Bài giảng Sinh học Lớp 11 - Bài 16, Phần 2: Tiêu hóa ở động vật (Chuẩn kĩ năng)

Ở động vật ăn chuyên các loại thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nguồn gốc thực vật, ống tiêu hóa có những đặc điểm thích nghi với các loại thức ăn đó. Nội dung bài này chỉ đề cập đến đặc điểm tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật. Riêng động vật ăn tạp, điển hình là người đã được trình bày trong Sinh học lớp 8.

Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt:

Thức ăn của thú ăn thịt có đặc điểm gì?

Ống tiêu hóa của thú ăn thịt có một số đặc điểm cấu tạo và chức năng thích nghi với thức ăn là thịt mềm và giàu chất dinh dưỡng.

Ruột ở thú ăn thịt có đặc điểm gì?

 Ruột non ngắn: tiêu hóa và hấp thụ thức ăn

Ruột già ngắn: hấp thụ lại nước và thải chất cặn bã

- Ruột tịt nhỏ: hầu như không có tác dụng

Vì sao thú ăn thịt lại có ruột ngắn?

Thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thụ

 

ppt38 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sinh học Lớp 11 - Bài 16, Phần 2: Tiêu hóa ở động vật (Chuẩn kĩ năng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
KIỂM TRA 
BÀI CŨ 
Chọn câu đúng: 
A_tiêu hóa là quá trình làm biến đổi thức ăn thành các chất hưu cơ 
B_Tiêu hóa là quá trình tạo ra các chấy dinh dưỡng và năng lượng, hình thanh phân thải ra ngoài cơ thể. 
C_Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo năng lượng 
D_Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được 
TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT 
BÀI 16 
(TIẾP THEO) 
Ở động vật ăn chuyên các loại thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nguồn gốc thực vật, ống tiêu hóa có những đặc điểm thích nghi với các loại thức ăn đó. Nội dung bài này chỉ đề cập đến đặc điểm tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật. Riêng động vật ăn tạp, điển hình là người đã được trình bày trong Sinh học lớp 8. 
Kể tên vài loại động vật ăn thịt ? 
V. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA Ở THÚ ĂN THỊT VÀ THÚ ĂN THỰC VẬT: 
1. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt : 
 Thức ăn của thú ăn thịt có đặc điểm gì ? 
ruột non 
ruột già 
dạ dày 
Miệng 
Ống tiêu hóa của thú ăn thịt có một số đặc điểm cấu tạo và chức năng thích nghi với thức ăn là thịt mềm và giàu chất dinh dưỡng. 
Răng có một số đặc điểm phù hợp với tiêu hóa thịt. Thú ăn thịt hầu như không nhai thức ăn. Chúng dùng răng cắt, xé nhỏ thức ăn và nuốt. 
Răng cửa 
Răng nanh 
Răng hàm 
Răng ăn thịt 
Răng cạnh hàm 
Sự phân hóa của bộ răng 
Răng cửa : 
Nêu đặc điểm và công dụng của rang cửa ? 
Nhọn , sắc → găm và lấy thịt ra khỏi xương 
Răng nanh 
Nhọn và dài → cắm chặt vào con mồi và giữ con mồi 
Nêu đặc điểm và công dụng của rang nanh ? 
Răng cạnh hàm 
Răng ăn thịt 
 Răng cạnh hàm và răng ăn thịt có vai trò gì ? 
Lớn , sắc có nhiều mấu dẹt → cắt nhỏ thịt để dễ nuốt 
Răng hàm 
Nhỏ → ít sử dụng 
Dạ dày 
Dạ dày ở thú ăn thịt có đặc điểm gì ? 
