Bài giảng Sinh lý tiêu hoá và hấp thu
KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU HOÁ
Khái niệm về sự tiêu hoá
Tiêu hoá là quá trình phân giải thức ăn từ miệng
đến ruột già nhằm biến đổi những hợp chất hữu cơ phức tạp của thức ăn thành những chất đơn giản nhất mà cơ thể có thể hấp thu và sử dụng được.
Chức năng chính của hệ tiêu hóa là tiếp nhận và biến đổi thức ăn để cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng, nước và điện giải. Để thực hiện được chức năng này, hệ tiêu hóa có các hoạt động chính sau:
- Hoạt động cơ học: nghiền, trộn, đẩy; là hoạt động chức năng của lớp cơ thành ống tiêu hóa, có tác dụng:
+ Nghiền nhỏ thức ăn làm tăng diện tích tiếp xúc giữa thức ăn với dịch tiêu hóa, nhờ đó tốc độ các phản ứng hóa học tiêu hóa thức ăn tăng lên.
+ Vận chuyển thức ăn dọc theo ống tiêu hóa.
- Hoạt động bài tiết: cung cấp dịch tiêu hóa chứa đựng các enzyme xúc tác các phản ứng hóa học tiêu hóa thức ăn. Đây là hoạt động chức năng của các tuyến tiêu hóa.
- Hoạt động hấp thu: đưa các sản phẩm tiêu hóa từ lòng ống tiêu hóa vào máu. Đây là hoạt động chức năng của các tế bào niêm mạc ống tiêu hóa.
ột * Điều hoà thần kinh - Khi cho ăn thấy dịch ruột tăng tiết , kích thích dây phế vị làm tăng tiết dịch ruột cả số lượng và chất lượng enzyme. - Nhờ tác động trực tiếp về cơ học và hoá học ở ruột gây bài tiết dịch ruột tự động , đoạn ruột nào chịu kích thích đoạn đó tiết dịch . Đám rối thần kinh Meisner tham gia điều tiết quá trình tự động này . * Điều hoà thể dịch Các hormone của ống tiêu hoá như scretin enterocrinin , duocrimin , pancreozimin , gostrin ... có tác dụng làm tăng tiết dịch ruột , morphin ức chế tiết dịch ruột . 5. TIÊU HOÁ Ở RUỘT GIÀ Ruột già là đoạn cuối của ống tiếu hóa, có chức năng hoàn tất quá trình tạo phân và đào thải phân khỏi ống tiêu hóa bằng một hoạt động cơ học đặc biệt gọi là đại tiện. Ruột già gồm 3 phần : manh tràng , kết tràng và trực tràng . - Manh tràng : ở động vật ăn cỏ coi như dạ dày thứ 2; ở động vật ăn thịt được gọi là ruột tịt . - Kết tràng : phát triển mạnh ở động vật ăn tạp - Trực tràng : cấu trúc phức tạp hấp thu nước tạo phân đặc thù ở từng loại đv ( phân dê lỏn nhỏn ) Ở ruột già diễn ra hai quá trình : quá trình tiêu hoá và quá trình lên men thối rữa . 5.1. Quá trình tiêu hoá ở ruột già : Ruột già không bài tiết các men tiêu hóa, chỉ bài tiết một ít chất nhầy bảo vệ niêm mạc. Dịch ruột già không có tác dụng tiêu hóa thức ăn. Trong chất dịch do đoạn đầu ruột già tiết ra cũng có các loại enzyme tương tự như ruột non, nhưng hàm lượng ít và hoạt động kém. - Ðộng vật ăn thịt: ruột già chủ yếu hấp thu và tạo phân. - Ðộng vật ăn cỏ và ăn tạp: Có sự tham gia của vi sinh vật Quá trình tiêu hóa ở ruột già n hờ enzyme ruột non và VSV ruột già + Điều kiện tượng tự dạ cỏ → vsv lên enzyme phân giải protein, xơ tạo glucose và aicd béo . T.ăn tiêu hóa chủ yếu ở ruột non, ruột già có nhưng ít và phụ thuộc loài : - Với chó : ít quan trọng ( r.non tiêu hóa hoàn toàn t.ăn ). T/d bài tiết phân - Với động vật ăn cỏ ( kể cả lợn ): + Ngựa : không có dạ cỏ → manh tràng được coi như dạ cỏ ( tiêu hóa 40-50% xơ và 39% protein). + Trâu , bò : 30% xơ , 31% protein + Lợn : 14% xơ , 12% protein Cùng với quá trình phân giải trong ruột già cũng có quá trình tổng hợp . - Tổng hợp protein vi sinh vật - Tổng hợp vitamin: vitamin K, B12 Giải thích tại sao phân thỏ , ngựa tốt hơn phân trâu bò và các động vật khác ? 