Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm) - Nguyễn Hồng Lương

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh:

- Hiểu được tầm tư tưởng mang tính

chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung, một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử nước ta. Qua đó HS nhận thức được tầm quan trọng của nhân tài đối với quốc gia.

Hiểu thêm đặc điểm của thể chiếu, một thể văn nghị luận trung đại

ppt22 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 781 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm) - Nguyễn Hồng Lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Chương trình tập huấn thay sách Ngữ văn 11Thực hành thiết kế giáo ánNgười thực hiện: Nguyễn Hồng Lương THPT Hòn Gai- Hạ LongChiếu cầu hiềnTiết thứ: (Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)A. mục tiêu cần đạtGiúp học sinh:- Hiểu được tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung, một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử nước ta. Qua đó HS nhận thức được tầm quan trọng của nhân tài đối với quốc gia.- Hiểu thêm đặc điểm của thể chiếu, một thể văn nghị luận trung đạiB. Phương tiện dạy học- SGK, SGV Ngữ Văn 11- Giới thiệu giáo án Ngữ Văn 11, t1Giáo án điện tửPhần mềm soạn Câu hỏi TN Violet 1.3- Bút dạ, giấy A0 (Học sinh chuẩn bị)C. Phương pháp- Đọc sáng tạo- Thảo luận nhómĐối thoại, gợi tìmThuyết trìnhD. Tiến trình thực hiện 1. ổn định tổ chức lớp (1 phút)2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) Lớp 10 các em đã được học một tác phẩm thể hiện tinh thần trọng đạo học, tôn vinh các bậc hiền tài? Đó là văn bản nào? Thuộc thể loại gì? Trả lời: đó là văn bản : “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung, viết vào thời Hồng Đức, thuộc thể loại văn bia, đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của người hiền tài, nhấn mạnh nhiệm vụ bồi dưỡng vun trồng hiền tài để xây dựng đất nước. 3. Bài mới (40 phút)Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt GV đặt câu hỏi: Qua phần chuẩn bị bài, em hãy cho biết những nét chính về tác giả Ngô Thì Nhậm? I.tìm hiểu chung 1. Tác giả Ngô Thì Nhậm ( 1746- 1803), người làng Tả Thanh Oai, nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội, xuất thân trong một gia đình trí thức Hán học. Năm 29 tuổi đỗ tiến sĩ, từng làm quan dưới thời Lê -Trịnh. Khi nhà Lê- Trịnh sụp đổ, Ngô Thì Nhậm theo Quang Trung, có nhiều đóng góp cho triều đại Tây Sơn. Hoạt động của Gv-HS Nội dung cần đạt Em hãy cho biết hoàn cảnh và mục đích sáng tác của văn bản? Được coi là nhà văn tiêu biểu nhất của Văn học Thời Tây Sơn, ông đã giúp Quang Trung thảo nhiều giấy tờ, văn kiện quan trọng, trong đó có Chiếu cầu hiền. 2. Tác phẩm.2.1. Hoàn cảnh sáng tác.2.2. Mục đích sáng tác: Bài chiếu nhằm mục đích thuyết phục bộ phận trí thức Bắc Hà thời ấy ra giúp vua trị nước.Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt Lớp 7 các em đã học Chiếu dời đô, em hãy nêu những nét chính về thể chiếu?GV bổ xung, nhấn mạnh2.3. Thể loại: Xét về chức năng hành chính, chiếu là loại công văn của vua chúa, bàn về những việc trọng đại với muôn dân.Xét về văn học, đây là một loại nghị luận trung đại. Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt Giáo viên gọi 1-2 HS đọc Vbản, nhận xét, uốn nắn cách đọc.Các em đã học thực hành về điển cố, em hiểu cụm từ gõ mõ canh cửa nghĩa là thế nào?. GV bổ xung, lưu ý môt số chú thích khó.3. Đọc- Tìm hiểu chú thíchGiọng đọc: Khúc chiết, tha thiết, chân thành. Chỉ những người còn ở lại triều chính thì cam chức thấp bé, làm việc cầm chừng II. Tìm hiểu văn bản Bố cục:Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt . Văn bản có thể chia làm mấy phần, nội dung chính của từng phần?Văn bản có 6 đoạn văn theo nội dung có thể chia làm 3 phần:Phần 1(Đoạn 1): Nêu quy luật xử thế của người hiền.Phần 2 (Đoạn 2 + đoạn 3 + đoạn 4): Thực trạng và nhu cầu về nhân tài của đất nước.Phần 3 (Đoạn 5 và 6): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.2. Phân tích văn bản.QuyHoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt Học sinh đọc đoạn 1.Câu hỏi: Tác giả đặt vấn đề gì trong đoạn 1. Em hãy nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả trong đoạn này? Lập luận như thế có tác dụng gì?