Dạ dày đơn to chứa được nhiều thức ăn. Thức ăn là thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học (nhờ pepsin) trong dạ dày giống như người. 
Ruột non 
Ruột già 
Ruột tịt 
Ruột ở thú ăn thịt có đặc điểm gì ? 
 Ruột non ngắn : tiêu hóa và hấp thụ thức ăn 
 Ruột già ngắn : hấp thụ lại nước và thải chất cặn bã 
- Ruột tịt nhỏ : hầu như không có tác dụng 
Vì sao thú ăn thịt lại có ruột ngắn ? 
Thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thụ 
Bộ phận 
Cấu tạo 
Chức năng 
Răng 
Dạ dày 
Ruột 
Dạ dày đơn , to 
- Răng cửa : hình nêm 
- Răng nanh : nhọn 
- Răng cạnh hàm : lớn 
- Răng hàm : nhỏ 
- Gặm và lấy thịt ra 
- Cắm và giữ con mồi 
 Cắt nhỏ thịt để dễ nuốt 
- Ít sử dụng 
Chứa thức ăn , thức ăn được tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học 
- Ruột non: ngắn 
 Ruột già : ngắn 
- Manh tràng : nhỏ 
- Tiêu hóa và hấp thụ thức ăn 
- Hấp thụ lại nước và thải chất cặn bã 
- Hầu như không có tác dụng 
Cấu tạo của răng , dạ dày và ruột phù hợp với chức năng tiêu hóa như thế nào ? 
2. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật : 
 Thức ăn của thú ăn thực vật có đặc điểm gì ? 
Ống tiêu hóa cua thú ăn thực vật có một số đặc điểm cấu tạo và chức năng thích nghi với thức ăn thực vật cứng và khó tiêu hóa (tế bào thực vật có thành xenlulôzơ). 
Răng có một số đặc điểm phù hợp với tiêu hóa thức ăn thực vật. Thú ăn thực vật thường nhai kĩ thức ăn và tiết ra nhiều nước bọt. 
Răng của động vật ăn cỏ 
Răng cửa 
Tấm sừng 
Răng hàm 
Răng cạnh hàm 
Răng nanh 
Tấm sừng 
Ở thú ăn cỏ , tấm sừng có chức năng gì ? 
Giúp răng hàm dưới tì vào để giữ và giật cỏ 
Răng nanh 
Răng cửa 
Răng nanh và răng cửa có vai trò gì ? 
Giúp giữ và giật cỏ 
Răng hàm 
Răng cạnh hàm 
Răng nanh 
Răng cửa 
Răng hàm và răng trước hàm có chức năng gì ? 
Có nhiều gờ cứng → nghiền nát cỏ 
Động vật nhai lại (trâu, bò, cừu, dê) có dạ dày bốn ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. 
Dạ dày của động vật nhai lại 
Nêu quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày 4 ngăn ? 
Thức ăn → miệng → dạ cỏ → dạ tổ ong → miệng ( nhai lại ) → dạ lá sách → dạ múi khế 
Quá trình tiêu hóa cỏ trong dạ dày 4 ngăn của trâu có thể tóm tắt như sau: 
_Thức ăn (cỏ,rơm) được nhai qua loa ở miệng ,rồi được nuốt vào dạ cỏ.Ở đấy, thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ và các chất hưu cơ khác có trong cỏ. 
_Khoảng 30-60 phút sau thì ngừng ăn, thức ăn đã được lên men bởi vi sinh vật từ trong dạ cỏ được đưa dần sang dạ tổ ong và được ợ lên miệng để nhai kĩ lại. 
_Thức ăn(sau khi được nhai kĩ) cùng với số lượng lớn vi sinh vật quay trở lại thực quản và vào dạ lá sách hấp thụ bớt nước và chuyển vào dạ múi khế. 
_Dạ múi khế có chức năng giống như dạ dày của thú ăn thịt và ăn tạp. Dạ múi khế tiết ra pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ. 
Ruột non rất dài (ruột trâu bò dài khoảng 50m). Thức ăn đi qua ruột non trải qua quá trình tiêu hóa và hất thụ như trong ruột người. 
