Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 88,89: Đọc thêm: Lai Tân, Nhớ Đồng, Tương tư, Chiều xuân - Trường THPT Đông Sơn 1

I. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:

Bài thơ được sáng tác khi Bác bị giam tại nhà giam huyện Lai Tân.

- Lai Tân là nơi Người đã trải qua trên con đường từ Thiên Giang đến Liễu Châu tỉnh Quảng Tây Trung Quốc.

 - Bài thơ được rút trong tập thơ “Nhật kí trong tù” (8 /1942-9/1943). Đây là thứ 97 trong số 134 bài thơ của tập nhật kí, nó cho thấy hiện trạng đen tối, thối nát của một xã hội tưởng là yên ấm tốt lành.

 

ppt51 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 88,89: Đọc thêm: Lai Tân, Nhớ Đồng, Tương tư, Chiều xuân - Trường THPT Đông Sơn 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế).- Bài thơ rút trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy.đọc thêm: nhớ đồng ( tố hữu ) Đọc và tìm nội dung chủ đề bài thơ?II. Chủ đề : Nỗi niềm thương nhớ đồng quê, cảnh vật, con người, đồng bào, đồng chí cuả người tù cộng sản trẻ tuổi trong những tháng ngày đầu bị giam ở nhà lao Thừa Phủ ( Huế).đọc thêm: nhớ đồng ( tố hữu) Lớp thảo luận nhóm theo từng bàn:Tổ 1: Câu 1, câu 5.Tổ 2: Câu 4.Tổ 3: Câu 2.Tổ 4: Câu 3.Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày , các nhóm khác nhận xét bổ sung.đọc thêm: Nhớ đồng ( tố hữu ) III. Hướng dẫn đọc thêm: Câu 1: Cảm hứng của bài thơ được gợi lên bởi tiếng hò vọng vào nhà tù. Vì sao tiếng hò lại có sức gợi cảm như thế đối với nhà thơ?- Sự gợi cảm của tiếng hò quê hương: không gì lay động tâm hồn bằng âm nhạc, nhất là âm nhạc dân ca. Bởi vì đó là linh hồn quê hương, dân tộc ngân lên thành câu hát. Trong hoàn cảnh bị giam cầm, bị tách biệt với thế giới bên ngoài, tiếng hò đưa hố quen thuộc lại càng ám ảnh nhà thơ. Nó gợi thương, gợi nhớ kỉ niệm, gợi cả quê hương đồng bào,đồng chí đang đợi chờ anh qua những giai âm khoan nhặt, tha thiết.đọc thêm: Nhớ đồng ( Tố hữu ) - Câu 2: Chỉ ra những câu thơ được dùnglàm điệp khúc cho bài thơ. Phân tíchhiệu quả nghệ thuật của chúng trongviệc thể hiện nỗi nhớ của tác giả?đọc thêm: Nhớ đồng ( tố hữu) Những câu thơ điệp khúc:1a: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò.1b: Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi !2a: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò.2b: Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi ! Đọc thêm: Nhớ đồng (tố hữu)Phân tích hiệuquả nghệ thuậtcủa chúng trongviệc thể hiện nỗinhớ của tác giả?đọc thêm: nhớ đồng ( tố hữu) Khắc sâu, tô đậm âm vang của tiếng hò khêu gợi nỗi nhớ thương của tác giả về cảnh quê, người quê.- Điệp khúc 1a: Gợi nhớ những cảnh quê tươi đẹp bình yên, bình lặng, âm u thủa trước: cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh, nương khoai sắn ngọt bùi, con đường, xóm nhà tranh thấp êm ả, dòng ngày tháng âm u trôi cứ trôi.