5.2. Quá trình lên enzyme thối giữa ở ruột già VSV gây thối rữa protein → sản phẩm thối ( indol , phenol, scatol , cresol và các khí H 2 S, CO 2 , H 2 ) 1 phần theo phân ra ngoài , phần lớn đến gan khử độc gọi chung là Indical thải qua nước tiểu . → kiểm tra Indical nước tiểu → thăm dò chức năng khử độc của gan - Ở loài ăn thịt hiện tượng thối rữa thường lấn át hiện tượng lên men nên phân loài ăn thịt thối hơn loài ăn tạp và loài ăn cỏ - Sắc tố mật bilirubin và biliverdin khi chuyển tới ruột già sẽ chuyển thành sterco bilinogen tạo nên màu của phân 5.3. Vận động của ruột già Ruột già cũng có những hình thức vận động như ruột non nhưng yếu hơn , đoạn manh tràng và kết tràng còn có nhu động và nhu động ngược Nhu động: tương tự ở ruột non nhưng không mạnh, nó chỉ dồn chất chứa đựng trong ruột đi từng đoạn ngắn. Mỗi ngày chỉ có 1-2 đợt nhu động mạnh lan khắp cả khung ruột già, dồn các chất chứa đựng xuống trực tràng. Phản nhu động: khá mạnh, đặc biệt là ở đoạn đầu, vì thế thời gian tồn lưu của các chất trong ruột già khá dài. Hoạt động cơ học của ruột già được thực hiện tự động nhờ các kích thích tại chỗ. Tuy nhiên những kích thích của hệ thần kinh và cả những xúc cảm lớn cũng có thể ảnh hưởng đến nhu động của ruột già. 6. Sự hấp thu Chỉ khi nào các chất dinh dưỡng được phân giải thành các chất đơn giản thì cơ thể động vật mới hấp thu và sử dụng được , còn khi ở dạng phức tạp thì cơ thể không thể hấp thu và sử dụng được . - Thứ nhất : do kích thước của các tế bào nhỏ nên các chất có kích thước lớn hơn không đi qua được - Thứ hai : Các chất phức tạp khi vào cơ thể sẽ trở tha thành các chất lạ đối với cơ thể và bị bạch cầu thực bào 6.1. Cơ quan hấp thu Tất cả các đoạn của ống tiêu hoá ít nhiều đều có khả năng hấp thu . 6.1.1. Miệng Ở miệng sự hấp thu hạn chế vì thức ăn dừng lại ở đây ngắn , các chất được hấp thu chủ yếu là : rượu , dược chất ( ví dụ : trinitroglixerin ) 6.1.2. Dạ dày Tuy thức ăn ở dạ dày lâu nhưng sự hấp thu không đáng kể Dạ dày đơn hấp thu : rượu , glucose, acid amin chất điện giải (Na + , K + ...) nhưng tỷ lệ hấp thu không đáng kể . Dạ dày trước của loài nhai lại có sự hấp thu mạnh vì diện tích hấp thu rất lớn do có nhiều lá mỏng ( lá sách ). Các chất được hấp thu ở dạ dày trước : nước , acid béo bay hơi , glucose, amino acid, muối khoáng , đặc biệt là acid béo bay hơi được hấp thu một tỷ lệ khá lớn . Sự hấp thu ở dạ múi khế tương tự ở dạ dày đơn . 6.1.3. Ruột non Trong hoạt động tiêu hóa, vai trò hấp thu của ruột non xảy ra mạnh nhất so với các đọan ống tiêu hóa khác, vì ở đây hầu hết các chất dinh dưỡng đều được phân giải đến mức có thể hấp thu được. Thiết diện của nó lớn hơn gấp nhiều lần ở các bộ phận khác của cơ quan tiêu hoá do cấu trúc mô học của chúng (diện tích hấp thu có thể tăng gấp 200 lần) . Tất cả các chất dinh dưỡng đều được hấp thu ở ruột non: đường đơn , amino acid được hấp thu vào máu , các acid béo được hấp thu vào mạch bạch huyết . 6.1.4. Ruột già Sự hấp thu chất dinh dưỡng ở ruột già ít , vì phần lớn chất dinh dưỡng được hấp thu ở ruột non, ở ruột già có sự hấp thu acid béo bay hơi nước . Sự hấp thu nước ở đây rất mạnh , ở một số loài gia súc như dê , cừu , quá trình hấp thu nước xảy ra triệt để , nên phân tạo thành những viên rắn . Ruột già hấp thu nước bằng cơ chế tích cực với số lượng không hạn chế. Các rối loạn hấp thu nước ở ruột già có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón. Ví dụ: Khi đã có kích thích ở trực tràng nhưng không muốn đại tiện thì cơ thắt vân của hậu môn sẽ được điều khiển đóng chặt lại, không cho phân ra ngoài. Sau một vài đợt co bóp không hiệu quả, phân sẽ bị các phản nhu động dồn ngược lên đoạn ruột sigma (Lúc này nước sẽ tiếp tục bị hấp thu). Trực tràng thôi bị kích thích phản xạ đại tiện cũng mất. Sau một thời gian những nhu động mới lại dồn phân xuống trực tràng và lại gây phản xạ đại tiện. Nhịn đại tiện lâu ngày làm giảm phản xạ đại tiện, ít vận động thể lực làm giảm nhu động ruột già,. là các nguyên nhân gây táo bón. Ngược lại, chế độ ăn nhiều chất xơ kích thích ruột già làm tăng nhu động, thói quen đại tiện vào một giờ nhất định cũng như những bài tập thể dục làm vận động vòng bụng, gây ra những đợt nhu động mạnh, có tác dụng chống táo bón. Ruột già còn có khả năng hấp thu một số chất khác như glucose, acid amin, vitamin, thuốc ngủ, kháng sinh. 6.2. