Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận
I. KỊCH
Khái lược về kịch
Khái niệm
Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, trong đó có 3 đối tượng quan trọng nhất: kịch bản, đạo diễn, diễn viên
Trong phạm vi văn học, chỉ có kịch bản là thuộc văn học (ví dụ: Vĩnh biệt Cửu trùng đài, Bắc Sơn, Hồn Trương Ba da hàng thịt )
=> Trong nhà trường, chúng ta chỉ tìm hiểu kịch bản văn học - cái cơ bản, cái gốc đầu tiên, quan trọng nhất của kịch
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌCKỊCH, NGHỊ LUẬNI. KỊCH1. Khái lược về kịchHãy kể tên các tác phẩm kịch đã học trong chương trình 10, 11?STTTÊN TÁC PHẨM (ĐOẠN TRÍCH)TÊN TÁC GIẢ123Quan âm thị KínhVĩnh biệt Cửu Trùng đàiRômeo và GiulietNguyễn Huy TưởngU. SếchxpiaKịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, trong đó có 3 đối tượng quan trọng nhất: kịch bản, đạo diễn, diễn viênTrong phạm vi văn học, chỉ có kịch bản là thuộc văn học (ví dụ: Vĩnh biệt Cửu trùng đài, Bắc Sơn, Hồn Trương Ba da hàng thịt)=> Trong nhà trường, chúng ta chỉ tìm hiểu kịch bản văn học - cái cơ bản, cái gốc đầu tiên, quan trọng nhất của kịchI. KỊCH1. Khái lược về kịcha) Khái niệmCảnh trong vở kịch Con gái nàng tiên cá* Đối tượng và đặc trưng phản ánh của kịch là những mâu thuẫn xung đột trong đời sống xã hội và con ngườiNhững mâu thuẫn, xung đột ấy được chọn lọc, dồn nén, quy tụ, làm nổi bật trong quá trình xuất hiện, phát triển và giải quyết qua tài năng hư cấu, tưởng tượng của tác giảXung đột kịch tạo nên kịch tính, gây nên sự hấp dẫn của vở kịchI. KỊCH1. Khái lược về kịchb. Đặc trưng chủ yếu của kịch- Có 2 loại xung đột chính xen kẽ, song song và kết hợp với nhau+ Xung đột bên ngoài: giữa nhân vật này với nhân vật khác, với gia đình, dòng họ, xã hội, thời đại(Rômeo và Giuliet)+ Xung đột bên trong: nội tâm tâm trạng, tâm lí, tình cảm, cảm xúc của nhân vật (Hăm-let, Thị Kính)* Hành động kịch do nhân vật kịch thể hiện góp phần thể hiện xung đột kịch. Kịch Rômeo và Giuliet* Nhân vật kịch: có chính, phụ, chính diện, phản diện. Nhân vật thông qua lời thoại và hành động thể hiện tính cách, xung đột kịch, qua đó thể hiện chủ đề của vở kịch* Cốt truyện kịch: phát triển theo sự phát triển của xung đột kịchMở đầuThắt nút (mâu thuẫn, xung đột xuất hiện)Phát triểnĐỉnh điểmGiải quyết (cởi nút)I. KỊCH1. Khái lược về kịchb. Đặc trưng chủ yếu của kịch* Ngôn ngữ kịch: chủ yếu là ngôn ngữ nhân vật được thể hiện trong những lời thoạiĐặc điểm của ngôn ngữ kịch: mang tính hành động và tính khẩu ngữ cao (lời nói thường ngày)Có 3 kiểu lời thoại: + Lời đối thoại: giữa các nhân vật với nhau+ Lời độc thoại: nhân vật nói một mình, với mình, có thể nói thành tiếng, có thể nghĩ trong đầu+ Lời bàng thoại: lời nhân vật nói riêng với khán giả* Thời gian và không gian: cô đọng và ước lệ. Có thể 1 