Bài giảng Sinh học Lớp 11 - Bài 16, Phần 2: Tiêu hóa ở động vật - Nguyễn Văn Năm

Nhóm 1: Nhai lại thức ăn ở động vật có tác dụng gì?

Nhóm 2 : Vi sinh vật cộng sinh có vai trò gì đối với động vật nhai lại?

Nhóm 3:Tại sao ruột non của thú ăn thực vật dài hơn nhiều thú ăn thịt?

Nhóm 4: Ruột tịt ở thú ăn thịt hầu như không có chức năng trong khi manh tràng ở thú ăn thực vật lại rất phát triển, tại sao?

 

ppt25 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 28/03/2022 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sinh học Lớp 11 - Bài 16, Phần 2: Tiêu hóa ở động vật - Nguyễn Văn Năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CHÀO MỪNG 
QUÝ THẦY CÔ GIÁO 
VÀ CÁC EM HỌC SINH 
Kiểm tra bài cũ 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
Động vật ăn thịt : 1, 5 
Động vật ăn t/vật : 4, 6 
Động vật ăn tạp : 2, 3 
Tên 
bộ phận 
Động vật ăn thịt 
Động vật ăn thực vật 
Răng 
+ Răng cửa 
+ Răng nanh 
+ Răng trước hàm : 
+ Răng hàm : 
Dạ dày 
- Dạ dày là 1 cái túi lớn nên gọi là dạ dày đơn 
- Thịt được tiêu hóa .  
* Động vật nhai lại có 4 ngăn : 
+ Dạ cỏ : 
+ Dạ tổ ong : 
+ Dạ lá sách : 
+ Dạ múi khế : 
*.. 
Ruột non 
Manh tràng 
Nhóm 4: Ruột tịt ở thú ăn thịt hầu như không có chức năng trong khi manh tràng ở thú ăn thực vật lại rất phát triển , tại sao ? 
Nhóm 1: Nhai lại thức ăn ở động vật có tác dụng gì ? 
Nhóm 3:Tại sao ruột non của thú ăn thực vật dài hơn nhiều thú ăn thịt ? 
Nhóm 2 : Vi sinh vật cộng sinh có vai trò gì đối với động vật nhai lại ? 
Tiết 16, bài 16: TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT ( Tiếp theo ) 
V. Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật : 
Tên bộ phận 
Thú ăn thịt 
Thú ăn thực vật 
Răng 
- Răng cửa lấy thịt ra khỏi xương 
- Răng nanh nhọn và dài để cắm và giữ chặt con mồi 
- Răng trước hàm lớn , cắt thịt thành các mảnh nhỏ cho dễ nuốt 
- Răng hàm kích thước nhỏ , ít sử dụng 
- Răng nanh giống răng cửa . Khi ăn cỏ , các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ 
- Răng trước hàm và răng hàm phát triển có tác dụng nghiền nát cỏ khi nhai 
Tên bộ phận 
Thú ăn thịt 
Thú ăn thực vật 
Dạ dày 
- Dạ dày là 1 cái túi lớn nên gọi là dạ dày đơn 
Thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học giống như trong dạ dày người : dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn và làm thức ăn trộn đều với dịch vị . Enzim pepsin thủy phân prôtêin thành các peptit 
Động vật nhai lại có 4 ngăn 
- Dạ cỏ : Chứa , làm mềm , lên men thức ăn và tiêu hóa sinh học nhờ các VSV 
- Dạ tổ ong : Đưa thức ăn lên miệng nhai lại 
 - Dạ lá sách Hấp thụ bớt nước 
- Dạ múi khế : Tiết enzim Pepsin và HCl tiêu hóa prôtêin có ở VSV và cỏ 
Động vật khác : to, 1 ngăn(dạ dày đơn ) chứa thức ăn , tiêu hóa cơ học và hóa học 
- Ruột non dài 
- Các chất dinh dưỡng được 
tiêu hóa hóa học và hấp thụ 
trong ruột non giống như ở 
người 
Manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật . Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ qua thành manh tràng 
- Ruột non ngắn 
