Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Bính

 -Ngôn ngữ thơ dung dị hồn nhiên,dân dã nhưng vẫn pha chất lãng mạn thơ mộng.

 -Sử dụng hệ thống ẩn dụ-hoán dụ-ước lệ một cách đặc sắc và sáng tạo

 -Sử dụng nhiều điệp từ,điệp ngữ

 -Sử dụng nhiều cặp hình tượng tượng trưng cho hạnh phúc lưa đôi.

 -Thơ lục bát mang chất biểu cảm nồng nàn

 

ppt40 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 733 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Bính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ơi đèn ?Làm sao cho bút gần nghiên suốt đời ?Làm sao ? anh khen em tài ?Làm sao ? em đáp một lời làm sao ... ? Bài thơ của ông được đăng báo đầu tiên là bài Cô hái mơ. Năm 1937 Nguyễn Bính gửi tập thơ Tâm hồn tôi tới dự thi và đã được giải khuyến khích của nhóm Tự lực văn đoàn. Những năm đầu thập niên 1940, Nguyễn Bính nhiều lần lưu lạc vào miền Nam. Lúc này ông đổi tên là Nguyễn Bính Thuyết. Năm 1943, Nguyễn Bính lại đi vào miền Nam lần thứ ba và đã gặp Đông Hồ, Kiên Giang. Có lúc ông cư ngụ trong nhà Kiên Giang. Đó là thời ông viết những bài Hành Phương Nam, Tặng Kiên Giang, Từ Độ Về Đây... Chính vì vậy ông được gọi là "thi sỹ giang hồ". Từ độ về đây sống rất nghèoBạn bè chỉ có gió trăng theoNhững thằng bất nghĩa xin đừng tớiHãy để thềm ta xanh sắc rêu.(Từ Độ Về Đây - 1943)Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở miền Nam. Đến năm 1954, khi Hiệp định Genève chia đôi đất nước, Nguyễn Bính tập kết về Bắc năm 1955 và được bố trí phục vụ trong Hội Nhà Văn ở Hà Nội một thời gian. Năm 1956, ông được giao nhiệm vụ phụ trách tờ Trăm Hoa (nguyên văn trong tài liệu của Hội Nhà Văn) và tham gia vào phong trào Nhân văn - Giai phẩm. Đến năm 1958, bị buộc chuyển về tỉnh nhà Nam Định, làm việc tại Ty Văn hoá Nam Định cho đến khi mất. Con người Nguyễn Bính: 	Ông là một con người nhạy cảm với thời đại đầy biến động,ông cũng là người muốn bảo tồn và duy trì những giá trị truyền thống.Là một nhà thơ mới nhưng ông lại trở về đào sâu vào truyền thống dân gian nên đã đem đến cho thơ mình một vẻ đẹp Chân quê.Tương tưNguyễn BínhVề bài thơ : a.Bài thơ được viết tại làng Hoàng Mai (quận Hoàng Mai ngày nay) vào năm 1939 và được đưa vào tập thơ Lỡ bước sang ngang (1940). b.Bố cục:Bài thơ chia làm 3 phần +Phần 1:Bốn câu thơ đầu-Khơi nguồn tương tư-Căn bệnh của tình yêu đơn phương của tôi. +Phần 2:từ Hai thôn chung lại..đếnGặp nhau?-là sự giãi bày tâm trạng tương tư. +Phần 3:Bốn câu thơ cuối-Trở lại nỗi nhớ của Thôn Đoài của Cau liên phòng.Tương tư Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,Một người chín nhớ mười mong một người.Gió mưa là bệnh của giời,Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Hai thôn chung lại một làng,Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này ?Ngày qua ngày lại qua ngày,Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.Bảo rằng cách trở đò giangKhông sang là chẳng đường sang đã đànhNhưng đây cách một đầu đình,Có xa xôi mấy mà tình xa xôi...Tương tư thức mấy đêm rồi,Biết cho ai biết, ai người biết cho !Bao giờ bến mới gặp đò ?Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau ? Nhà em có một giàn giầuNhà anh có một hàng cau liên phòng.Thôn Đoài thì nhớ thôn ĐôngCau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào ?Nguyễn Bính 	Tương tư là tâm trạng thương nhớ trong tình yêu đôi lứa,thường là tình yêu đơn phương xa cáchđó là một phức hợp cảm xúc khác nhau với những diễn biến nhiều khi trái ngược nhau mà thống nhất rất khó nắm bắt và lí giải. 	