đọc thêm: nhớ đồng (tố hữu) Điệp khúc 1b: Người nông dân lao động quê hương nghèo khổ nhưng cần cù và chan chứa hi vọng: lưng cong xuống luống cày, bùn hi vọng, bàn tay gieo hạt giống tự do. Cảnh cánh đồng quê hương ven sông, tiếng xe lùa nước, giọng hò hố buồn thảm.Điệp khúc 2a: Nhớ về quá khứ, những con người, ông bà, cha mẹ đã sống chết trên quê hương. Nhớ lại quãng thời gian của chính bản thân nhà thơ đi kiếm lẽ yêu đời và đã sung sướng tìm thấy lí tưởng sống , trở về hiện tại vẫn mơ hoài giấc mơ tự do.Điệp khúc 2b: Kết bài: trở lại thời điểm hiện tại: trưa hiu quạnh trong tù, tiếng hò vọng vào gợi nỗi nhớ đồng quê triền miên, không dứtĐọc thêm: nhớ đồng( Tố hữu) Câu 3:Niềm yêu quí tha thiết và nỗi nhớ dadiết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào được diễn tả bằng những hình ảnh, từ ngữ,giọng điệu nào? Nhớ đồng(tố hữu) - Tình yêu tha thiết, nỗi nhớ da diết của tác giả được thể hiện qua nhiều hình ảnh quen thuộc: cánh đồng, dòng sông, lúa, nhà tranh, ô mạ, ruồng tre, cồn bãinương khoai sắn, lưng cong xuống luống cày, bàn tay vãi giống, chiều sương phủ bãi đồng, lúa mềm xao xác, hồn thân, hồn quen, hồn chất phác- Các từ ngữ, điệp ngữ: đâu, ôi, ơi. chao ôigắn kết, gọi hỏi trong giọng thơ rất bồi hồi, mong mỏi hi vọngNhớ đồng ( tố hữu) Nêu cảm nghĩ về niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động của nhà thơ qua đoạn thơ từ câu “Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi” đến hết bài?-Chân thành hồn nhiên, ngây thơ, trong trắng, băn khoăn, vẩn vơ,quanh quẩn, cố vùng thoát mà chưa thoát.- Khi tìm thấy lí tưởng: Say mê, sung sướng nhẹ nhàng như được nâng cánh bay lênchín tầng cao bát ngát. Câu 5: Nhận xét chung về sự vận động của tâm trạng tác giả trong bài thơ?Mạch vận động tâm trạng trong bài thơ: Bị giam trong tù- trưa hiu quạnh- tiếng hò gợi nhớ cảnh quê, người quê, quá khứ hồn quê, con đường đi tìm lí tưởng của bản thân- trở về hiện tại, buồn , nhớ mơ ước, hi vọng, tiếng hò xao xuyến lại vang vọngĐọc thêm: Tương tư (Nguyễn Bính)Đọc tiểu dẫn nêu nhữngnét chính về nhà thơNguyễn Bínhvà xuất xứ bài thơ?Tương tư (nguyễn bính) 1.Tác giả: - Nguyễn Bính là nhà thơ mới giai đoạn 1930-1941 có hướng đi riêng: tìm về với hồn thơ dân tộc ,được coi là “thi sĩ của đồng quê”, “thi sĩ của hồn quê”, “nhà thơ chân quê”; Trong thơ Nguyễn Bính có “ hồn xưa của đất nước”.2- Xuất xứ: Bài thơ rút trong tập “ Lỡ bước sang ngang” (1940), rất tiêu biểu cho phong cách “chân quê” của Nguyễn Bính.I. Tiểu dẫn:Đọc và nêu nội dung chủ đề của bài thơ? Tương tư (Nguyễn Bính)3. Chủ đề: Bài thơ là sợ giãi bày nỗi lòng mong nhớ, yêu thương của chàng trai đang yêu đơn phương say đắm. Hoạt động theo nhóm – từng bàn thảo luận và cử đại diện