Bài giảng Sinh học Lớp 10 - Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật - Lê Thị Thơm
I/ CHẤT HÓA HỌC
II/ CÁC YẾU TỐ LÍ HỌC
Chất dinh dưỡng
Là những chất giúp cho VSV đồng hóa và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng.
Bao gồm:
+ Các chất hữu cơ như cacbonhidrat, lipit, prôtêin là các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.
+ Các chất vô cơ chứa các nguyên tố vi lượng như Mn, Zn, Mo có vai trò trong quá trình thẩm thấu, hoạt hóa enzim.
Nhân tố sinh trưởng: Là chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật nhưng chúng không tự tổng hợp được.
Vi sinh vật khuyết dưỡng: Là vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng.
Vi sinh vật nguyên dưỡng: Là vi sinh vật tự tổng hợp được các chất.
Chào mừng quí thầy cô về dự giờ lớp 10/20 Tiết 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT GVHD: Trần Thu Nga GSTT: Lê Thị Thơm Kiểm tra bài cũ Câu 1: Sinh trưởng của VSV là gì? Câu 2: Nêu đặc điểm sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục? I/ CHẤT HÓA HỌC II/ CÁC YẾU TỐ LÍ HỌC BÀI 27 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT I/ CHẤT HÓA HỌC 1/ Chất dinh dưỡng Chất dinh dưỡng? I/ CHẤT HÓA HỌC 1/ Chất dinh dưỡng - Là những chất giúp cho VSV đồng hóa và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng. - Bao gồm: + Các chất hữu cơ như cacbonhidrat, lipit, prôtêin là các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật. + Các chất vô cơ chứa các nguyên tố vi lượng như Mn, Zn, Mo có vai trò trong quá trình thẩm thấu, hoạt hóa enzim. Nhân tố sinh trưởng: Là chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật nhưng chúng không tự tổng hợp được. + Vi sinh vật khuyết dưỡng: Là vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng. + Vi sinh vật nguyên dưỡng: Là vi sinh vật tự tổng hợp được các chất. Có thể dùng vsv khuyết dưỡng E.coli triptôphan âm để kiểm tra thực thẩm có triptôphan hay không? Vì sao? Có thể. Vì: VSV chỉ mọc được khi môi trường có triptôphan Các chất hóa học Cơ chế tác động Ứng dụng Hợp chất phênol Biến tính prôtêin , các loại màng tế bào Khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện Các loại cồn (êtanol, Izôprôpanol, 70 – 80%) Thay đổi khả năng cho qua của lipit ở màng sinh chất Thanh trùng trong y tế, phòng thí nghiệm Iôt, rượu iôt (2%) Ôxi hóa các thành phần tế bào Diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện Clo (natri hipoclorit), cloramin Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng oxi hóa mạnh Thanh trùng nước máy, nước các bể bơi, công nghệ thực phẩm Các hợp chất kim loại nặng (thủy ngân, bạc) Gắn vào nhóm SH của prôtêin làm cho chúng bất hoạt Diệt bào tử đang nảy mầm, các thể sinh dưỡng Các anđêhit (phoocmanđêhit 2%) Bất hoạt các prôtêin Sử dụng rộng rãi trong thanh trùng Các loại khí êtilen oxit (10 - 20%) Oxi hóa các thành phần tế bào Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại Các chất kháng sinh Diệt khuẩn có tính chọn lọc Dùng trong y tế, thú y 2/ Chất ức chế sự sinh trưởng Chất ức chế sinh trưởng là gì? Kể một số chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học, gia đình? 2/ Chất ức chế sự sinh trưởng Chất ức chế sinh trưởng là những chất kìm hãm sự sinh trưởng của VSV Khử khuẩn nguồn nước bằng cloramin B Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không? - Khi rửa rau sống nên ngâm với nước muối pha loãng 5- 10 phút để gây co nguyên sinh làm cho vi sinh vật không thể phân chia được hoặc ngâm rau trong thuốc tím pha loãng, thuốc tím có tác dụng oxi hóa