Khổ thơ đầu nói lên nỗi “nhớ”, nỗi “mong” của kẻ đang yêu, nỗi nhớ mong đầy ắp trong lòng, đã thành “bệnh” bởi lẽ “tôi yêu nàng”: 	Thôn Đoài ngồi nhớ thôn ĐôngMột người chín nhớ mười mong một ngườiGió mưa là bệnh của giờiTương tư là bệnh của tôi yêu nàng 	Nỗi niềm Tương tư được Nguyễn Bính thể hiện bằng những sắc thái muôn thuở của chuyện trai gái yêu nhau mà phải xa cách.Có nhớ nhung,có trách móc,có hờn giận và dĩ nhiên có cả khắc khoải đợi chờ,nỗi niềm tương tư ấy thật tha thiết,chân thành. 	 Thôn Đoài và thôn Đông là nơi mà nhà Tôi và nhà Nàng đang ở.Cách sử dụng hoán dụ-nhân hoá kết hợp với thành ngữ và nghệ thuật phân hợp số từ-vị ngữ (Chín,mười,nhớ mong = Chín nhớ mười mong) làm cho lời thơ trở nên bình dị mà hồn nhiên đằm thắm.Nỗi nhớ ấy không chỉ đầy ắp,da diết trong lòng chàng trai đa tình mà còn tràn ngập cả xóm thôn,cả thôn Đông lẫn thôn Đoài. 	Yêu cô gái mà chàng trai đã thành bệnh cũng như bệnh nắng mưa của trời vậy.Cách so sánh bệnh giời với bệnh tương tư của tôi yêu nàng Nguyễn Bính đã diễn tả một cách hồn nhiên,thú vị về nỗi buồn tương tư trong tình yêu là lẽ tự nhiên,là tất yếu.Yêu thì mong được gần nhau,mà xa nhau thì lại nhớ,yêu lắm thì nhớ nhiều,mà nhớ nhiều thì càng tương tư. Sự giãi bày tâm trạng tương tư của chàng trai Hai thôn chung lại một làngCớ sao bên ấy chẳng sang bên này?Bao giờ bến mới gặp đò?Hoa khuê các,bướm giang hồ gặp nhau? 	Trước hết đó là nỗi băn khoăn,thắc mắc.Tuy chẳng được ở gần nhau Bên giậu mồng tơi,Bên giàn thiên lýnhưng tôi với nàng gần gũi biết bao vì Hai thôn chung lại một làng,Có mong,có nhớ mà chẳng được đáp lại nên băn khoăn,thắc mắc biết ngỏ cùng ai bây giờ? Một câu hỏi không lời đáp cất lên một cách não nề: Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? 	Đã bao lâu rồi chưa được gặp nàng,nỗi buồn tương tư càng da diết,nôn nao: Ngày qua ngày lại qua ngàyLá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng 	Ba chữ Ngày kết hợp với chữ Qua và một chữ Lại diễn tả một nỗi buôn triền miên,dằng dặc.Từ mùa xuân khi lá còn Xanh vậy mà nay đã cuối thu Cây lá vàng,thế mà Bên ấy chẳng sang bên này?Làm sao chẳng mỏi mòn,mong nhớ?Làm sao chẳng tàn úa như lá vàng mùa thu?Nguyễn Bính đã học tập cách nói của dân gian là:Lấy cây cỏ sắc màu để diễn tả thời gian ly cách.Thời gian tâm lí,thời gian tâm trạng:dằng dặc mong nhớ,triền miên,buồn trông được nói một cách rất thơ đậm đà,ý vị. Chàng trai ây thắc mắc rồi trách móc rồi hờn tủi để rồi băn khoăn tự hỏi,tự giày vò mình:Bảo rằng cách trở đò giangKhông sang là chẳng đường sang đã đànhNhưng đây cách một đầu đình Có xa xôi mấy mà tình xa xôiTương tư thức mấy đêm rồi Biết cho ai,hỏi ai người biết cho! 	Giá mà xa xôi,cách trở thi chàng trai còn được an ủi phần nào vì dù sao nàng là phận con gái để đến bên chàng thì kèm theo đó là bao nhiêu khó khăn và điều tiếng.Nhưng buồn và thương thay họ ở rất gần nhau chỉ cách có một đầu đình mà thôi.Chàng băn khoăn tự hỏi nhưng cũng chỉ biết hỏi mình mà thôi,càng hỏi thì lại càng cô đơn lẻ loi,hờn tủi. Và rồi trải qua những Chín nhớ mười mong hết trách móc hờn dỗi rồi lại trông đợi cầu mong:Bao giờ bến mới gặp đò?Hoa khuê các,bướm giang hồ gặp nhau?	Vận dụng lối nói ước lệ,ẩn dụ trong ca dao Bến và Đò và trong thơ văn truyền thống Hoa khuê các và Bướm giang hồ để thể hiện một nỗi ước mong,một niềm khao khát về tình yêu hạnh phúc của lứa đôi rất thiết tha.Cái tôi trữ tình của chàng trai đa tình,nỗi buồn tương tư,nỗi khát khao về hạnh phú Của tôi yêu nàng trở thành cái chung của nhiều chàng trai cô gái khác.Vì thế mà đã bao năm qua tiếng thơ Tương tư vẫn được bao thế hệ độc giả trân trọng coi nó như tâm hồn mình,tiếng lòng mình vậy. 	