địa điểm hoặc nhiều địa điểm, thời gian ngắn 1 ngày, 1 buổi tối hoặc hàng tháng, hàng năm, nhiều năm, một đời người, một thế hệ Có 3 đặc trưng chủ yếu:Xung đột kịch phản ánh tập trung xung đột của đời sốngNhân vật kịch thực hiện hành động kịch trong cốt truyện tập trung, cô đọngNgôn ngữ kịch- lời thoại trực tiếp khắc hoạ tính cách nhân vật, có tính hành động và khẩu ngữ caoI. KỊCH1. Khái lược về kịchb. Đặc trưng chủ yếu của kịchI. KỊCH1. Khái lược về kịchc. Bố cục và phân loại kịchVỞ KỊCHMÀN (HỒI) 1MÀN (HỒI) 2MÀN (HỒI) 3LỚP(CẢNH)1LỚP(CẢNH)2LỚP(CẢNH)3Căn cứ vào tính truyền thống hay hiện đại, có tác giả hay sáng tác tập thể+ Kịch truyền thống dân gian (chèo, tuồng, kịch rối, hí kịch, kinh kịch)+ Kịch cổ điển (trước thế kỉ XX)+ Kịch hiện đại (từ thế kỉ XX)I. KỊCH1. Khái lược về kịchc. Bố cục và phân loại kịchChèo: Xuý Vân giả dạiQuan âm thị KínhCăn cứ vào tính chất và cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột:+ Bi kịch: xung đột giữa cái cao cả-thấp hèn, mới-cũ; kết thúc bi thảm (Hăm-lét)+ Hài kịch: dùng tiếng cười hài hước châm biếm để xây dựng và kết thúc xung đột (Trưởng giả học làm sang, Nghêu sò ốc hến)+ Chính kịch: phản ánh xung đột trong cuộc sống hằng ngày, vui buồn lẫn lộn (Tôi và chúng ta)I. KỊCH1. Khái lược về kịchc. Bố cục và phân loại kịchVỞ :TÔI VÀ CHÚNG TACăn cứ vào hình thức ngôn ngữ diễn đạt:+ Kịch nói+ Kịch hát múa (chèo, tuồng, cải lương)+ Kịch thơ+ Kịch rối+ Kịch câm+ Kịch truyền thanh+ Kịch truyền hình+ Kịch phimI. KỊCH1. Khái lược về kịchc. Bố cục và phân loại kịchChỉ học kịch bản văn học, nhưng nhiều loại hình kịch khác nhau, từ truyền thống đến hiện đại, trong-ngoài nước phong phú, đa dạng nhưng rất khó khănÍt hoặc không có điều kiện đọc toàn vở, xem kịch trong băng đĩa hoặc trực tiếp trên sân khấuI. KỊCH2. Yêu cầu về đọc kịch bản văn họca. Đặc điểm các kịch bản văn học trong nhà trường phổ thôngĐể dạy học tốt các tiết kịch , cần:Có kế hoạch cụ thể và đầu tư thích đáng từ đầu năm học, GV và HS cần chuẩn bị kĩ, tỉ mỉ trước khi lên lớpNên tổ chức đọc toàn bộ vở kịch, xem kịch trên băng, đĩaHS được nghe nói chuyện ngoại khoá những kiến thức lí luận, bổ trợ về kịch bản văn họcI. KỊCH2. Yêu cầu về đọc kịch bản văn họcb. Yêu cầu về đọc kịch bản văn họcĐọc - hiểu kịch bản văn học có 4 bướcBước 1: tìm hiểu xuất xứ: đọc lời giới thiệu, tiểu dẫn để có hiểu biết chung về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề vở kịch, đặc biệt là tóm tắt nội dung cốt truyện kịch, vị trí của đoạn trích trong mối liên hệ với các sự kiện và nhân vật trước và sau đóBước 2: cảm nhận lời thoại của các nhân vật: đọc kĩ các lời thoại trong đoạn trích để phát hiện nét riêng trong giọng điệu, lời lẽ, từ ngữ của từng nhân vật đã thể hiện tính cách, thể hiện xung đột và chủ đề của kịch như thế nào. Tìm hiểu các