trình bày. Các nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung:Tổ 1: Câu 1. Tổ 2: Câu 1. Tổ 3: Câu 3.Tổ : Câu 4. Tương tư (nguyễn bính) Câu1: Em cảm nhận nhưthế nào vềnỗi nhớ mongvà những lời kể lể tráchmóc của chàng trai trong bài thơ? Tình cảm của chàng trai đã được đền đáp hay chưa?II. Hướng dẫn đọc thêm:Tương tư( Nguyễn Bính) Tương tư là nỗi nhớ mong của trai gái khi yêu nhau. Nhưng trong bài thơ , tương tư là nỗi nhớ mong của của chàng trai với cô gái mình đang yêu trong tình yêu đơn phương. Nỗi nhớ mong thật khắc khoải, da diết: “ Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông - Một người chín nhớ mười mong một người”-> Cách nói bóng gió mang hiệu quả là hai miền không gian đang nhớ nhau, nỗi nhớ sâu sắc: chín nhớ mười mong Tương tư (Nuyễn Bính)- Những lời kể lể: Kể lể về thời gian “Ngày qua ngày .lá vàng”->Đợi chờ làm cây héo úa, làm người héo hon Chuyển sang trách móc: “ Bảo rằng cách trở đò ngang.xa xôi”Rồi hờn giận: “ Tương tư thức mấy đêm.biết cho”- Cuối cùng đọng lại là nỗi khát khao cháy bỏng: “ Bao giờ bếnnhau”- Tình yêu của chàng trai thật mãnh liệt nhưng tình cảm của chàng chưa được đền đáp, nên khắc khoải trong nhớ nhung chờ đợi. Tương tư ( Nguyễn Bính)Câu 2: Theo em, cách bày tỏ tình yêu, giọng điệu thơ, cách so sánh, ví vonởbài thơ này có những điểm gì đáng lưu ý?Tương tư (nguyễn bính) Cách bày tỏ tình yêu thật chân thành, tha thiết mà rất kín đáo tế nhị: + Cách so sánh đặc sắc: phổ quát hoá tương tư, gán cho nó bản chất tự nhiên, so sánh trạng thái nhớ thương của trai gái khi yêu và qui luật tự nhiên của tạo vật. + Lối ví von bằng những hình ảnh ẩn dụ: đò gặp bến, cau nhớ trầu, hoa khuê các gặp bướm giang hồ+TT + Giọng điệu thơ chuyển đổi: kể lể-> trách móc-> hờn giận-> khao khát-> khẳng định nỗi nhớ mong chờ đợi.+ Những câu thơ lục bát uyển chuyển ngọt ngào càng làm cho nỗi tương tư da diết. Tất cả thật gần gũi, mộc mạc đậm chất dân gian. Câu 3: Hoài Thanh cho rằng, trong thơ Nguyễn Bính có“hồn xưa của đất nước” . Qua bài thơ “Tương tư”, em có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao? Nhất trí với ý kiến của Hoài Thanh vì: Bài thơ đã thể hiện được “ Hồn xưa của đất nước”:+ Bản chất của người thôn quê trong sáng, thuần hậu, thiết tha+ Vẻ đẹp của cảnh sắc làng quê, văn hoá làng quê: Thôn Đoài, thôn Đông, bến đò, đình làng, cau trầu. + Bài thơ khép lại bằng một nỗi nhớ mang đậm sắc thái dân gian “ Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”. Sắc thái dân gian khiến nỗi nhớ mong da diết khắc khoải mà không bi luỵ, buồn bã. + Bài thơ còn có giá trị mãi đến mai sau bởi tương tư là tâm trạng phổ quát của những người đang yêu và thể hện vẻ đẹp của làng quê Việt Nam từ xưa đến nay. Chiều xuân ( Anh thơ) Qua tiểu dẫn, nêu ngắn gọn về tác giả Anh Thơ và xuất xứ bài thơ “Chiều xuân”?Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân:Tóm tắt ngắn gọn nội dung tiểu dẫnI. Tiểu dẫn:Tác giả:Anh Thơ là nhà thơ mới (1932- 1941).Bà có sở trường viết về cảnh sắc nông thôn, gợi được không khí và nhịp sống đồng quê miền Bắc.Bà là nữ thi sĩ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại.2. Xuất xứ: Bài thơ được rút trong tập thơ “Bức tranh quê” (1941). Bài thơ là bức tranh xuân nơi đồng quê miền Bắc nước ta.3. Chủ đề: Bài thơ là bức tranh xuân êm đềm thơ mộng nơi đồng quê miền Bắc nước ta.Đọc và nêu nội dung chủ đề của bài thơ?Chiều xuân(anh Thơ) Câu1:Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút Anh Thơ hiện lên như thế nào? Hãy chỉ ra nét riêng của bức tranh đó?II. Hướng dẫn đọc thêm:Cảnh chiều xuân ở nông thôn miền Bắc hiện ra - Khổ 1: Con đò nằm im trên bến vắng, dòng sông chầm chậm trôi xuôi, quán tranh nghèo vắng khách, hoa tím rụng tơi bời.- Khổ 2: cảnh vật có sinh động nhưng vẫn nhẹ nhàng: Cỏ non xanh biếc trên sườn đê, đàn chim sáo mổ vu vơ, bướm bay rập rờn, trâu bò thong thả gặm cỏ dưới mưa.- Khổ 3: tiếp tục cảnh ấy: Cánh đồng lúa xanh, đàn cò bay, cái giật mình của cô thôn nữ yếm thắm đang làm cỏ  Ba khổ thơ là ba bức tranh nhỏ, tập hợp lại thành bức tranh cảnh chiều xuân trên cánh đồng ven đê xứ Bắc. Cảnh chiều xuân thật tĩnh lặng, êm đềm thơ mộng. Phả vào chút gì mơ màng , buồn xa vắng mà đẹp dịu dàng: mọi cảnh vật đều chìm mờ trong màn mưa xuân, mưa bụi êm êm, phơi phới bay từng hạt nhỏ, màu tím của hoa xoan . Câu 2: Em có cảm nhận gì về không khí và nhịpsống thôn quê trong bài thơ ? Không khí vànhịp sống ấy được gợi tả bằng nhữngtừ ngữ, chi tiết và bằng thủ pháp nghệ thuật nào? Không khí êm đềm, tĩnh lặng. Nhịp sống bình yên, chậm rãi như vẫn có từ ngàn đời.- Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện: êm êm, bến vắng, đò biếng lười, nằm mặc, trôi, nghèo, vắng lặng, tơi bời, tràn biếc, vu vơ, rập rờn, thong thả, xanh rờn,ướt lặng, chốc chốc vụt bay ra, cúi cuốc cào cỏ ruộng. Các danh từ chỉ cảnh vật, sự vật: mưa, con đò, dòng sông, quán tranh, con đê, đàn sáo, cánh buồm, trâu bò, lũ cò con, cánh đồng lúa, cô nàng yếm thắm..- Thủ pháp nghệ thuật: miêu tả trực tiếp, dùng động tả tĩnhChiều xuân (anh thơ) Hãy thống kê những từ láy trong bài thơ và phân tích nét đặc sắc trong nhữngtừ láy đó ? Yêu cầu hoạt động cá nhân. Những từ láy gợi tả âm thanh, hình dáng , cảm xúc không khí: êm êm, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thảCó giá trị gợi tả rất tinh tế về âm thanh, hình dáng, màu sắc, cảm xúc nhẹ nhàng lâng lâng. Về nhà: Học thuộc lòng .- Nêu cảm nhận của em về một bài thơ hoặc đoạn thơ mà em thích nhất.- Chuẩn bị bài: Tiểu sử tóm tắt.

File đính kèm:

  • pptLai_TanHCMNho_dongTo_HuuTuong_tuNguyen_Binh.ppt