Ở đoạn thơ này chàng trai lúc thì trách móc, lúc thì nhắn hỏi liên tiếp mà nàng vẫn hững hờ,có đi mà chẳng có lại,đó chỉ là chuyện hão huyền vô vọng,vì đó là một tình yêu đơn phương.Bởi vậy nhớ và mong,trách và hỏi đâu mơ hồ,vu vơ.Ở đời vẫn có những chuyện tình như thế,lãng mạn như thế.Ai biết tình ai có đậm đà? (Hàn Mặc Tử)Nhớ mình ra ngẩn vào ngơTrông mây trông nước naychờ mai mong. (Tản Đà)Ước mơ muôn đời của tình yêu đôi lứa: Nhà em có một giàn giầuNhà anh có một hàng cau liên phòngThôn Đoài thì nhớ thôn ĐôngCau thôn Đoài thì nhớ giầu không thôn nào? 	Có một giàn giầu,Có một hàng cau liên phòng,Nhà anh,Nhà emmới đều chỉ có một nghĩa là còn lẻ loi,đơn chiếc.Anh và em vẫn đôi nơi:Anh ở thôn Đoài,em ở thôn Đông,vẫn còn xa cách quá chừng.Vẫn là một trời mong nhớ Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông.Anh nhớ em tưởng như Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào? 	Hình ảnh ẩn dụ Giầu-Cau dân dã biểu lộ niềm mơ ước:Duyên trầu cau cũng là duyên lứa đôi son sắt,bền chặt.Cấu trúc song hành gợi tả mối quan hệ gắn bó của đôi trai gái trong một tình yêu đẹp :Nhà tôi và nhà em,thôn Đoài và thôn Đông.trầu và cau. 	Tình yêu là chuyện muôn đời của lứa đôi,của trai gái.	Nguyễn Bính đã diễn đạt tinh tế,đậm đà nhiều man mác,bâng khuâng.Mơ ước về trái ngọt hạnh phúc sẽ làm lịm môi,mơ ước về con thuyền tình sẽ cập bến hạnh phúcĐó là mơ ước đẹp đẽ rất nhân văn. TỔNG KẾT BÀI THƠ1.Nghệ thuật: -Ngôn ngữ thơ dung dị hồn nhiên,dân dã nhưng vẫn pha chất lãng mạn thơ mộng. -Sử dụng hệ thống ẩn dụ-hoán dụ-ước lệ một cách đặc sắc và sáng tạo -Sử dụng nhiều điệp từ,điệp ngữ -Sử dụng nhiều cặp hình tượng tượng trưng cho hạnh phúc lưa đôi. -Thơ lục bát mang chất biểu cảm nồng nàn2.Nội dung: 	Bài thơ thể hiện một tình cảm thiết tha,rạo rực,chân thành của chàng trai với cô gái nhưng tình yêu đơn phương thầm kín đó cô gái không thể cảm nhận và không thể đáp lại nỗi mong mỏi khát khao của chàng trai,cho đến cuối bài thơ dù đã ước ao và khát vọng sum họp nhưng niềm hạnh phúc ấy chỉ là trong ý nghĩ của chàng trai tự an ủi mình mà thôi.Nhưng điều đáng trân trọng là dù cô gái không đáp lại tình cảm của minh nhưng chàng trai vẫn dành cho cô gái những tình cảm tốt đẹp như ngày nào. Nguyễn Bính mất sáng ngày 20 tháng 1 năm 1966, tức ngày 29 tháng chạp âm lịch xuân Ất Tị, tại nhà một người bạn ở huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Khi đó không một người vợ con ruột thịt nào của ông có mặt.Nguyễn Bính được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000. Các tác phẩm của Nguyễn Bính có thể chia làm hai dòng "lãng mạn" và "cách mạng" mà dòng nào cũng có số lượng đồ sộ nhưng khi nói về Nguyễn Bính là nói về nhà thơ lãng mạn của làng quê Việt nam. Thơ Nguyễn Bính đến với bạn đọc như một cô gái quê kín đáo, mịn mà, duyên dáng. Người đọc thấy ở thơ ông những nét dung dị, đằm thắm, thiết tha, đậm sắc hồn dân tộc, gần gũi với ca giao. Cái tình trong thơ Nguyễn Bính luôn luôn mặn mà, mộc mạc, sâu sắc và tế nhị hợp với phong cách, tâm hồn của người Á đông. Vì vậy thơ Nguyễn Bính sớm đi sâu vào tâm hồn của nhiều lớp người và đã chiếm lĩnh được cảm tình của đông đảo bạn đọc từ thành thị đến nông thôn. Đặc biệt là lớp người bình dân, họ thuộc lòng , ngâm nga nhiều nhất. Vì ngoài phần ngôn ngữ bình dân dễ hiểu, dễ thuộc còn một vấn đề khác khiến thơ ông trường tồn chính là tiếng nói trong thơ ông cũng là tiếng nói của trái tim nhân dân thời đó. Phần trình bày của chúng em đến đây là hết. Cám ơn quý thầy cô đã quan tâm theo dõi!Chúc quý thầy cô và các bạn một năm mới an khang, thịnh vượng, may mắn, hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công!!!!XIN CHÀO VÀ HẸN GẶP LẠI

File đính kèm:

  • pptTRƯỜNG THPT QUỐC HỌC HUẾ.ppt