- Các chất dinh dưỡng 
được tiêu hóa hóa học và 
hấp thụ trong ruột non 
giống như ở người 
Ruột tịt không phát triển và không có chức năng tiêu hóa thức ăn 
Ruột non 
Manh tràng 
Thú ăn thực vật 
Thú ăn thịt 
Tên bộ phận 
Thức ăn 
Hãy vẽ sơ đồ đường đi của thức ăn trong dạ dày 4 ngăn của động vật nhai lại qua những dữ kiện sau : 
Thức ăn 
Miệng 
Dạ cỏ 
Dạ tổ ong 
Dạ lá sách 
Dạ Múi khế 
Thực quản 
Sơ đồ đường đi của thức ăn trong dạ dày 4 ngăn của động vật nhai lại : 
Thức ăn 
Miệng 
Dạ cỏ 
Dạ tổ ong 
Dạ múi khế 
Dạ lá sách 
Ruột 
Thực quản 
Răng trước hàm 
Răng hàm 
Răng nanh 
Răng hàm 
T â ́m 
sừng 
Răng cửa 
Dạ dày và ruột của chó 
Dạ dày và ruột của thỏ 
DẠ DÀY 4 NGĂN CỦA TRÂU 
DẠ DÀY ĐƠN TO 
DẠ DÀY ĐƠN 
Ruột non, ruột già và ruột của chó 
Dạ dày và ruột của thỏ 
Ruột non ngắn 
Ruột non dài 
Ruột tịt 
Manh tràng lớn 
Nhóm 1: Tác dụng của việc nhai lại thức ăn : 
Thức ăn được nhai kĩ  tăng diện tích tiếp xúc với men tiêu hoá  thức ăn được tiêu hoá tốt hơn . 
Nhóm 2: Tác dụng của vi sinh vật cộng sinh 
- Tiết enzim xenlulaza tiêu hoá xenlulôzơ của tế bào thực vật  axit béo , đồng thời tiết các enzim khác tiêu hoá các chất hữu cơ khác trong tế bào thực vật . 
- Nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật nhai lại 
Nhóm 3: Ruột non của thú ăn thực vật dài hơn nhiều thú ăn thịt : 
Do thức ăn thực vật khó tiêu và nghèo chất dinh dưỡng nên ruột non dài giúp có đủ thời gian tiêu hoá và hấp thụ . 
Nhóm 4: Manh tràng phát triển ở thú ăn thực vật hơn thú ăn thịt : 
Ở thú ăn thực vật : nơi cộng sinh của VSV tiêu hoá thực vật có xenlulôzơ . Thức ăn thịt dễ tiêu hoá và hấp thụ nên không cần tiêu hoá vi sinh vật 
Vì trong viên phân có màu xanh là những viên phân chưa được tiêu hoá hết , mặt khác trong viên phân đó lại có chứa nhiều vi sinh vật cộng sinh . Vì vậy ăn những viên phân này hoàn toàn có lợi trong tiêu hoá của thỏ . 
Em có biết : Vì sao thỏ lại ăn phân của mình ? 
Ủ thức ăn 
cho trâu , bò ? 
Cách tiến hành : 
B1: Vệ sinh thức ăn 
B2: Tưới nước có hoà phân(Đạm ) 
B3: Đậy và ủ kín 2-3 ngày  cho ăn 
Tác dụng : 
- Cung cấp lượng đạm cho VSV phân giải xenlulôzơ 
- Tăng lượng VSV phân giải xenlulôzơ  gia súc dễ tiêu hoá đồng thời lượng đạm cung cấp cũng được tăng lên 
Bài tập : 
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở thú ăn thực vật mà không có ở thú ăn thịt 
A. Có dạ dày đơn 
B. Tiêu hoá cơ học 
C. Tiêu hoá sinh học 
D. Có ruột tịt 
Câu 2: Thức ăn lần lượt qua các ngăn của dạ dày trâu , bò .. theo thứ tự : 
Dạ cỏ  Dạ múi khế  Dạ tổ ong  Dạ lá sách 
B. Dạ cỏ  Dạ tổ ong  Dạ múi khế  Dạ lá sách 
C. Dạ cỏ  Dạ múi khế  Dạ lá sách  Dạ tổ ong 
D. Dạ cỏ  Dạ tổ ong  Dạ lá sách  Dạ múi khế 
Hướng dẫn về nhà : 
- Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa trang 70 
- Trả lời các câu hỏi , bài tập trong bài tập , chuẩn bị tiết sau ôn tập . 
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ 
VÀ CÁC EM HỌC SINH 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_lop_11_bai_16_phan_2_tieu_hoa_o_dong_vat.ppt
Bài giảng liên quan