Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 6: Đọc văn: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

I/ TÌM HIỂU CHUNG

1/ Tác giả

Nguyễn

 Khuyến

( 1835-

1909 )

Là một người tài năng, có cốt

 cách thanh cao ,có tấm lòng

yêu nước thương dân nhưng

bất lực trước vận nước.

- Là một nhà thơ có nhiều

đóng góp lớn cho nền văn học

dân tộc ở mảng thơ Nôm viết

về làng quê trong văn học

Trung đại.

=> Nguyễn Khuyến là nhà thơ

của làng cảnh Việt Nam.

 

ppt10 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 6: Đọc văn: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 6 - Đọc văn Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến ) I/ TÌM HIỂU CHUNG - Là một người tài năng, có cốt cách thanh cao ,có tấm lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước vận nước.- Là một nhà thơ có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học dân tộc ở mảng thơ Nôm viết về làng quê trong văn học Trung đại.=> Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. 1/ Tác giả Nguyễn Khuyến( 1835- 1909 ) 2. Xuất xứ, đề tài – hoàn cảnh sáng tác - bố cục của bài thơ :a. Xuất xứ- đề tài: - “Câu cá mùa thu” là một trong ba bài thơ trong chùm thơ viết về cảnh thu của Nguyễn Khuyến.b.Hoàn cảnh sáng tác: Cả ba bài thơ đều được nhà thơ viết trong thời gian sau khi cáo quan về ở ẩn tại quê nhà.c.Bố cục : 3 phần + 2 câu đầu : Giới thiệu cảnh câu cá mùa thu.+ 4 câu giữa: Cảnh thu câu cá.+ 2 câu cuối : Tâm sự của nhà thơ. 1. Đọc và giải nghĩa từ khó :2. Tìm hiểu nội dung - nghệ thuật của bài thơ:a. Cảnh thu :- Điểm nhìn của nhà thơ : từ ao thu lạnh lẽo.- Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ quan sát và ghi lại hình ảnh của :II/ ĐỌC HIỂU + Sóng gợn nhẹ; lá vàng rơi nhanh+ Trời thu xanh cao, tầng mâu lơ lửng.+ Lối vào làng quanh co, trúc mọc dày.+ Tiếng cá đớp mồi rất khẽ dưới chân bèo=>- Cảnh thu được nhà thơ quan sát và cảm nhận một cách tinh tế ở nhiều góc độ: từ gần tới xa; từ thấp đến cao và từ cao –xa lại thu gần và hẹp lại trong không gian của ao thu. - Đặc biệt cảnh thu được cảm nhận gắn với gam màu lạnh của thiên nhiên : xanh ao, xanh bờ, xanh trời, xanh bèo gợi cảm giác lạnh lẽo, u buồn và vắng vẻ của không gian tạo vật. * Tóm lại , bằng cách lấy động tả tĩnh, cùng với cách cảm nhận thiên nhiên bằng tâm hồn tinh tế- nhạy cảm, nhà thơ đã dùng ngôn ngữ tạo hình - biểu cảm để vẽ lại một bức tranh thu đẹp nhưng tĩnh lặng và được buồn mang đặc điểm của hồn thu ở nông thôn Bắc bộ b.Tình thu : - Nói câu cá nhưng thực ra không phải chỉ chú ý vào việc câu cá. - Nói câu cá nhưng thực ra nhà thơ muốn đón nhận cảnh, trời thu vào cõi lòng.- Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh - vắng lặng được thể hiện qua cách cảm nhận cảnh thu bằng : + Sự trong veo của nước.+Cái hơi gợn tí của sóng.+Cái độ rơi khe khẽ của lá.+ Âm thanh rất khẽ của tiếng cá đớp động => Cảnh thu tĩnh lặng gợi sự cô quạnh, uẩn khúc và tâm sự thời thế của nhà thơ : buồn đau - bất lực trước thực trạng đất nước đau thương.* Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ :- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng , giàu sức tạo hình - biểu cảm.- Cách gieo vần “eo” độc đáo, góp phần diễn tả một không gian thu nhỏ, khép kín của cảnh thu tù đọng ở nông thôn và cũng phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của tác giả.- Bút pháp miêu tả thiên nhiên mang màu sắc cổ điển qua cách lấy động tả tĩnh  gợi cái yên ắng của tạo vật và cũng là sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ. -Nguyễn khuyến là một nhà thơ có nhân cách – yêu nước nhưng bất lực trước vận nước. - “Câu cá mùa thu” thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc bộ. Đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của nhà thơ. III/ GHI NHỚ 

File đính kèm:

  • pptBai_4_van_hoc.ppt