Bài giảng Sinh học Lớp 11 - Bài 32, Phần 2: Tập tính ở động vật (Bản đẹp)

Một số hình thức học tập ở động vật:

Nhiều hình thức học tập của động vật hình thành và biến đổi được là do học tập. Có nhiều hình thức học tập khác nhau. Sau đây là một số hình thức học tập chủ yếu của động vật.

Quen nhờn:

Quen nhờn là hình thức học tập đơn giản nhất. Động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào.

VD: Mỗi khi có bóng đen từ trên cao ập xuống, gà con vội vàng chạy đi ẩn nấp. Nếu kích thích (bóng đen) đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần mà không kèm theo nguy hiểm nào thì sau đó khi thấy bóng đen, gà con sẽ không chạy đi ẩn nấp nữa.

In vết:

In vết có ở nhiều loài động vật, dễ thấy nhất là ở chim.

Ví dụ: Ngay sau khi mới nở ra, chim non (bao gồm cả gà, vịt, ngỗng ) có “tính bám” và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên. Thường thì vật chuyển động chúng thấy trước tiên là chim mẹ. Tuy nhiên, nếu không có bố mẹ, chim non có thể in vết những con chim khác loài, con người, những vật chuyển động khác.

In vết có hiệu quả nhất ở giai đoạn động vật mới được sinh ra một vài giờ đồng hồ cho đến hai ngày, sau giai đoạn đó hiệu quả in vết thấp hẳn. Nhờ in vết, chim non di chuyển theo bố mẹ, do đó nó được bố mẹ chăm sóc nhiều hơn.

 

