.	Thạch Lamb/ Chiếc xe ngựa vừa đậu lại, tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.	Nguyễn Quang Sángc/ Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.	Trần Hoài Dương2/ Tìm các cặp từ hô ứng thích hợp với mỗi chỗ trống:a/ Mưa... to, gió... thổi mạnh.b/ Trời... hửng sáng, nông dân... ra đồng.c/ Thủy Tinh dâng nước cao..., Sơn Tinh làm núi cao lên...3/ Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây. xác định các vế câu trong từng câu ghép.	Biển luôn thay đổi màu tùy the sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịt. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu, giận dữ... Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.	(Theo Vũ Tú Nam) - 	(Sách TV5_ Tập 2/8)4/ Trong những câu dưới đây, câu nào là câu ghép? Các vế câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?a) Dân ta có một lòng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báo của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.	( Hồ Chí Minh)b) Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.	 (Theo Nguyên Ngọc)c) Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Một chú nhái bé tí xíu như đã pgục sẵn từ bao giờ nhảy phốc lên ngồi trểm trệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.	( Theo Trần Hoài Dương)5. Phân tích cấu tạo và xác định loại các câu sau:- Những chiếc áo mẹ mua cho tôi bao giờ cũng vừa vặn.- Mưa làm ngập đường.- Tuy trời nắng như đổ lửa, chúng tôi vẫn hăng say làm việc.- Cái bút này bạn tớ tặng.- Anh ta đến làm chúng tôi bất ngờ.- Cô gái đang đọc báo là bạn tôi.CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!

File đính kèm:

  • pptxBai_11_Cau_ghep.pptx