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng 6.2.1. Hấp thu protein Protein được hấp thu chủ yếu dưới dạng acid amin và một phần dưới dạng peptit đơn giản . Thời kỳ gia súc sơ sinh có khả năng hấp thu cả globulin nhờ khả năng ẩm bào của nhung mao . Các acid amin được hấp thu qua các lông ruột vào máu thông qua cơ chế vận tải tích cực rồi được vận chuyển tới gan . Trong sự hấp thu này rất cần sự có mặt của Na + và vitamin B6. Đa phần các protein được hấp thu nhờ chất tải, protein được hấp thu ở dạng a. amin- dipeptide và tripeptide, sự hấp thu peptide nhiều ở đọan tá tràng. Dipeptide, tripeptide vận chuyển qua niêm mạc nhanh hơn, khi dipeptide vào tế bào chất, tại đây chúng được tiếp tục phân cắt thành a.amin, sau đó mới được vận chuyển vào máu. 6.2.2. Hấp thu Glucid Glucid được phân giải dưới dạng glucose cá biệt gia súc non hấp thu đường lactose, các đường này sẽ được kết hợp với các vật tải và được vận chuyển tích cực đưa vào máu rồi được vận chuyển tới gan và một lượng nhỏ là theo đường bạch huyết . 6.2.3. Hấp thu lipid Lipid được hấp thu trong cơ thể chủ yếu dưới dạng acid béo và glyxerin . Các chất được hấp thu vào màng tế bào qua quá trình thẩm thấu , ở đây chúng được tái tổng hợp thành . Từ đó , các lipid được hình thành và được hấp thu vào đường bạch huyết là chủ yếu . Lipid được hấp thu chủ yếu ở dạng a.béo, monoglyceride, glycerol, sterol tự do. lipid được hấp thu bằng 2 đường: + 70% lipid theo đường bạch huyết đổ vào tĩnh mạch dưới đòn trái và vào tim. + 30% theo tĩnh mạch cửa. Acid béo + monoglyceride + muối mật hạt mixen (3-10nm) gắn với những cảm thụ quan đặc biệt nằm ở gốc nhung mao, sẽ được vận chuyển tích cực vào bào tương. Trong bào tương a.béo-monoglyceride tách ra, phần lớn được tái tổng hợp thành triglyceride và phospholipid, chúng được bao bọc trong một lớp protein tạo thành phân tử chylomicron có đường kính khoảng 100-200nm, chylomicron được hấp thu theo hệ bạch huyết 6.2.4. Hấp thu nước và muối khoáng - Nước được hấp thu bắt đầu từ dạ dày , hấp thu khá nhanh trong ruột non và hấp thu nhiều trong ruột già . Nước được hấp thu bằng cơ chế vận tải tích cực ở ruột già , còn ở ruột non nước hấp thu thụ động theo các chất hoà tan. - Muối khoáng được hấp thu chủ yếu ở ruột non, dưới dạng ion. những ion hoá trị thấp thì tốc độ hấp thu lớn hơn những ion hoá trị cao : K + > Na + > Ca ++ > Mg ++ ; Cl SO 4 -- PO 4 3- . 6.2.5. Hấp thu vitamin Hầu hết các vitamin được hấp thu dưới dạng tích cực và không cần sự biến đổi nào cả 6.3. Đường hấp thu các chất Các chất dinh dưỡng được hấp thu bằng hai con đường máu và bạch huyết . Đường máu : Các chất theo đường này gồm hầu hết các sản phẩm tiêu hoá và phân giải protein, lipid, glucid : aa, glucose, nước, muối khoáng, vitamin. Các chất dinh dưỡng sau khi hấp thu được đưa đến lớp tế bào thượng bì niêm mạc ruột, rồi vào mạch quản nhỏ đến lớn, đưa qua hệ thống tĩnh mạch gánh vào gan và nhập vào hệ tuần hoàn qua tĩnh mạch chủ dưới. Đường bạch huyết (c hủ yếu là acid béo và glycerin ): Có khoảng 7% acid béo ( những acid béo mạch dài có trên 12C) toàn bộ những hạt mỡ nhũ tương hoá và các vitamin tan trong dầu , mỡ (A, D, E, K) hấp thu qua thành ruột đưa vào mạch bạch huyết, vào ống bạch huyết và đổ vào tĩnh mạch của vòng tuần hoàn máu.
File đính kèm:
- bai_giang_sinh_ly_tieu_hoa_va_hap_thu.ppt