Manh tràng được coi như dạ dày thứ hai. Thức ăn đi vào manh tràng được vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng tiếp tục tiêu hóa. Các chất dinh dưỡng đơn giản tạo thành được hấp thụ qua thành manh tràng vào máu . 
Một số loài thú ăn thực vật như thỏ,ngựa có dạ dày đơn.Thức ăn thực vật được tiêu hóa và hấp thụ một phần trong dạ dày và ruột non. Phần thức ăn còn lại được chuyển vào manh tràng và tiếp tục được tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng. Manh tràng rất phát triển ở những loài thú ăn thực vật có dạ dày đơn. 
Bộ phận 
Cấu tạo 
Chức năng 
Răng 
- Răng cửa , răng nanh : to bản , bằng 
- Răng hàm : có nhiều gờ 
- Giữ và giật cỏ 
- Nghiền nát cỏ 
Dạ dày 
* Động vật nhai lại có 4 ngăn 
 - Dạ cỏ 
 - Dạ tổ ong 
 - Dạ lá sách 
 - Dạ múi khế 
* Động vật khác 
 - Dạ dày : to, 1 ngăn 
- Chứa , làm mềm , lên men thức ăn và tiêu hóa sinh học nhờ các VSV 
- Đưa thức ăn lên miệng nhai lại 
- Hấp thụ bớt nước 
- Tiết enzim Pepsin + HCl tiêu hóa prôtêin có ở VSV và cỏ 
- Chứa thức ăn , tiêu hóa cơ học và hóa học 
Ruột 
- Ruột non dài (50m) 
- Ruột già lớn 
- Manh tràng phát triển 
- Tiêu hóa và hấp thụ thức ăn 
- Hấp thụ lại nước và thải cặn bã 
- Tiêu hóa nhờ VSV, hấp thụ thức ăn 
2. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật : 
* Ruột : 
Ruột ở thú ăn cỏ có đặc điểm gì ? 
Vì sao thú ăn cỏ lại có ruột dài ? 
 Ruột non dài : tiêu hóa và hấp thụ thức ăn 
 Ruột già dài : hấp thụ lại nước và thải chất cặn bã 
- Manh tràng phát triển : có hệ vi sinh vật phát triển. 
Thức ăn khó tiêu hóa và khó hấp thụ ( ruột của động vật ăn cỏ dài tới 50m) 
 RĂNG 
Răng động vật ăn thực vật 
Răng động vật ăn thịt 
Thú ăn thịt 
Dạ dày 
Thú ăn thực vật 
Thú ăn thịt 
Ruột non 
Thú ăn thực vật 
Manh tràng 
Ruột già 
Thú ăn thịt 
Thú ăn thực vật 
Stt 
 Bộ phận 
Thú ăn thịt 
Thú ăn thực vật 
1 
Răng 
- Răng cửa : hình nêm 
- Răng nanh : nhọn 
- Răng hàm : nhỏ 
- Răng cửa , răng nanh : to bản , bằng 
- Răng hàm : có nhiều gờ 
2 
Dạ dày 
Dạ dày đơn , to 
* Động vật nhai lại có 4 ngăn 
 Dạ cỏ , dạ tổ ong , dạ lá sách , dạ múi khế 
* Động vật khác : Dạ dày : to, 1 ngăn 
3 
Ruột non 
- Ruột non: ngắn 
- Ruột già ngắn 
- Ruột non dài 
- Ruột già lớn 
4 
Manh tràng 
Manh tràng : nhỏ 
Manh tràng phát triển 
 Điểm khác nhau cơ bản về tiêu hóa thức ăn giữa thú ăn thịt và ăn thực vât ? 
Dạ dày 4 ngăn ( Trâu , bò ) 
Dạ dày đơn ( Thỏ , Ngựa ) 
* Dạ cỏ : Chứa , làm mềm , lên men thức ăn và tiêu hóa sinh học nhờ các VSV 
* Dạ tổ ong : đưa thức ăn lên miệng nhai lại 
* Dạ lá sách : hấp thụ bớt nước 
* Dạ múi khế : Tiết enzim Pepsin và HCl tiêu hóa prôtêin có ở VSV và cỏ 
* Dạ dày : to, 1 ngăn chứa thức ăn tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học 
* Ruột non: dài , tiêu hóa và hấp thụ thức ăn 
* Manh tràng : rất phát triển , có nhiều VSV cộng sinh tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác 
* Ruột già : hấp thụ nước và thải cặn bã 
HẾT 
THANK U!!!!!!!!!! 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_lop_11_bai_16_phan_2_tieu_hoa_o_dong_vat.ppt