Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hai đứa trẻ (Thạch Lam) - Ngô Thị Ngọc Hà

I.TIỂU DẪN

 1. Tiểu sử

 2. Sự nghiệp sáng tác

 3. Phong cách nghệ thuật

 II. ĐỌC

 III. TÌM HIỂU TÁC PHẨM

 1. Phố huyện lúc chiều tà và đêm tối

 

ppt17 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hai đứa trẻ (Thạch Lam) - Ngô Thị Ngọc Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
chào mừng các em dên với bài học mớiNgười soạn : ngô thị ngọc hàTrường thpt tống văn trân ý yên – nam định Hai đứa trẻ 	Thạch Lam	I.Tiểu dẫn	1. Tiểu sử	2. Sự nghiệp sáng tác	3. Phong cách nghệ thuật	II. Đọc	III. Tìm hiểu tác phẩm	1. Phố huyện lúc chiều tà và đêm tối- Cảnh thiên nhiên tiếng trống thu không tiếng ếch nhái tiếng muỗi phương tây đỏ rực đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn dãy tre làng đen lại bóng tối trong cửa hàng và trong mắt Liên. Một bức tranh quê hương vào thời khắc ngày tàn quen thuộc, thanh bình, thơ mộng nhưng hiu hắt và đượm buồn. a. Phố huyện lúc chiều tà+ Âm thanh:+ Màu sắc: Câu văn giàu hình ảnh, âm thanh, thấm đẫm cảm xúc của người viết; nhịp điệu chậm rãi,uyển chuyển tạo nên một giọng điệu trữ tình sâu lắng. -> chất thơ trong văn Thạch Lam .- Cảnh chợ+Chợ vãn+ Người hết, +Tiếng ồn ào mất.+ Chỉ còn lại rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía.+Mùi âm ẩm của hơi nóng ban ngày và cát bụi.+Những người về muộn đứng nói chuyện thêm ít câu.+ Những đứa trẻ con nhà nghèo, đi lại tìm tòi. Chợ là bộ mặt kinh tế, tập trung sức sống của một vùng. Miêu tả cảnh chợ tàn, Thạch Lam làm nổi vẻ nghèo nàn, xơ xác, tiêu điều của phố huyện.b. Phố huyện lúc đêm tối- Cảnh đêm phố huyện+ Một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát.+ Đường phố và các ngõ con chứa đầy bóng tối. Tối hết cả con đường ra sông, con đường qua chợ, các ngõ vào làng.+ Vòm trời ngàn sao ganh nhau lấp lánh+ Trên mặt đất là vệt sáng của những con đom đóm.	 Thiên nhiên đêm nơi phố huyện huyền diệu, lung linh nhưng tăm tối và ảm đạm.Cuộc sống phố huyện+ Chị em Liên mới là hai đứa trẻ đã phải thay mẹ trông một gian hàng tạp hoá.+ Mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt ốc, đêm bán hàng nước ở sân ga, tạo nên nhịp điệu của sự tần tảo, như cố cầm cự với cuộc sống.+ Cụ Thi điên con người tàn phế, kiếp người lụi tắt, chìm vào đêm tối.+ Bác phở Siêu đêm đêm đi về với gánh hàng ế ẩm.+ Gia đình bác xẩm: sống trong bóng tối, sát mặt đất, lay lắt, vật vờ. Tất cả các nhân vật hiện ra dưới cái nhìn xót thương của người tái hiện.Thạch Lam tả ít mà gợi nhiều vì thế truyện không tố cáo mạnh mẽ, không đấu tranh gay gắt nhưng thật thấm thía và đầy ám ảnh. Những con người sống trong nghèo khổ, lam lũ, cố gắng chống chọi với cuộc mưu sinh để tồn tại mà không biết còn lay lắt được đến bao giờ. Đó là những kiếp người tàn lụi. Cuộc sống lụi tàn Bóng tối mênh mông, dày đặc trở đi trở lại trong truyện, khắc đậm ấn tượng về một cuộc sống tăm tối và những kiếp người chìm trong bóng tối. Cuộc sống nơi phố huyện quẩn quanh, đơn điệu, buồn tẻ. Phố huyện tù đọng, trì trệ như một cái ao đời phẳng lặng. Như một miền đời bị quên lãng. Cuộc sống phố huyệnLụi tàn	Quẩn quanh	Tăm tối	ánh sáng+Khe sáng lọt ra từ các nhà còn thức +ánh sáng của sao và vệt sáng của đom đóm.