rất mạnh. Vì sao khi rửa sống rau nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5- 10phút? II/ CÁC YẾU TỐ LÍ HỌC Nhiệt độ Độ ẩm pH Ánh sáng Áp suất thẩm thấu Những yếu tố vật lí nào ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật ? Các y ếu tố Ảnh hưởng Vai trò Ứng dụng Nhiệt độ Độ ẩm pH Ánh sáng Áp suất thẩm thấu Nghiên cứu mục II. Các yếu tố lí học SGK trang 107, 108 và hoàn thành phiếu học tập sau: 1. Nhiệt độ - Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến tốc độ các phản ứng sinh hóa trong tế bào VSV sinh sản nhanh hay chậm. VSV ưa lạnh (thấp hơn 15 0 C) VSV ưa ấm (20 - 40 0 C) VSV ưa nhiệt (55 – 65 0 C) VSV ưa siêu nhiệt (85-110 0 C) Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt * Vai trò: Sử dụng nhiệt độ để thanh trùng, nhiệt độ thấp kìm hãm sự sinh trưởng của VSV * Ảnh hưởng * Ứng dụng Tủ sấy trong phòng thí nghiệm, y tế: khử trùng dụng cụ Nấu chín thức ăn Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh Nhiệt độ động vật chủ (là nhiệt độ ấm 20 – 40 o C) Nhiệt độ nào thích hợp cho sự sinh trưởng của VSV kí sinh động vật? 2. Độ ẩm - Hàm lượng nước quyết định độ ẩm, nước là dung môi hòa tan các chất, tham gia vào quá trình thủy phân các chất. - Vai trò: Khống chế sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật. Phơi Sấy khô - Ứng dụng 3. pH * Ảnh hưởng: đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP VSV ưa axit (pH 0-5,5) VSV ưa trung tính (pH 5,5 – 8) VSV ưa kiềm (pH 8-11,5) Dựa vào pH môi trường - Vai trò: ức chế hoạt động của enzim, hoạt động chuyển hóa vật chất. *Ứng dụng: + Lên men sữa chua làm giảm pH Hạn chế vsv gây bệnh. + Thêm chanh vào các loại thức ăn: mắm, chao, để ức chế hoạt động của VSV. 4. Ánh sáng - Tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng. - Vai trò: bức xạ ánh sáng dùng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật như: làm biến tính Axit nuclêic ion hóa prôtêin, gây đột biến Axit nuclêic. - Ứng dụng: Diệt khuẩn trong phòng thí nghiệm Phơi đồ ở ngoài trời nắng Sử dụng ánh sáng để điều trị bệnh do vi khuẩn Trị viêm nang lông 1 . Nồng độ chất tan cao hơn trong TB(môi trường ưu trương) TB ban đầu 2 . Nồng độ chất tan thấp hơn trong TB(môi trường nhược trương) Co nguyên sinh Trương nước 5/ Áp suất thẩm thấu - Gây co nguyên sinh làm cho vi sinh vật không phân chia được. - Vai trò: ức chế sự phân chia của VSV Bảo quản lương thực, thực phẩm bằng cách muối mặn (chanh muối, mắm, cải mặn), bảo quản bằng đường (các loại mứt kẹo, nước quả) Rửa rau sống bằng nước muối - Ứng dụng: Loài Herminiimonas glaciei Chi Pyrodictium Vi khuẩn than Loài Deinococcus peraridilitoris VSV ưa lạnh VSV ưa siêu nhiệt VSV ưa ấm VSV ưa nhiệt CỦNG CỐ Câu 1. Những VSV sống trong những điều kiện t 0 sau thuộc nhóm nào? CỦNG CỐ Câu 2. Nhân tố sinh trưởng là: Chất rất cần mà cơ thể không tự tổng hợp được, phải thu nhận từ môi trường. Chất rất cần và cơ thể tự tổng hợp được. Chất không cần nhưng cơ thể tự tổng hợp được. Chất không cần và cơ thể không tự tổng hợp được A B C D A Câu 3. Trong sữa chua hầu như không có VSV gây bệnh vì: Đường trong sữa chua đã bị sử dụng hết Lactôzơ trong sữa quá nhiều kìm hãm VSV gây bệnh. Sữa chua được thanh trùng nên không còn VSV gây bệnh Axit lactic trong sữa chua làm pH thấp kìm hãm VSV gây bệnh. D C B A D Dặn dò Học bài cũ và trả lời các câu hỏi cuối SGK Đọc mục “Em có biết” ở SGK/109 Nghiên cứu trước bài thực hành Cảm ơn ThầY cô và các em đã lắng nghe !!!
File đính kèm:
- bai_giang_sinh_hoc_lop_10_bai_27_cac_yeu_to_anh_huong_den_si.pptx