ppt31 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sinh học Lớp 11 - Bài 32, Phần 2: Tập tính ở động vật (Bản đẹp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
IV. Một số hình thức học tập ở động vật : 
	 Nhiều hình thức học tập của động vật hình thành và biến đổi được là do học tập. Có nhiều hình thức học tập khác nhau. Sau đây là một số hình thức học tập chủ yếu của động vật. 
 	Quen nhờn là hình thức học tập đơn giản nhất. Động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào. 
VD: Mỗi khi có bóng đen từ trên cao ập xuống, gà con vội vàng chạy đi ẩn nấp. Nếu kích thích (bóng đen) đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần mà không kèm theo nguy hiểm nào thì sau đó khi thấy bóng đen, gà con sẽ không chạy đi ẩn nấp nữa. 
1.Quen nhờn: 
 2. In vết: 
In vết có ở nhiều loài động vật, dễ thấy nhất là ở chim. 
. 
Ví dụ: Ngay sau khi mới nở ra, chim non (bao gồm cả gà, vịt, ngỗng) có “tính bám” và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên. Thường thì vật chuyển động chúng thấy trước tiên là chim mẹ. Tuy nhiên, nếu không có bố mẹ, chim non có thể in vết những con chim khác loài, con người, những vật chuyển động khác. 
In vết có hiệu quả nhất ở giai đoạn động vật mới được sinh ra một vài giờ đồng hồ cho đến hai ngày, sau giai đoạn đó hiệu quả in vết thấp hẳn. Nhờ in vết, chim non di chuyển theo bố mẹ, do đó nó được bố mẹ chăm sóc nhiều hơn. 
Vịt con theo mẹ 
Gà con theo “mẹ” là chó 
3. Điều kiện hoá: 
a) Điều kiện hóa đáp ứng (điều kiện hóa kiểu Paplop): 
Điều kiện hóa đáp ứng là hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời. 
Ví dụ : I.Paplop làm thí nghiệm vừa đánh chuông vừa cho chó ăn. Sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông và thức ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt. Sở dĩ như vậy là do trong trung ương thần kinh đã hình thành mối liên hệ thần kinh mới dưới tác động của hai kích thích đồng thời. 
b) Điều kiện hóa hành động (điều kiện hóa kiểu Skinner): 	Đây là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng (hoặc phạt), sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó. 
Ví dụ: 
 B. F. Skinner thả chuột vào lồng thí nghiệm. Trong lồng có một cái bàn đạp gắn với thức ăn. 
Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau một số lần ngẫu nhiên đạp phải và có thức ăn (phần thưởng), mỗi khi thấy đói bụng (không cần phải nhìn thấy bàn đạp), chuột chủ động chạy đến nhấn bàn đạp để lấy thức ăn. 
Mô hình thí nghiệm Skinner 
	Học ngầm là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được. Sau này, khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện lại giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự. 
4. Học ngầm 
Ví dụ: 
 Khi thả chuột vào một khu vực có rất nhiều đường đi, nó sẽ chạy đi thăm dò đường đi lối lại. 
Nếu sau đó, người ta cho thức ăn vào, con chuột đó sẽ tìm đường đến nơi có thức ăn nhanh hơn nhiều so với những con chuột chưa đi thăm dò đường đi ở khu vực đó. 
Đối với động vật hoang dã, những nhận thức về môi trường xung quanh giúp chúng nhanh chóng tìm được thức ăn và tránh thú săn mồi. 
Học khôn là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới. Học khôn chỉ có ở động vật có hệ thần kinh rất phát triển như người và các động vật khác thuộc bộ Linh trưởng. 
5.Học khôn: 
 Ví dụ: 
 Tinh tinh biết cách xếp các thùng gỗ chồng lên nhau để lấy chuối trên cao. Các động vật có xương sống khác không thuộc bộ Linh trưởng không có khả năng làm như vậy. 
Học khôn ở loài khỉ 
1/ Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng 
bày bát đĩa lách cách, nó đã vội chạy xuống 
bếp. Đây là ví dụ về hình thức học tập: 
 A. quen nhờn B. điều kiện hóa đáp ứng 
 C. học khôn D. điều kiện hóa hành động 
 2/Thầy toán yêu cầu bạn giải một bài tập đại số 
mới. Dựa vào những kiến thức đã có, bạn giải ra 
bài tập đó. Đây là ví dụ về hình thức học tập: 
 A. điều kiện hóa đáp ứng B. in vết 
 C. học ngầm D. học khôn 
B. điều kiện hóa đáp ứng 
D. học khôn 
3/Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ thụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa không thụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập: 
 A. in vết B. quen nhờn 
 C. học ngầm D. học khôn 
B. quen nhờn 
V- MỘT SỐ DẠNG TẬP TÍNH PHỔ BIẾN Ở ĐỘNG VẬT 
Tập tính ở động vật rất đa dạng và phong phú. 
Ở động vật có tổ chức thần kinh chưa phát triển đó là tập tính bẩm sinh. 
Ở động vật có hệ thần kinh phát triển, phần lớn tập tính kiếm ăn là do học tập từ bố mẹ, 
từ đồng lọai hoặc do kinh nghiệm của bản thân. 
1.Tập tính kiếm ăn 
Cá sấu ăn ếch 
Gấu bắt cá 
Hổ vồ trâu 
2.Tập tính bảo vệ lãnh thổ 
Động vật có tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình chống lại các cá thể khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn,nơi ở và sinh sản. 
Tập tính bảo vệ lãnh thổ của mỗi lòai rất khác nhau. Phạm vi bảo vệ lãnh thổ của mỗi loài là khác nhau. 
Báo đốm đứng canh lãnh thổ 
3.Tập tính sinh sản 
Phần lớn tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng. 
Cá sấu con 
Sự giao phối 
4.Tập tính di cư 
Một số loài cá, chim, thú,thay đổi nơi sống theo mùa. Chúng thường di chuyển một quãng đường dài. Di cư có thể theo 2 chiều (đi và về) hoặc di cư 1 chiều (chuyển hẳn đến nơi ở mới) .Di cư theo mùa phổ biến ở chim hơn so với ở các lớp động vật khác. 
Khi di cư,động vật trên cạn định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình. Chim bồ câu định hướng nhờ từ trường trái đất. Động vật sống ở dưới nuớc định hướng nhờ vào thành phần hóa học của nước và hướng dòng nước chảy 
Chim di cư 
5.Tập tính xã hội 
Là tập tính sống bầy đàn. Ong,kiến,mối,một số lòai cá,chim,voi,chó sói.sống theo bầy đàn. Dưới đây là vài tập tính xã hội 
a) Tập tính thứ bậc 
Trong mỗi đàn đều có phân chia thức bậc. 
Ví dụ: - Các đàn hươu,nai,khỉ,voi bao giờ cũng có con đầu đàn. Các con đầu đàn được xếp vị trí cao nhờ tính hung hăng và thắng trận trong các trận đấu với các con khác.Trong một đàn, các con đầu đàn giành quyền ưu tiên hơn về thức ăn và sinh sản. 
b) Tập tính vị tha 
Là tập tính hi sinh quyền lợi bản thân, thậm chí cả tính mạng vì lợi ích sinh tồn của bầy đàn 
Ví dụ :- Ong thợ lao động cần mẫn suốt cả cuộc đời chỉ để phục vụ cho sinh sản của ong chúa hoặc khi có kẻ đến phá tổ nó lăn xả vào chiến đấu và hi sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ tổ. 
VI - ỨNG DỤNG NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ TẬP TÍNH 
VÀO ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT 
Con người cũng có những tập tính bẩm sinh và tập tính học được giống như động vật. 
Tuy nhiên, do hệ thần kinh, vỏ não rất phát triển,thời gian sống dài nên thuận lợi cho việc học tập, hình thành nhiều tập tính mới phù hợp với xã hội lòai người. Rất nhiều tập tính chỉ có ở người mà không có ở động vật. 
Những ứng dụng về tập tính vào đời sống và sản xuất: 
 + Phục vụ giải trí: làm xiếc  
 + Bảo vệ mùa màng: sử dụng thiên địch bảo vệ cây trồng, nuôi côn trùng diệt sâu bệnh. 
 + An ninh: chó săn, chó đặc công, chó thám tử. 
Tập tính học được chỉ có ở người: 
 + Thấy đèn đỏ dừng lại. 
 + Ngủ dậy phải đánh răng, rửa mặt. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_lop_11_bai_32_phan_2_tap_tinh_o_dong_vat.ppt