( Hết tiết 1 chuyển tiết 2)2.1 Quy luật xử thế của người hiền.-Nêu bật mối quan hệ giữa hiền tài và Thiên tử. Hiền tài phải phò vua giúp nước, đó là quy luật của tự nhiên và xã hội. ( xem sơ đồ)Tác giả đã sử dụng lập luận so sánh, đồng thơì vận dụng kinh điển Nho gia, tạo nên sức thuyết phục mạnh mẽ với đối tượng.Hiền tàiSao sángBắc ThầnThiên tửHoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt Các bậc hiền tài đã ứng xử với triều đại mới như thế nào? Vì sao họ lại ứng xử như vậy? 2.2. Thực trạng và nhu cầu về nhân tài của đất nước* Thực trạng: - Cách ứng xử của sỹ phu Bắc Hà: bỏ đi ở ẩn, ở triều thì an phận, làm việc cầm chừng, mỗi người lưu tán một phương.+ Lý do: Cố chấp chữ Trung với nhà Lê, chưa nnận thức đúng tầm Nguyễn Huệ.Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt Câu hỏi Thảo luận: Trên thực tế, một số sỹ phu Bắc Hà ko hợp tác, thậm chí chống lại Tây Sơn, ở đây ko đề cập đến, theo em là vì sao? Gv giảng, liên hệ thực tế mối quan hệ Việt- Mỹ và chủ trương của nhà nước ta. + thể hiện thái độ khoan dung, độ lượng, chủ trương hoà giải của vua Quang Trung, một mặt thể hiện nhân cach cao đẹp, một mặt thể hiện tầm nhìn đúng đắn, có tính chiến lược của của một vị vua hết lòng vì dân vì nước. Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt Hãy nhận xét về nghệ thuật lập luận và biểu đạt của tác giả? Nêu tác dụng của nó?HS đọc đoạn 4 Vì sao việc “cầu hiền” lại trở nên cấp thiết? + Nghệ thuật: Sử dụng nhiều điển cố đi liền với cách nói tế nhị khéo léo, đánh mạnh vào cả nhận thức lẫn tình cảm của đối tượng. * Nhu cầu về nhân tài và tâm nguyện của nhà vua.Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt Thái độ của vua khi cầu hiền? + tình hình đất nước sau cơn binh biến rất cần người hiền tài.+ gây dựng nền thái bình phải có sự đồng tâm hợp sức của cả quân thần.+ thể hiện sự thành tâm, khiêm nhường, tha thiết của QT, đồng thời bộc lộ tinh thần trách nhiệm cao với sự nghiệp chung.Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt Tgiả đã dùng ngôn từ nào để thể hiện thái độ đó?+ tác giả đã sử dụng nhiều từ biểu cảm: ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, , sử dung câu hỏi tu từ thể hiện thái độ trở trăn, + Sử dụng kết hợp nhóm từ chỉ vũ trụ và nhóm từ chỉ không gian xã hội, tạo cảm giác thiêng liêng trang trọng cho lời cầu hiềnHoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt Hs đọc đoạn 5+ 6Vua Quang Trung đã đưa ra đường lối cầu hiền như thế nào? 2.3. Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.Khuyến khích:+ dâng sớ bàn việc nước+ Các quan được tiến cử người tài.+ Người tài tự tiến cử.Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt Em có nhận xét gì về đường lối cầu hiền đó? Nhà nước ta ngày nay đã có những chính sách gì để khuyến khích nhân tài?GV bổ xung: chính sách khuyến học, trao học bổng, tôn vinh tài năng ở các lĩnh vực khác nhau. Nhận xét: Đó là đường lối dân chủ, rộng mở, thể hiện một tư tưởng hêt sức tiến bộ của Nguyễn Huệ.Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt Hãy lập sơ đồ kết cấu lập luận của bài chiếu?GV trình chiếu sơ đồ Qua bài chiếu , em hãy nhận xét về nội dung tư tưởng, nghệ thuật của văn bản?Học sinh phát biểu, giáo viên chốt lại và yêu cầu đọc ghi nhớ III. Tổng kết:+ Lập sơ đồ+ ( Học thuộc phần GHI NHớ)Quy luật xử thế của người hiềnCách ứng xử của bậc hiền tài Bắc HàNhu cầu cấp bách của đất nướcđường lối cầu hiền đúng đắn, rộng mởHoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt GV đưa ra câu hỏi trắc nghiệm.IV. Luyện tậpBài tập trắc nghiệm.Bài tập hành dụng: Nêu cảm nhận của em sau khi học bài Chiếu cầu hiền trong một đoạn văn từ 5-7 câu. V. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới.BTTNtracnghiem

File đính kèm:

  • pptChieu_cau_hien.ppt