Bài giảng Ngữ văn 8 - Tóm tắt văn bản
a/ Văn bản Lão Hạc- của Nam Cao.
b/ Truyện được kể ở ngôi thứ nhất. “Tôi” là ông giáo, người hàng xóm của lão Hạc- Người kể chuyện.
c/ Văn bản trên viết về số phận của người nông dân trước cách mạng tháng 8- 1045.
d/ Đoạn văn có sử dụng đan xen các yếu tố tự sự, miêu tả, và biểu cảm.
Buổi 5 ở trường Ngày 21- 10 Bồi dưỡng văn 8Kiểm tra 45 phútHãy tóm tắt một trong các văn bản đã học? Nêu chủ đề của văn bản đó?Cho đoạn văn: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổitoàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao gời ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng , buồn đau , ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận”Câu 1: Đọc đoạn trích trên và trả lời câu hỏia/ Trích ở văn bản nào? Của ai?b/ Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? “Tôi” là ai?c/ Văn bản trên viết về chủ đề gì?d/ Đoạn văn có sử dụng đan xen các yếu tố nào?Câu 2: Em hãy phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán con chó vàng. Nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật của Nam Cao. (3 điểm) Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật Đôn Ki- hô- tê trong đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”. (5 điểm) Đáp ánCâu 1: trả lời đúng mỗi câu hỏi- 0,5 điểma/ Văn bản Lão Hạc- của Nam Cao.b/ Truyện được kể ở ngôi thứ nhất. “Tôi” là ông giáo, người hàng xóm của lão Hạc- Người kể chuyện.c/ Văn bản trên viết về số phận của người nông dân trước cách mạng tháng 8- 1045.d/ Đoạn văn có sử dụng đan xen các yếu tố tự sự, miêu tả, và biểu cảm.Câu 2: * Lão Hạc rất thương yêu “cậu vàng” mà vẫn phải bán cậu.Tâm trạng của lão:Lão phân vân, suy nghĩ, đắn đo nhiều lắm. Bán “cậu vàng” lão đau đớn, khổ sở, day dứt, ân hận, tự cho mình là kẻ tệ bạc.Nam cao đã sử dụng hàng loạt từ ngữ, hình ảnh để tả thái độ , tâm trạng của lão khi bán “cậu vàng”: Cố làm ra vẻ vui, cười như mếu, mắt ầng ậng nước, mặt đột nhiên co rúm lại , vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra, đầu nghẹo về một bên, hu hu khóc Tác dụng: Tác giả đã lột tả được sự đau đớn, hối hận , xót xa, thương tiếc của lão Hạc -> Lão là người giầu tình thương, giầu lòng nhân hậu. Nam Cao đã rất thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật. Câu 3: * Về nội dung (3 điểm):Đôn Ki- hô- tê là con người dũng cảm, có lí tưởng cao đẹp và quyết tâm thực hiện lí tưởng của mình.Song lại mê muội , mù quàng vì quá ham mê loại tiểu thuyết kiếm hiệp- trở thành kẻ ngốc nghếch nực cười.Em rút ra bài học gì từ nhân vật này?...*Về hình thức (2 điểm) :Đoạn văn nghị luận trình bầy suy nghĩ về một nhân vật văn học-> sử dụng đan xen các yếu tố tự sự, biểu cảm trong phương thức nghị luận.Lời văn trôi chảy, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí. Không mắc các lỗi dùng từ, diễn đạt ý, lỗi sai về ngữ pháp , chính tả.Dặn dòTìm hiểu về các tác giả của các tác phẩm có văn bản đã học .+ Sưu tầm tài liệu về cuộc đời, sự nghiệp, tác phẩm.+ Nêu đặc điểm về phong cách và nét đặc biệt trong nội dung các sáng tác của tác giả.+ Tập trình bầy miệng để nói trước lớp hoặc trả lời các câu hỏi “Rung chuông vàng” .
File đính kèm:
- Boi_duong_van_8_buoi_5.ppt