+Quầng sáng thân mật quanh ngọn đèn của chị Tí.+Chấm lửa nhỏ và vàng từ bếp phở của bác Siêu.+ Từng hột sáng thưa thớt từ ngọn đèn của LiênThủ pháp tương phảnChừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ.ánh sáng khiến bóng tối thêm dày đặcBóng tối khiến ánh sáng thêm leo létc. Nhân vật Liên Hoạt động nhómNhóm 1: Liên với thiên nhiênNhóm 2: Liên với người dân phố huyệnNhóm 3: Liên với cuộc sống của chính mìnhNhóm 4: Nhân vật của truyện ngắn trữ tình - Liên với thiên nhiên	+ Liên không hiểu sao, chị thấy lòng buồn man mác trước giờ khắc ngày tàn.	+ Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu. Tâm hồn Liên vô cùng nhạy cảm, tinh tế, luôn rung động trước những biến thái tinh vi của cảnh vật. Dưòng như có sự giao hoà giữa Liên với thế giới thiên nhiên thân thuộc xung quanh.Liên với người dân phố huyện+ Thấy những đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ, Liên động lòng thương, nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng.+ Liên hỏi thăm chị Tí, rót đầy rượu cho cụ Thi, quạt cho An. Liên gắn bó, quan tâm , ân cần với mọi người. Tâm hồn Liên đôn hậu, chan chứa yêu thương, đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh.Liên với cuộc sống của chính mình+ Mùi âm ẩm của rác rưởi, cát bụi Liên thấy quen thuộc quá.+ Đêm tối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa.+ Liên nhớ về Hà Nội, kí ức về Hà Nội là một vùng sáng rực, lấp lánh.+Đêm đêm, Liên ngóng đợi đoàn tàu chạy từ Hà Nội, qua phố huyện. Liên cảm thấy một cách thấm thía, sâu lắng cuộc sống mòn mỏi và tăm tối của mình nhưng không thoả hiệp với nó mà luôn hướng vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn.- Nhân vật trong truyện ngắn trữ tình + Ngoại hình, hành động, tính cách, số phận của nhân vật Liên rất mờ nhạt nhưng đời sống tâm hồn, cảm xúc thì sâu đậm. + Kết cấu của truyện xoay quanh diễn biến tâm trạng của Liên. Sự kiện, chi tiết chỉ là cái cớ để Liên bộc lộ cảm xúc. Nhân vật trong truyện ngắn trữ tình của Thạch Lam là nhân vật của diễn biến tâm trạng, của những cảm xúc ( thường là cảm xúc mong manh, mơ hồ trong chiều sâu tâm hồn). - Tấm lòng của nhà văn Thạch Lam Thạch Lam hoá thân vào nhân vật để thể hiện một tấm lòng đồng cảm xót thương, một thái độ trân trọng với những kiếp người bé mọn nơi phố huyện. ẩn hiện kín đáo, sâu lắng sau những con chữ là niềm trắc ẩn mênh mông, dào dạt Thạch Lam dành chọn cho những con người bất hạnh mà vẫn thanh cao trên mặt đất này. Nhà thơ Thế Lữ có nhận xét:“Sự thực của tâm hồn mà Thạch Lam diễn trong lời văn thì nhiều hình, nhiều vẻ nhưng bao giờ cũng đằm thắm, cũng nhân hậu, cũng nghẹn ngào một chút lệ thầm kín của tình thương. Nếu Thạch Lam theo một chủ ý nào trong công việc viết văn của anh thì chủ ý ấy là diễn ra, gợi lên sự thương xót.” Xin chõn thành cỏm ơn!Bài học kết thỳc

File đính kèm:

  • pptHai dua tre.ppt