kiểu thoại, nhất là các câu thoại nội tâm, độc thoại kết hợp các lời chỉ dẫn của tác giả kịch bảnI. KỊCH2. Yêu cầu về đọc kịch bản văn họcc. Các bước đọc – hiểu kịch bản văn họcBước 3: phân tích hành động kịch: thể hiện mâu thuẫn, xung đột trong đoạn trích. Trả lời các câu hỏi sau:Nhân vật đã làm gì? Làm như thế nào? Để làm gì? Vì sao lại thế?Hành động của nhân vật đã thể hiện tính cách gì của nó?Hành động của nhân vật thể hiện mâu thuẫn, xung đột gì, của ai với ai trong đoạn trích? Xung đột ấy đang ở mức độ thế nào? Có khả năng diễn tiến ra sao?Bước 4: khái quát chủ đề tư tưởng, đánh giá giá trị của đoạn trích và toàn bộ vở kịchNghị luận là một thể loại văn học dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đónhằm tranh luận, thuyết phục, bác bỏ, khẳng địnhgiúp người đọc hiểu rõ vấn đề nêu ra- Giá trị của bài văn nghị luận ở chỗ:+ Tính đúng đắn, sâu sắc, mới mẻ, cần thiết của vấn đề và những ý kiến, luận điểm của người viết đưa ra+ Nghệ thuật trình bày lập luận sắc bén, thuyết phục, ở những luận cứ phong phú, tin cậy, vững chắc+ Ngôn ngữ trình bày chính xác, chặt chẽ, rõ ràng và giàu hình ảnh, biểu cảmII. NGHỊ LUẬN1. Khái lược về văn nghị luận* Căn cứ vào thời gian xuất hiện:Nghị luận dân gian (tục ngữ)Nghị luận trung đại (chiếu, cáo, hịch, biểu, thư dụ)Nghị luận hiện đại (tuyên ngôn, lời kêu gọi, bình luận, phê bình, tranh luận, xã luận, phân tích, bình giảng, bình chú)* Căn cứ vào đối tượng và vấn đề nghị luận:Nghị luận xã hội - chính trị (chính luận)Nghị luận văn học (phê bình, nghiên cứu văn học, phân tích, bình giảng ) về tác giả, vấn đề, tác phẩm văn họcII. NGHỊ LUẬN2. Phân loại văn nghị luậnĐọc - hiểu văn bản nghị luận được thực hiện theo 5 bước:* Bước 1: tìm hiểu xuất xứ: để có căn cứ hiểu sâu thêm các luận điểm trong bài văn nghị luận* Bước 2: phát hiện và tóm lược các luận điểm tư tưởng: là nắm bắt mạch vận động chính của tác phẩm nghị luận. Chú ý mối liên hệ logic giữa các luận điểm trong việc hướng tới mục tiêu chung* Bước 3: cảm nhận các sắc thái cảm xúc, tình cảm: để thấy được một phương diện làm tăng sức thuyết phục của bài nghị luậnII. NGHỊ LUẬN3. Yêu cầu về đọc văn nghị luận* Bước 4: phân tích các biện pháp lập luận, cách nêu chứng cứ, sử dụng ngôn từ: là đi sâu vào thao tác tổ chức nội dung của văn bản nghị luận. Lập luận là dùng lí lẽ, lí lẽ phải được chứng minh bằng thực tế, tất cả phải được diễn đạt bằng ngôn ngữ có hiệu quả tác động cao* Bước 5: khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Vấn đề đã được đặt ra và giải quyết có ý ngĩa tư tưởng như thế nào? Phương thức biểu hiện của tác phẩm có gì đặc sắc? Có thể rút ra bài học gì từ tác phẩm nghị luận được học?Cám ơn cô và các bạn đã theo dõiThực hiện: Phạm Thu Trâm Vũ Thị Mỹ Dung Lê Thị Kim Nguyệt
File đính kèm:
- Kich_nghi_luan.pptx